Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền Quan Thánh

Đền Quan Thánh

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Quan Thánh tọa lạc dưới chân núi Phja Phủ, tổ 2, thị trấn Trùng Khánh (Trùng Khánh). Di tích gắn với lễ hội đền Quan Thánh (hay còn gọi là lễ hội phố Co Sầu) được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng 2 âm lịch. Đền Quan Thánh khởi nguyên thờ thần núi Phja Phủ với quan niệm cầu mong thần linh che chở, bảo vệ cho nhân dân trước thiên tai. Hiện nay, trên vách núi Phja Phủ sau đền còn khắc dòng chữ Hán được phiên âm “Quan Sơn vệ dân” (tạm dịch là núi bảo vệ nhân dân). Theo lịch sử ghi lại, năm 1868, Ngô Côn - giặc “cờ vàng” từ bên kia biên giới tràn sang cướp phá, giết hại dân lành ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, trong đó có khu vực Trùng Khánh. Để đối phó với bọn giặc, nhiều thanh niên trai tráng có sức khỏe trong vùng tập hợp lại, chọn miếu Phja Phủ làm nơi tập luyện ra quân. Tương truyền, vào một đêm có một quả cầu lửa to bay qua phố Co Sầu và rơi xuống trước cửa miếu Phja Phủ đúng vào dịp các tráng sĩ đi dẹp giặc “cờ vàng” chiến thắng trở về. Nhân dân thấy vậy cho rằng miếu linh thiêng nên cùng nhau đóng góp công sức, tiền của sửa sang lại miếu thờ để ghi nhớ công lao của các tráng sĩ anh dũng chiến đấu chống lại giặc. Đồng thời, đưa tượng Quan Vân Trường (Quan Vũ, Quan Công), một vị tướng thời kỳ Đông Hán vào thời Tam Quốc có công lớn trong việc thành lập nhà Thục Hán vào thờ. Theo quan niệm người Việt, thờ Quan Công là do cảm phục và ngưỡng mộ đức tính trung hiền, trượng nghĩa của ông và tin rằng khi thờ Quan Công sẽ đem lại vận khí tốt, tránh được những điều không may mắn. Từ đó đến nay, ngôi miếu có tên đền Quan Thánh. Ngoài thờ Quan Công, Sơn Thần, Bách Linh, Phật Bà Quan Âm, trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, đền Quan Thánh còn là nơi sơ tán của nhân dân địa phương và tổ chức các lớp bình dân học vụ. Di tích có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống yêu nước. Hiện nay, chưa có tư liệu nào khẳng định niên đại xây dựng đền Quan Thánh. Tuy nhiên, dựa vào niên đại khắc trên tấm bia đá trước gian hậu cung cho thấy đền được trùng tu vào năm Thành Thái thứ 6, Giáp Ngọ (tức năm 1894). Trải qua những biến cố, thăng trầm lịch sử, đền nhiều lần bị tàn phá và xây dựng lại. Đến nay, nhiều hạng mục trong di tích đền Quan Thánh được trùng tu, sửa sang, tạo diện mạo khá khang trang nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, thâm nghiêm. Ngôi đền được xây bằng gạch, mái lợp ngói máng, kết cấu kèo bằng gỗ theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, trước có tiền đường, sau là hậu cung. Nối tiền đường và hậu cung là một khoảng sân. Gian tiền đường có kiến trúc nhà cấp 4, kèo gỗ, mái lợp ngói máng, tường xây gạch, nền lát gạch vuông màu nâu. Ở gian giữa tiền đường có một ban thờ, trên ban thờ có một bát hương bằng đá, khắc một số chữ Hán. Phía trên ban thờ có treo đôi lọng vải màu vàng. Qua gian tiền đường bước lên 4 bậc là tới khoảng sân dài hơn 9 m, rộng 64 m lát gạch vuông màu sẫm, chính là không gian ngăn cách giữa tiền đường và hậu cung, tạo cho quang cảnh ngôi đền thêm thoáng đãng nhưng vẫn giữ được sự tĩnh mịch, thâm nghiêm. Gian hậu cung được chia làm 3 khoang là nơi thờ Quan Vân Trường, Quan Âm, Bách Linh và Sơn Thần. Khoang giữa có bệ thờ tam cấp, trên cùng chính giữa là tượng Quan Vân Trường ngồi trên ngai. Phía trái thờ Quan Âm, phía phải là bệ thờ thần Bách Linh. Khoang trái là nơi thờ Sơn Thần được ngăn cách bởi bức trướng bằng gạch có 2 cửa ngách làm bằng gỗ. Khoang phải dùng làm lối lên thắp hương, đồng thời, đây còn là cửa thông ra phía sau để lên hang Phja Phủ. Di tích lịch sử văn hóa đền Quan Thánh được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 2268/Quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh ngày 30/12/2014 của Uỷ Ban nhân dân tỉnh. Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng .

Cao Bằng 637 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Cao Bằng

Thành Nhà Mạc Ở Cao Bằng (Thành Nà Lữ, Thành Bản Phủ, Thành Phục Hòa)

Cao Bằng 3262

Di tích cấp quốc gia

Di tích Rừng Trần Hưng Đạo

Cao Bằng 1769

Di tích quốc gia đặc biệt

Quần thể di tích chuông chùa Đà Quận, Chùa Viên Minh, Đền Quán Triều

Cao Bằng 1744

Di tích cấp tỉnh

Khu di tích lịch sử Kim Đồng

Cao Bằng 1679

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Lịch Sử Chiến Thắng Đông Khê

Cao Bằng 1678

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích Hoàng Đình Giong

Cao Bằng 1625

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua Lê

Cao Bằng 1622

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng

Cao Bằng 1621

Di tích cấp quốc gia

Đền Kỳ Sầm

Cao Bằng 1604

Di tích cấp quốc gia

KHU DI TÍCH PÁC BÓ

Cao Bằng 1512

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật