Không gian ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi cổ kính nhất tại Hà Nội

(CLO) Tọa lạc dưới chân núi Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội), chùa Thầy là một ngôi chùa cổ gần 1.000 năm tuổi mang với nét kiến trúc cổ kính nhất Hà Nội.

(CLO) Tọa lạc dưới chân núi Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội), chùa Thầy là một ngôi chùa cổ gần 1.000 năm tuổi mang với nét kiến trúc cổ kính nhất Hà Nội.

Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý và đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.

Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.

Hình ảnh không gian ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Hà Nội 

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 1

Phía trước chùa Thầy là sân rộng nhìn ra hồ Long Trì. Ở giữa hồ có thủy đình cổ kính, được ví như viên ngọc rực rỡ trong miệng rồng thiêng. Nơi đây thường trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước vào các ngày lễ hội.

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 2

Từ khoảng sân rộng, có hai cây cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều nối sang hai bên tạo thành hai râu rồng tạo nên không gian cổ kính.

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 3

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 4

Theo tìm hiểu, phần chính của chùa gồm 3 tòa nằm song song với nhau: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Tòa ngoài là nhà tiền tế hay chùa Hạ, tòa giữa là trung điện hay chùa Trung, tòa trong cùng là Thượng điện.

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 5

Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử, cũng là nơi giảng đạo của các nhà sư. Chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo, bày bàn thờ Phật, 2 bên có 2 tượng Hộ pháp, tượng Thiên Vương. Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất, tách biệt hẳn so với chùa Hạ và chùa Trung, là nơi đặt tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp (Tăng, Phật và Đế vương) của thiền sư Từ Đạo Hạnh.

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 6

Khu vực cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều ở chùa Thầy.

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 7

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 8

Chùa Thầy được thiết kế theo lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang nét đặc trưng của thế kỷ XVII. Từng chi tiết được chạm khắc tinh xảo trên mái, cột, cửa… đều thể hiện cái thần và văn hóa của triều đại nhà Lý cách đây gần một nghìn năm.

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 9

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 10

Với những giá trị về lịch sử và văn hóa, chùa Thầy được Nhà nước chính thức công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 11

Khu vực cổng sau tại chùa Thầy.

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 12

Các sư thầy cùng tăng ni Phật tử đang tụng lễ kinh pháp tại chùa Thầy.

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 13

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 14

Đặc biệt, trong chùa Thầy còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải.

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 15

khong gian ngoi chua gan 1000 nam tuoi co kinh nhat tai ha noi hinh 16

Lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm. Lễ hội chùa Thầy bao gồm hai phần, phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Hiện chùa còn lưu giữ các nghi lễ chính như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước…

 

Hà Nội 1178 lượt xem

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn : Công luận .VN

Link liên kết

Khám Phá Hà Nội

Chùa Một Cột

Từ tháng 1 đến tháng 12

1674 lượt xem

Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác

tháng 9 đến tháng 3

1780 lượt xem

Hồ Gươm

Từ tháng 1 đến tháng 12

1430 lượt xem

Phố cổ Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1402 lượt xem

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Từ tháng 1 đến tháng 12

1541 lượt xem

Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1716 lượt xem

Chùa Trấn Quốc

Từ tháng 1 đến tháng 12

1363 lượt xem

Nhà Hát Lớn Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1439 lượt xem

Nhà tù Hỏa Lò

Từ tháng 1 đến tháng 12

1768 lượt xem

Hoàng thành Thăng Long

Từ tháng 1 đến tháng 12

1543 lượt xem

Cột cờ Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1452 lượt xem

Cầu Long Biên

Tháng 1 đến tháng 12

1438 lượt xem

Đền Quán Thánh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1449 lượt xem

Làng Hoa Mê Linh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1357 lượt xem

Nhà Thờ Hàm Long

Từ tháng 1 đến tháng 12

1404 lượt xem

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

2204 lượt xem

Hồ Tây

Tháng 1 - Tháng 12

440 lượt xem

Ga Hà Nội.

Tháng 1 - Tháng 12

493 lượt xem

Tin tức nổi bật