Cột cờ Hà Nội - Biểu tượng của Thủ Đô

(HNMCT) - Cột cờ Hà Nội (Kỳ đài) là công trình quan trọng trong quần thể Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đã được UNESCO công nhận năm 2010.

Cột cờ Hà Nội là một bộ phận của kiến trúc thành Hà Nội, được vua Gia Long (triều Nguyễn) cho xây dựng từ năm 1805-1812, sau khi phá Hoàng thành Thăng Long cũ và xây dựng Bắc thành mới theo kiểu kiến trúc Vauban. Công trình nằm trên trục thần đạo, phía trước thành, ở chính giữa hai cửa Đông Nam và Tây Nam; hiện nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình). Ở Việt Nam, chỉ còn 4 công trình thành lũy nhà Nguyễn để lại có cột cờ, đó là: Kinh thành Huế, thành Hà Nội, thành Sơn Tây và thành Nam Định. 

Kiến trúc cột cờ Hà Nội có hai phần chính gồm đế và thân cột. Vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch, đá. Các tầng đế của tầng 1, 2 có hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau. Tầng 3 có bốn cửa, trừ cửa Bắc thì ba cửa còn lại đều đắp hai chữ Hán: Cửa Đông - Nghênh Húc (đón nắng ban mai), cửa Nam - Hướng Minh (hướng về ánh sáng), cửa Tây - Hồi Quang (ánh sáng phản hồi). Từ tầng 1 đến tầng 3 đều có cầu thang dẫn lên. Tầng 3 có thân cột cờ hình trụ gồm 8 cạnh thon dần lên phía trên, mỗi cạnh 2,13m với thân cao 18,2m. 

Trong thân cột có cầu thang xoáy trôn ốc gồm 54 bậc dẫn lên đỉnh; được rọi sáng và thông hơi bằng 39 ô cửa sổ hình hoa thị và 6 ô hình rẻ quạt. Những ô cửa này được đặt dọc các cạnh, mỗi cạnh có tới 5 - 6 cửa sổ. Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, cao 3,3m, có 8 cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến đỉnh lầu để cắm cán cờ. Toàn bộ cột cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ là 41,4m. Phần lầu này do người Pháp xây dựng thêm để làm đài quan sát sau khi họ phá thành Hà Nội vào năm 1894-1897 và giữ lại cột cờ cùng một số ít công trình khác. Tuy nhiên, phần xây thêm này có kiến trúc, công năng phù hợp nên được giữ đến ngày nay. 

Vào hồi 15h ngày 10-10-1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam độc lập được kéo lên đỉnh cột cờ và tung bay trên bầu trời Hà Nội. Hơn 200 năm qua, cột cờ Hà Nội là một chứng nhân cho những biến cố thăng trầm của Thủ đô. Và cũng hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng đã trở thành biểu tượng của một Hà Nội anh hùng, ngàn năm văn hiến. 

Hà Nội 822 lượt xem

ĐỨC ANH

Nguồn : Nhịp sống Hà Nội

Link liên kết

Khám Phá Hà Nội

Chùa Một Cột

Từ tháng 1 đến tháng 12

1674 lượt xem

Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác

tháng 9 đến tháng 3

1780 lượt xem

Hồ Gươm

Từ tháng 1 đến tháng 12

1430 lượt xem

Phố cổ Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1402 lượt xem

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Từ tháng 1 đến tháng 12

1541 lượt xem

Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1716 lượt xem

Chùa Trấn Quốc

Từ tháng 1 đến tháng 12

1363 lượt xem

Nhà Hát Lớn Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1439 lượt xem

Nhà tù Hỏa Lò

Từ tháng 1 đến tháng 12

1768 lượt xem

Hoàng thành Thăng Long

Từ tháng 1 đến tháng 12

1543 lượt xem

Cột cờ Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1452 lượt xem

Cầu Long Biên

Tháng 1 đến tháng 12

1438 lượt xem

Đền Quán Thánh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1449 lượt xem

Làng Hoa Mê Linh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1357 lượt xem

Nhà Thờ Hàm Long

Từ tháng 1 đến tháng 12

1404 lượt xem

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

2204 lượt xem

Hồ Tây

Tháng 1 - Tháng 12

440 lượt xem

Ga Hà Nội.

Tháng 1 - Tháng 12

493 lượt xem

Tin tức nổi bật