Những hình thức lừa đảo liên quan đến du lịch bạn cần biết

Những hình thức lừa đảo liên quan đến du lịch bạn cần biết đang ngày càng nhiều và trở nên tinh vi hơn. Khám phá ngay những chiêu trò này ngay bên dưới để có cách phòng tránh hiệu quả.

Khi đi du lịch ở các địa điểm mới nhiều người dễ bị lừa hơn bởi do không quen thuộc phong tục địa phương và dễ bị đối tượng lừa đảo để ý. Dưới đây, 63 Stravel tổng hợp những hình thức lừa đảo liên quan đến du lịch bạn cần biết để có thêm thông tin bảo vệ bản thân trước những trò lừa đảo tinh vi. Cùng theo dõi nhé!

Những hình thức lừa đảo liên quan đến du lịch bạn cần biết

Chắc chắn những thông tin dưới đây sẽ hữu ích để bạn bảo vệ chính mình và người thân trước những mánh khóe lừa đảo du lịch. Tham khảo ngay nào!

Mạo danh công ty du lịch, đại lý bán vé máy bay

Đây là một trong những hình thức lừa đảo tinh vi trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam hiện nay. Đối tượng lừa đảo mạo danh các công ty du lịch, đại lý bán vé máy bay tạo ra các website, trang mạng xã hội với thiết kế tương tự như các hãng chính thức. Từ đó, quảng cáo các giá vé máy bay cực kỳ rẻ hoặc các tour du lịch trong nước, quốc tế với mức giá hấp dẫn hơn so với mặt bằng chung. Nếu bạn liên hệ đặt vé, đặt tour, sau khi thanh toán thành công đối tượng sẽ ngắt liên lạc ngay.

Mạo danh công ty du lịch hoặc đại lý bán vé máy bay lừa đảo kháchMạo danh công ty du lịch hoặc đại lý bán vé máy bay lừa đảo khách

Cách phòng tránh:

  • Tìm hiểu thông tin các gói du lịch, nên chọn đặt tour, đặt vé máy bay tại các công ty uy tín hoặc qua ứng dụng du lịch.

  • Để yên tâm có thể yêu cầu bên đối tác cho xem chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động kinh doanh… của công ty.

  • Thật cảnh giác với những lời mời mua gói du lịch với giá rẻ hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung.

  • Cần biết cách nhận biết các website giả mạo, thường thì các website giả mạo sẽ có đuôi như: .cc, .xyz, .tk…

  • Ưu tiên lựa chọn các fanpage du lịch có dấu tích xanh.

  • Xác định lại thông tin đặt vé máy bay, vé tour du lịch để kịp thời phát hiện dấu hiệu lừa đảo để có hướng giải quyết kịp thời.

Lừa tiền đặt cọc phòng khách sạn

Trường hợp này đã có rất nhiều du khách trở thành nạn nhân chính. Kẻ gian sử dụng hình ảnh các khách sạn, villa đẹp mắt và đăng tải lên Fanpage để có lượt tương tác cao. Sau khi có “con mồi” hỏi về thông tin giá cả, đối tượng sẽ cung cấp mức giá thấp hơn thị trường, đồng thời yêu cầu khách đặt cọc trước 50% giá để giữ phòng. Sau khi chuyển tiền xong, kẻ gian sẽ ngay lập tức chặn liên lạc và biến mất.

Lừa tiền đặt cọc phòng khách sạn của du khách

Lừa tiền đặt cọc phòng khách sạn của du khách

Cách phòng tránh: Thận trọng với những yêu cầu đặt cọc giữ phòng, nếu có thẻ nên giao dịch trực tiếp tại nơi đặt chỗ ở thay vì trả tiền online hoặc hẹn tại quán cà phê, nhà hàng… Ưu tiên đặt phòng khách sạn trên các website, công ty hoặc trang Facebook uy tín.

Tài xế lừa đảo

Khi di chuyển bằng phương tiện taxi, xe ôm… Nhiều du khách đã trở thành nạn nhân chính khi bị chính tài xế lợi dụng nhằm báo giá cao. Các trường hợp lừa đảo có thể là báo đồng hồ tính tiền bị hỏng, lừa chở khách đi đường vòng để tăng giá…. Đây được coi là thủ đoạn móc túi tinh vi mà du khách nên thật cảnh giác.

Tài xế lừa đảo, chặt chém giá dịch vụ cao

Tài xế lừa đảo, chặt chém giá dịch vụ cao

Cách phòng tránh: Hạn chế bắt taxi trên đường. Nên thuê taxi được cấp phép chính thức. Sử dụng Google Map để bắt xe lái đúng đường, hạn chế tiền phí tăng cao.

Tạo tai nạn giả

Một trong những hình thức lừa đảo liên quan đến du lịch bạn cần biết chính là tạo tai nạn giả. Đối tượng sẽ giả mạo là người bị thương tật, bị tai nạn để móc túi hoặc chiếm được lòng thương hại của du khách để moi tiền.

Tạo tai nạn giả lấy lòng thương và chiếm tài sản du khách

Tạo tai nạn giả lấy lòng thương và chiếm tài sản du khách

Cách phòng tránh: Tự bảo vệ tài sản giá trị của bản thân để tránh bị đối tượng xấu chú ý. Trong trường hợp bị móc túi, cướp giật hãy liên hệ ngay với cảnh sát địa phương để được hỗ trợ lấy lại tài sản.

Tiền giả

Bạn có nhu cầu đổi tiền khi đi du lịch hoặc mua đồ dùng, hàng hoá và tìm đến các cửa hàng đổi tiền có tỷ giá cao. Điều này cũng có nguy cơ rơi vào nơi đổi tiền giả khiến bạn “tiền mất tật mang”. Nếu không thực sự cảnh giác, chắc chắn bạn sẽ nhận lại tiền giả lúc nào không hay biết.

Sản xuất tiền giả để lừa du khách

Sản xuất tiền giả để lừa du khách

Cách phòng tránh: Tìm hiểu các cách nhận biết tiền giả để tránh bị lừa. Hiện nay, nhiều địa điểm cho phép sử dụng thẻ ATM để thanh toán hoặc chuyển khoản online. Bạn có thể sử dụng 02 cách này thay vì trả tiền mặt để tránh bị lừa đảo trong chuyến đi.

Bán đồ giả, hàng nhái

Các cửa hàng dù bày bán đồ thời trang, ví da hàng cao cấp nhưng khi trả tiền xong lại nhận về món hàng kém chất lượng. Điều này có khả năng sản phẩm là hàng giả từ đầu hoặc người bán hàng hóa đổi hàng hóa trong quá trình gói hàng.

Bán đồ giả, hàng nhái kém chất lượng mà giá cao

Bán đồ giả, hàng nhái kém chất lượng mà giá cao

Cách phòng tránh: Không nên mua hàng thời trang cao cấp, đồ cổ tại các cửa hàng rong, các cửa hàng có vẻ ngoài mờ ám. Chỉ nên mua hàng hóa tại các đại lý hoặc cửa hàng uy tín để đảm bảo sản phẩm tốt, đúng giá tiền.

Người lạ yêu cầu giúp đỡ

Một người lạ tiếp cận bạn muốn chụp giúp ảnh cho mình hoặc muốn giúp đỡ một điều gì đó. Đôi lúc đây là một hình thức lừa đảo tinh vi mà khi bạn không cảnh giác có thể bị cướp tài sản ví, móc túi hoặc bị chiếm đoạt điện thoại lúc nào không hay biết.

Giả người lạ yêu cầu giúp đỡ để đánh cắp tài sản du khách

Giả người lạ yêu cầu giúp đỡ để đánh cắp tài sản du khách

Cách phòng tránh: Không tin vào người lạ. Thật cảnh giác khi có bất kỳ ai đó tiếp cận mình với mục đích bất kỳ. Nếu có vấn đề liên quan mất tài sản cần báo ngay với cảnh sát địa phương để được hỗ trợ.

Quà tặng 0 đồng

Những người mặc đồ tu sĩ mang các vòng tay tặng cho bạn hoặc một phụ nữ tặng hoa cho bạn. Bạn nghĩ là mình được tặng quà và nói lời cảm ơn mà thôi. Nhưng không, họ không những tặng quà mà còn muốn đòi tiền. Nếu bạn không trả sau khi nhận đồ họ sẽ làm loạn lên.

Quà tặng 0 đồng nhưng vấn tính tiền

Quà tặng 0 đồng nhưng vấn tính tiền

Cách phòng tránh: Tuyệt đối không nhận đồ, quà tặng từ bất kỳ ai khi đi du lịch. Nếu thích món đồ đó, hãy tìm đến cửa hàng uy tín để có thể sở hữu với mức giá hợp lý.

Bài viết vừa tổng hợp những hình thức lừa đảo liên quan đến du lịch bạn cần biết và cách phòng tránh hiệu quả. Mặc dù du lịch là để giải trí, thư giãn nhưng bạn cũng không nên quá lơ là. Hãy thật cảnh giác với các hình thức lừa đảo du lịch nhằm bảo vệ bản thân và bạn bè, đồng thời có chuyến đi được trọn vẹn hơn nhé!

Hà Nội 1133 lượt xem

63 Stravel

Nguồn :

Link liên kết

Khám Phá Hà Nội

Chùa Một Cột

Từ tháng 1 đến tháng 12

1679 lượt xem

Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác

tháng 9 đến tháng 3

1789 lượt xem

Hồ Gươm

Từ tháng 1 đến tháng 12

1438 lượt xem

Phố cổ Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1407 lượt xem

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Từ tháng 1 đến tháng 12

1549 lượt xem

Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1722 lượt xem

Chùa Trấn Quốc

Từ tháng 1 đến tháng 12

1370 lượt xem

Nhà Hát Lớn Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1445 lượt xem

Nhà tù Hỏa Lò

Từ tháng 1 đến tháng 12

1773 lượt xem

Hoàng thành Thăng Long

Từ tháng 1 đến tháng 12

1550 lượt xem

Cột cờ Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1459 lượt xem

Cầu Long Biên

Tháng 1 đến tháng 12

1448 lượt xem

Đền Quán Thánh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1453 lượt xem

Làng Hoa Mê Linh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1362 lượt xem

Nhà Thờ Hàm Long

Từ tháng 1 đến tháng 12

1409 lượt xem

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

2209 lượt xem

Hồ Tây

Tháng 1 - Tháng 12

448 lượt xem

Ga Hà Nội.

Tháng 1 - Tháng 12

503 lượt xem

Tin tức nổi bật