Đền Dẻ Đoóng

Đền Dẻ Đoóng

Đền Dẻ Đoóng còn gọi là đền Giang Động, tọa lạc ngay trên vùng đất của làng Dẻ Đoóng, xã Hồng Việt (Hòa An). Đây là ngôi đền nguyên bản thờ thần đá theo quan niệm tín ngưỡng dân gian “vạn vật linh thiêng” của dân tộc Tày, Nùng Cao Bằng, về sau có thêm chức năng thờ phật, thờ mẫu. Đây là một trong những ngôi đền thiêng được nhân dân địa phương và khách lữ hành ngưỡng vọng, cầu cúng, chiêm bái. Tương truyền rằng, xưa kia có một chàng trai nghèo làm nghề đánh cá cần cù, tần tảo ven sông để kiếm sống. Chàng là người có hiếu với cha mẹ, sống chan hòa, khiêm nhường với mọi người trong xóm, được bà con quý mến. Đến ngày giỗ cha, chàng đi ra sông quăng chài với hy vọng sẽ được một mẻ cá để về làm giỗ, nhưng quăng mãi mà không được con cá nào. Lúc nào kéo chài lên cũng chỉ có hòn đá hình hai người; thấy lạ chàng chắp tay cầu khấn: “Nếu là thần thánh, xin cho một mẻ cá về giỗ cha”. Quả nhiên, ngay sau đó, chàng quăng được một mẻ cá đầy. Thấy linh nghiệm, chàng trai lấy hòn đá về lập miếu thờ ở Vò Ban. Vào một đêm mưa to, gió lớn, miếu thờ bị tốc mái, một gắp gianh bay sang đồi Riệt Rì, từ đó nhân dân đã dựng miếu thờ tại đấy. Nhưng đây là địa điểm xa dân cư, đường đi lại khó khăn, xung quanh miếu chật hẹp, không đáp ứng nhu cầu tế lễ đông người nên dân bản đã dựng ngôi đền tại làng Dẻ Đoóng và rước hòn đá thần về thờ. Đến thời nhà Lê, nhà Mạc, đền Dẻ Đoóng được tu sửa lại và đưa tượng phật, tượng mẫu vào ban thờ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, ngôi đền mai một và được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, tạo nên diện mạo mới cho đến ngày nay. Tổng thể kiến trúc của đền Dẻ Đoóng theo hình chữ “đinh”, gồm ba gian chạy dọc, mái lợp ngói máng, tường xây bằng gạch địa phương. Trên các bức tường ngăn có trang trí họa tiết mây cuộn rồng bay, hoa lá…, mỗi gian đều có kiểu họa tiết và bố trí theo phong cách riêng. Gian ngoài cùng hay còn gọi là gian chính điện, gian đại bái. Gian này không đặt tượng, trên quá giang có trang trí khắc họa cảnh sơn thủy hữu tình. Hai bên sảnh có vẽ hai tướng quân hùng dũng đứng nghiêm canh gác với hai con ngựa chiến. Chính giữa gian đặt bệ thờ và bát hương, phía bên phải có treo một chuông đồng nhỏ. Hai bên vách tường bên ngoài còn vẽ hai con ngựa cao lớn, trên ngực chúng có ghi hai chữ “đại mã” bằng chữ Hán. Đây là gian chủ yếu dành cho nhân dân địa phương và du khách đến thắp hương cầu tự. Gian giữa hay còn gọi là gian trung đường, diện tích khoảng 21,5 m2. Trên quá giang có khắc hai con rồng chầu trăng, thể hiện nội dung đặc tả: lưỡng long chầu nguyệt, rồng cuộn mây. Chính giữa gian có 3 pho tượng quan ông, các quan ông đều đội mũ cánh chuồn, tay cầm cuốn kinh thư giảng đạo. Vách tường bên trái là bệ thờ các pho tượng có hình dáng đang ngồi thiền, vách bên phải có các pho tượng phật, tượng Phật bà Quan Âm có kích thước nhỏ từ 20 - 60 cm. Gian trong cùng hay còn gọi là gian chính điện hoặc hậu cung có diện tích khoảng 20,44 m2. Đây là gian dùng để cúng tế với các lễ thức trang trọng, uy nghiêm. Bức tường chính giữa xem như bức nền được trang trí hoa văn nhỏ, hoa lan và mây cuốn. Trong gian này đặt 3 bệ tượng 3 bậc, bậc cao nhất và bậc thứ 2 là hệ thống tượng Phật Thích ca mâu ni, bố trí mỗi bậc có 3 pho tượng ngồi trên đài sen. Giữa bệ thứ 2 bố trí pho tượng ngồi có nhiều tay, nhỏ hơn các pho tượng khác. Bệ thứ 3 là tượng thần Di Lặc, biểu tượng thần tài và có đặt bát hương, lọ hoa cạnh đó. Phía bên trái bệ thờ có đặt tượng Đường Tăng ở giữa và tượng thần thiện, ác hai bên. Bên vách tường bên trái đặt ngai thờ hòn đá thần và bát hương cúng tế. Vách tường phía bên phải có 3 pho tượng quan ông và bát hương cầu may. Lễ hội đền Dẻ Đoóng được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo nhân dân khắp nơi về trẩy hội, cầu phúc, cầu tài, cầu lộc, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống dân gian, tưng bừng náo nhiệt ngày xuân. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ngôi đền đã chứng kiến các hoạt động của Đảng bộ Cao Bằng, nhiều chiến sĩ cách mạng đã qua đây nương nhờ cửa đền và bàn bạc việc nước. Ngày 15/6/1945, nơi đây tổ chức mít tinh chào mừng thành lập chính quyền cách mạng của tỉnh. Đền Dẻ Đoóng được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ngày 4/11/2008. Nguồn Bộ văn hóa, thể thao và du lịch .

Cao Bằng 162 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Cao Bằng

Thành Nhà Mạc Ở Cao Bằng (Thành Nà Lữ, Thành Bản Phủ, Thành Phục Hòa)

Cao Bằng 2239

Di tích cấp quốc gia

Di tích Rừng Trần Hưng Đạo

Cao Bằng 1212

Di tích quốc gia đặc biệt

Quần thể di tích chuông chùa Đà Quận, Chùa Viên Minh, Đền Quán Triều

Cao Bằng 1184

Di tích cấp tỉnh

Khu Di Tích Lịch Sử Chiến Thắng Đông Khê

Cao Bằng 1177

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích Hoàng Đình Giong

Cao Bằng 1158

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Kim Đồng

Cao Bằng 1158

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua Lê

Cao Bằng 1128

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng

Cao Bằng 1120

Di tích cấp quốc gia

Đền Kỳ Sầm

Cao Bằng 1091

Di tích cấp quốc gia

KHU DI TÍCH PÁC BÓ

Cao Bằng 1060

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật