Nghè Chùa thôn Gia Cốc

Nghè Chùa thôn Gia Cốc

Cụm di tích Nghè chùa Gia Cốc nằm trên khu đất bằng phẳng, cao ráo, chạy từ phía Tây Bắc sang Đông Nam, thuộc thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Theo bản thần tích chữ Hán do quan Thượng thư Bộ lễ Nguyễn Hiền theo lệnh vua sao lục bản chính vào năm Thuận Thiên tam niên bát nguyệt sơ tam nhật (3/8/1430) còn lưu lại tại di tích cho biết, xưa kia cụm di tích nghè và chùa Gia Cốc (hiện cụm di tích nằm ở thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) tọa lạc trên một khu đất có cảnh đẹp lạ thường, chạy từ Tây Bắc sang Đông Nam, phía trước có đống rùa vàng làm án; đằng sau nước triều hội tụ, bên tả có rồng, bên hữu có hổ chầu, phía sau có voi phục. Hiện nay, tuy phong cảnh của cụm di tích có thay đổi nhiều, song vẫn giữ được nhiều đặc điểm từ thuở xa xưa. Và theo quan niệm của dân gian, nhánh sông Neo chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam thôn Gia Cốc chính là hình ảnh của con rồng. Nhiều gò đống ở phía trước di tích chính là dấu vết của rùa vàng và hổ phục. Các nguồn tài liệu sử sách cho biết, vào thời Lý, thôn Gia Cốc gọi là trang Gia Cốc. Sau đổi thành xã Gia Cốc, tổng Phú Mễ, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Sau Cách mạng tháng 8/1945 đổi thành thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương như hiện nay. Cụm di tích nghè và chùa Gia Cốc gắn liền với tên tuổi một vị quan Thái sư thời Lý tên là Lê Trung Hoa. Ông sinh ngày 10/3 mất ngày 10/8 (chưa rõ năm). Ngay từ nhỏ, ông đã có chí lớn, văn võ song toàn. Lúc bấy giờ giặc Tống cử tướng là Hoàng Phúc đem quân sang xâm lược nước ta. Triều đình phong cho Lê Trung Hoa làm Thái sư thống lĩnh một vạn quân để chống giặc Tống. Lúc này quân Tống đóng đồn ở trấn Hải Dương, Thái sư Lê Trung Hoa chỉ huy quân đánh bên Đông, đỡ bên Tây, quân giặc tan, đất nước thanh bình trở lại, ông đem quân về trang Gia Cốc khao thưởng quân sĩ. Tại trang Gia Cốc, thấy phong cảnh đẹp lạ thường nên ông đã quyết định lập trại và đóng quân tại đây. Sau khi ông mất, triều đình đã cấp tiền xây đình, miếu thờ phụng và được các triều đại phong sắc là “Thượng đẳng thần”, tự là “Đức Đại vương Thái sư”. Ông được nhân dân nơi đây tôn vinh là Thành hoàng làng và tạc tượng thờ. Hiện nay, tại cụm di tích còn lưu giữ được 5 đạo sắc phong của vua Tự Đức năm thứ 6 (1853) phong ngày 10/11; vua Tự Đức năm thứ 31 (1878) phong lần 2; vua Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) phong ngày 1/7; vua Duy Tân năm thứ 3 (1909) phong ngày 11/8; vua Khải Định năm thứ 9 (1924) phong ngày 25/7. Nghè Gia Cốc được làm theo hình chữ Nhị, phần ngoài 5 gian và hậu cung 3 gian, các vì kèo đều được làm theo kiểu con chồng, đầu các con chồng đều được chạm khắc đề tài tứ linh, các đầu bẩy hiên được chạm khắc tứ quý. Bên trong hậu cung có 3 bệ thờ, bên trái thờ Trần Hưng Đạo, ở giữa thờ Lê Trung Hoa và bên phải thờ Phạm Ngũ Lão. Cạnh nghè Gia Cốc là chùa Gia Cốc có kiến trúc theo hình chữ Đinh gồm tiền đường 5 gian và tam bảo 3 gian… Với những giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật… độc đáo, cụm di tích nghè và chùa Gia Cốc được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định số 281 cấp bằng công nhận cụm di tích Nghè chùa Gia Cốc là cụm di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 14/4/1993. Nguồn Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Hải Dương 27 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hải Dương

Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia

Hải Dương 1300

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Khúc Thừa Dụ

Hải Dương 1287

Di tích cấp quốc gia

Văn Miếu Mao Điền

Hải Dương 1200

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương

Hải Dương 1170

Di tích quốc gia đặc biệt

Côn Sơn-Kiếp Bạc

Hải Dương 1154

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Chu Văn An

Hải Dương 1152

Di tích cấp quốc gia

Đền Cao An Lạc

Hải Dương 1108

Di tích cấp quốc gia

Đình Huề Trì

Hải Dương 1093

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Mai

Hải Dương 1075

Di tích cấp quốc gia

Đình Trịnh Xuyên

Hải Dương 1046

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật