Có rất nhiều những làng nghề truyền thống ở Hà Nội trải qua bao thăng trầm vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Khám phá bài viết để hiểu hơn về từng làng nghề với nét đẹp văn hoá riêng biệt nhé!
Hà Nội được biết đến với bề dày văn hoá – lịch sử, các địa danh nổi tiếng… Hơn thế nữa, những làng nghề truyền thống với hơn trăm năm lịch sử đã nuôi lớn bao người dân ở mảnh đất Hà Thành này. Trong bài viết sau, hãy cùng 63Stravel ghé thăm 8+ làng nghề truyền thống ở Hà Nội nổi tiếng này nhé!
Top 8+ làng nghề truyền thống ở Hà Nội hấp dẫn nhiều du khách
Ghé thăm Thủ đô Hà Nội bạn đừng quên đặt chân đến những làng nghề truyền thống nổi tiếng nơi đây nhé! Chắc chắn những điểm đến này sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên nhất.
Làng gốm Bát Tràng
Đây là một trong những làng nghề truyền thống ở Hà Nội có niên đại lâu đời nhất – hơn 500 năm tuổi. Làng gốm Bát Tràng không chỉ quen thuộc với những người con gốc Hà Thành, mà còn nổi tiếng khắp cả nước bởi sản phẩm quá đỗi đẹp, chất lượng. Những nghệ nhân, thợ gốm lành nghề đều không ngừng sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm gốm tốt nhất như bình hoa, bát, ấm trà, đồ trang trí bằng gốm… Nhờ sự tỉ mỉ mà sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, được người tiêu dùng trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Làng gốm Bát Tràng 500 tuổi - điểm tham quan thú vị ở Hà Nội
Làng thêu Quất Động
Đây là làng thêu tay có lịch sử lâu đời đang thu hút nhiều du khách gần xa ghé đến tham quan. Nghề thêu tay đòi hỏi người thêu phải có kỹ thuật, sự tinh tế và khiếu thẩm mỹ cao. Thông qua những vải ren, lụa, vải voan để tạo nên những bức tranh thêu độc đáo nhất.
Làng nghề thêu Quất Động 'dệt' lên những bức tranh quê
Sản phẩm của làng Quất Động tạo ra đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như may mặc, làm rèm cửa, bình phong, làm tranh treo tường… Với hoạ tiết quen thuộc như hạc, mai, tùng, cúc, hoa mẫu đơn hay những con vật như: gà, vịt… Đây chính là những tuyệt tác ấn tượng được nhiều khách hàng yêu thích và đánh giá cao.
Làng lụa Vạn Phúc
Ngoài 02 làng nghề truyền thống ở Hà Nội kể trên thì làng lụa Vạn Phúc cũng nổi tiếng không kém. Nơi đây được nhiều người biết đến không chỉ qua thơ ca mà còn từng được đạo diễn Lưu Huỳnh ghi dấu ấn trong bộ phim Áo Lụa Hà Đông.
Làng lụa Vạn Phúc - làng nghề truyền thống dệt lụa nghìn năm
Để tạo nên những tấm vải lụa mịn, trơn và đẹp thì người dân trong làng phải tự trồng dâu – nuôi tằm – kết kén và dệt lụa. Từ sự tỉ mỉ và có kinh nghiệm mà những dải lụa mềm mại đã ra đời. Dùng lụa Vạn Phúc bạn có thể may thành áo dài, áo yếm, làm khăn lụa, làm quà tặng… đều rất sang trọng và được người người đón nhận.
>> Tham khảo thêm: Danh sách 20+ di tích lịch sử tại Hà Nội nổi tiếng đáng để bạn ghé thăm
Làng nghề làm nón lá Chuông
Làng nghề nón lá Chuông hay còn được biết đến là làng nón lá Thanh Oai. Với hơn 300 năm nổi tiếng với những chiếc nón lá duyên dáng, tinh xảo giúp người phụ nữ Việt Nam trông tự tin và thướt tha hơn. Đến tham quan làng làm nón lá Chuông bạn như lạc vào thế giới của những chiếc nón. Từ những ngôi nhà cho đến xưởng sản xuất nhỏ cũng tạo nên quan cảnh ấn tượng, những không gian xinh đẹp mà bạn sẽ khó tìm thấy ở bất kỳ đâu.
Làng nón Chuông Hà Nội - Nét đẹp làng nghề truyền thống Việt
Làm lồng chim Canh Hoạch
Với sự bền bỉ, vẻ ngoài sang trọng, bắt mắt cùng nhiều kiểu dáng và kích cỡ mà lồng chim tại làng Canh Hoạch luôn thu hút đông đảo du khách từ trong nước đến nước ngoài tìm tới mua. Với mức giá chỉ từ 500.000 – 1.500.000 đồng bạn có thể sở hữu ngay một chiếc lồng chim xinh xắn để nuôi chim chóc hoặc làm quà tặng. Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Thủ đô, bạn đừng quên ghé đến làng làm lồng chim Canh Hoạch để tự chiêm ngưỡng và “tậu” ngay một sản phẩm yêu thích nhé!
Độc đáo nghề làm lồng chim ở Canh Hoạch
Làng hương Quảng Phú Cầu
Làng hương Quảng Phú Cầu cũng là một trong những làng nghề truyền thống ở Hà Nội được nhiều người biết đến. Nổi tiếng nhất ở đây chính là hương đen Xà Cầu. Để làm ra những cây hương thơm, có màu sắc riêng biệt cần trải qua khá nhiều công đoạn thủ công đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Hương tại làng Quảng Phú Cầu không chỉ được sử dụng cho mục đích thiêng liêng nơi chùa, đình, miếu… mà còn được nhà nhà trong nước và quốc tế yêu thích sử dụng.
Giới trẻ đổ xô check-in làng hương Quảng Phú Cầu ở Hà Nội
>> Đọc thêm: [Cập nhật mới nhất] Danh sách 23+ điểm du lịch tại Hà Nội được yêu thích nhất
Làng rối nước Đào Thục
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật truyền thống đã tồn tại từ rất lâu và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Từ thời vua Lê, loại hình nghệ thuật này đã được ông Nguyễn Đăng Vinh (chính là ông tổ của nghề múa rối nước) tiến cận, gìn giữ và lưu truyền lại cho con cháu qua nhiều thế hệ.
Làng rối nước Đào Thục - nơi lưu giữ ký ức dân tộc
Hiện tại, làng múa rối nước Đào Thục có khoảng 20 người giữ chức phận khác nhau như: Trưởng phố, nhạc công chơi đàn, nhị, sáo, diễn viên điều khiển con rối… Cùng đó là các nghệ nhân cao tuổi. Hình ảnh những con rối nước với nhiều hình tượng nhân vật khác nhau đã trở thành hình ảnh đẹp của Việt Nam mà nhiều bạn bè quốc tế đang rất muốn tìm hiểu.
Làng làm quạt Chàng Sơn
Làng làm quạt Chàng Sơn cũng là một trong những làng nghề thủ công tại Hà Thành được nhiều du khách yêu thích khám phá. Với hơn 100 năm tuổi đời, làng nghề không chỉ giúp người dân có công việc và thu nhập ổn định mà còn mang giá trị văn hoá dân tộc sâu sắc.
Làng quạt Chàng Sơn - Làng nghề thổi hồn cho quạt giấy
Từ những nguyên liệu cơ bản như: tre, giấy, vải cùng bàn tay khéo léo của những nghệ nhân có tài hoa đã cho ra đời những chiếc quạt với những họa tiết và màu sắc khác nhau. Nếu đến làng Chàng Sơn du lịch, bạn đừng quên tìm hiểu quy trình làm quạt và mua những sản phẩm này về làm quà, trang trí nhé!
Trên đây là 8+ làng nghề truyền thống ở Hà Nội có lịch sử hàng trăm năm nhưng vẫn còn gìn giữ giá trị cho đến ngày nay. Mỗi làng nghề đều có những nét văn hoá độc đáo riêng, sự sáng tạo và tài hoa của người dân Hà Thành. Đừng quên lưu lại các địa điểm và khi có dịp ghé thăm Hà Nội bạn có thể tìm đến nhé!
Hà Nội
1091 lượt xem
Ngày cập nhật
: 12/07/2024
63 Stravel