Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Quảng trường Hùng Vương - Một công trình kiến trúc đẹp, nhiều ý nghĩa

Nằm tọa lạc tại vị trí trung tâm hành chính tỉnh lỵ, thuộc Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, quảng trường Hùng Vương nổi bật lên là một công trình có kiến trúc đẹp, hoành tráng, mang nhiều ý nghĩa, được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận là địa điểm du lịch tiêu biểu của đồng bằng sông Cửu Long mà du khách gần xa mỗi dịp đến Bạc Liêu không thể bỏ qua. Đây là một trong những công trình văn hóa được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của tỉnh và được khánh thành nhân dịp chào mừng Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014.

Nằm tọa lạc tại vị trí trung tâm hành chính tỉnh lỵ, thuộc Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, quảng trường Hùng Vương nổi bật lên là một công trình có kiến trúc đẹp, hoành tráng, mang nhiều ý nghĩa, được Hiệp hội Du lịch ĐBSCL công nhận là địa điểm du lịch tiêu biểu của đồng bằng sông Cửu Long mà du khách gần xa mỗi dịp đến Bạc Liêu không thể bỏ qua. Đây là một trong những công trình văn hóa được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của tỉnh và được khánh thành nhân dịp chào mừng Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014.

Quảng trường có chiều dài 366m, rộng 111m, với tổng diện tích 38.554m2, được thiết kế theo tiêu chí thẩm mĩ cao, hiện đại; vừa là nơi tổ chức các sự kiện trọng đại, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, vừa là địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của tỉnh; toàn bộ sân quảng trường được lát bằng đá tự nhiên. Khu vực quảng trường bao gồm nhiều công trình kiến trúc: Cột cờ, biểu tượng văn hóa của tỉnh, sân phun nước nghệ thuật, biểu tượng 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, hệ thống cây xanh, biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình; tất cả các công trình được bố trí thành một quần thể kiến trúc hài hòa, có tính thẩm mỹ cao và độc đáo, tạo điểm nhấn cho không gian đô thị thành phố Bạc Liêu trẻ, đầy năng động.

Toàn cảnh quảng trường nhìn từ trên cao (ảnh sưu tầm trên internet)

Cột cờ: Được đặt tại vị trí trang trọng nhất của quảng trường, cột cờ cao hơn 20m đứng hiên ngang với lá cờ đỏ sao vàng - Quốc kỳ thiêng liêng của Tổ quốc. Tại đây, mỗi sáng thứ Hai của tuần đầu mỗi tháng, diễn ra lễ chào cờ thật thiêng liêng, với sự tham gia của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Nghi lễ Chào cờ của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh (ảnh sưu tầm trên internet)

Biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu (Cây đờn kìm cách điệu): Đây là hạng mục chính, nằm ở trung tâm quảng trường, có diện tích khoảng 5.000 m2, cao 18,6m, cây đàn được nâng đỡ 5 cánh sen nằm trong hồ nước hình ngôi sao 5 cánh cùng với hệ thống phun nước ở hồ sen và ánh sáng nghệ thuật tạo cho cây đàn kìm lung linh và hoành tráng. Vì thế, việc phối hợp hình khối của biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu với ánh sáng lung linh và hệ thống nhạc nước hiện đại xung quanh làm tăng nét thẩm mĩ trong tổng thể kiến trúc của Khu trung tâm hành chính tỉnh.

Biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu được thể hiện bởi cây đờn kìm và hoa sen cách điệu. Đờn kìm là một loại nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc của Nghệ thuật Đờn ca tài tử và là nhạc cụ mà cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã sử dụng để sáng tác ra Bản Dạ cổ hoài lang bất hủ. Hoa sen là Quốc hoa, hình ảnh cây đờn kìm đặt trên đóa sen (được cách điệu hóa) thể hiện nét văn hóa đặc sắc của Bạc Liêu nằm trong dòng chảy của nền văn hiến ngàn năm của dân tộc. Hoa sen nở rộ thể hiện sự trường tồn và phát triển của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ nói chung, của đặc trưng văn hóa vùng đất Bạc Liêu nói riêng. Công trình đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Cây Đờn kìm cách điệu lớn nhất Việt Nam”.

Biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu (cây đờn kìm cách điệu - ảnh sưu tầm trên internet)

Sân phun nước nghệ thuật: Sàn phun gồm 3 đoạn với 68 vòi phun cao từ 1,5 đến 3m. Số lượng vòi ứng với con số “Lộc phát” cầu mong sự phồn thịnh và phát triển không ngừng cho vùng đất này và cho du khách mỗi dịp đến với Bạc Liêu. Các vòi phun với những tia nước có độ cao thấp khác nhau theo 9 chương trình phun nước tạo nên yếu tố “động” cho quảng trường; hình thành nên những “vũ điệu nước” sống động thể hiện nhịp sống năng động và hiện đại của một thành phố trẻ miền biển.

Sân phun nước nghệ thuật được thiết kế để tạo nên điểm nhấn, tạo vẻ đẹp cho quảng trường trong các dịp tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh, diễu hành, mit-tinh, chào cờ, tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa và là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng.

Biểu tượng ba dân tộc: Gồm 3 khối tượng được tạo hình với nghệ thuật cách điệu hoá cao, vươn lên 9m. 3 khối tượng đan xen nhau tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó, chung sức chung lòng dựng xây và phát triển quê hương Bạc Liêu của cộng đồng 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.

Trên biểu tượng 3 dân tộc, có khắc các nhóm số, thể hiện những con số liên quan đến các mốc lịch sử, các sự kiện quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bạc Liêu. Gồm các chủ đề: “Sự kiện vùng đất Bạc Liêu”; “Lịch sử Đảng bộ tỉnh”; “Những trận đánh lớn”; “Sự kiện văn hóa tiêu biểu”; “Sự kiện kinh tế - xã hội tiêu biểu”...

Việc để ngỏ các con số, không có nội dung chú thích kèm theo nhằm khơi gợi sự quan tâm, chú ý tìm hiểu của khách tham quan. Các cơ quan tuyên truyền, cơ quan báo chí; đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, tình nguyện viên... là lực lượng chính để tuyên truyền, chuyển tải ý nghĩa của các con số nêu trên gắn liền với các sự kiện tiêu biểu đã được chọn lọc giới thiệu. Thông qua đó, giúp khách tham quan trong và ngoài tỉnh có những hiểu biết khái quát nhất về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

  Hệ thống cây xanh: Công trình hệ thống cây xanh khu vực quảng trường là điểm nhấn cho khu trung tâm hành chính tỉnh, góp phần đưa thành phố Bạc Liêu trở thành đô thị loại II vào năm 2014, thành phố Bạc Liêu “xanh - sạch - đẹp và văn minh”.

  Dọc 2 bên quảng trường trồng 2 hàng cây cổ thụ, tán lá rộng: Trồng xen kẽ cây Đa lộc vừng, biểu thị cho sự “đại lộc”, sự thịnh vượng của vùng đất Bạc Liêu; số lượng 54 cây biểu thị cho 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, còn trồng 39 cây Phượng Vĩ biểu thị cho 39 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (lấy dấu mốc 1975 - 2014 là năm khánh thành quảng trường). Xung quanh công trình Biểu tượng văn hóa tỉnh Bạc Liêu trồng các loại hoa tượng trưng cho 4 mùa (Huỳnh Anh vàng; Bông trang đỏ; Mai Vạn Phúc trắng; Hoa chiều tím).

Biểu tượng kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình: Phần hồ nước có diện tích 176 m2, trên hồ là 3 vòm cong liên kết với nhau, tượng trưng cho sự trùng trùng, điệp điệp, hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng Ninh Bình hòa quyện với cánh đồng ruộng muối trắng tinh đặc trưng của Bạc Liêu, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó keo sơn qua bao tháng năm không hề phai nhạt của 2 địa phương.

3 khối đá được lấy từ đá trân châu của tỉnh Ninh Bình thể hiện núi sông Ninh Bình và ruộng lúa Bạc Liêu. Chất liệu đá gợi lên ý niệm và liên tưởng về sự trường tồn, vĩnh cửu. Sự kết hợp 3 khối đá gợi nên câu thơ: “Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa 2 tỉnh kết nghĩa của 2 miền đất nước... Mặt sau của khối đá cao nhất khắc thông điệp về sự kiện kết nghĩa Bạc Liêu - Ninh Bình.

Có thể khẳng định, quảng trường Hùng Vương và các công trình văn hóa, nghệ thuật xung quanh như: Trung tâm triển lãm văn hóa - nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu (Nhà hát 3 Nón lá); Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; Tượng đài sự kiện Mậu Thân 1968 từ khi khánh thành đưa vào khai thác sử dụng đã tạo được điểm nhấn của một quần thể kiến trúc đẹp, hoành tráng và đầy ý nghĩa, góp phần tạo vẻ mỹ quan cho một đô thị trẻ đang phát triển, tạo dấu ấn khó quên đối với du khách gần xa khi đến Bạc Liêu./.

Bạc Liêu 1724 lượt xem

TRUNG HẬU

Nguồn : baclieu.gov.vn

Link liên kết

Khám Phá Bạc Liêu

Biển Bạc Liêu

Đang cập nhật

1758 lượt xem

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Từ tháng 1 đến tháng 12

1741 lượt xem

Sân chim Bạc Liêu

Tháng 5 đến tháng 10

1561 lượt xem

Nhà công tử Bạc Liêu

Từ tháng 1 đến tháng 12

1964 lượt xem

Nhà thờ Tắc Sậy

Từ tháng 1 đến tháng 12

1922 lượt xem

Vườn nhãn cổ

Tháng 4 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10

1551 lượt xem

Chùa Xiêm Cán

Đang cập nhật

1746 lượt xem

Khu du lịch nhà Mát

Từ tháng 1 đến tháng 12

1689 lượt xem

Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu

Từ tháng 1 đến tháng 12

1792 lượt xem

Tin tức nổi bật