Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình Vĩnh Khê

Đình Vĩnh Khê

Đình Vĩnh Khê thuộc làng Vĩnh Khê, xã An Đồng, huyện An Dương, ngoại thành Hải Phòng. Đình Vĩnh Khê có bố cục mặt bằng hình chữ Công gồm: 5 bái đường, 2 gian nhà cầu, 3 gian hậu cung. Mặt chính ngôi Đình hướng Nam, nơi có dòng sông Lạch Tray uốn khúc qua địa phận Kiến An, An Lão. Đình thờ ba vũ phúc thần là Vũ Giao, Vũ Trọng (hai anh em sinh trưởng từ mảnh đất Vinh Khê) và Phạm Tử Nghi, những người có công với dân, với nước, được các vương triều phong kiến tặng phong mỹ tự, nhằm tôn vinh tài trí, thao lược, anh dũng, quả cảm của họ. Thăm Đình Vĩnh Khê, những điều đọng lại trong tâm trí du khách lần đầu có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó chính là bộ khung gỗ có kiến trúc hoàn toàn thuộc loại gỗ tứ thiết, đậm màu thời gian. Trang trí, chạm khắc ở đây không nhiều và dầy đặc như Đình Hàng Kênh, Đình Dư Hàng, nhưng những đề tài quen thuộc được các nghệ nhân nơi thôn dã thể hiện khá sáng tạo, uyển chuyển trong bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng; và các loại hoa thơm, quả lạ, ẩn chứa bao khát vọng sống thanh bình nơi làng xóm. Các nghệ nhân dựng hình còn thể hiện thành công trong các mảng đề tài mang nét đặt trưng của vùng sông nước: sóng nước dập rờn, bên cạnh bóng cây tùng, cây bách hiên ngang. Có thể nói những mảnh chạm dân gian trên gỗ cùng với nhiều di vật bằng đá, kim loại, đồ tế tự bằng gỗ phủ sơn son thiếp bạc... đã tạo ra sự bề thế của ngôi đình hôm nay. Lễ hội Đình Vĩnh Khê mở hàng năm vào ngày mồng 7 tháng giêng, kỷ niệm ngày sinh của hai vị thành hoàng họ Vũ. Hội làng gắn liền với hội thi đấu vật, chỉ diễn ra một ngày nhưng cũng thu hút nhiều đô vật của nhiều lò vật nổi tiếng ở Vĩnh Bảo, Tiên Lãng tới so tài. Một chi tiết cần làm rõ là vì sao Đình Vĩnh Khê lại phối thờ Phạm Tử Nghi một danh tướng thời Mạc quê ở Vĩnh Niệm (An Dương). Do là một lần đi qua làng Vĩnh gặp lúc mở hội, ngài xin dự và giật giải cao, sau khi ngài mất dân làng phối thờ. Theo các cụ, hội làng Vĩnh Khê ngày trước rất đông vui, bởi ngoài lễ rước thành hoàng còn có đấu vật, thi bơi thuyền trên khúc sông chảy từ sông Sái (Lai Vu - Hải Dương) qua huyện lỵ Rế về mãi tận cầu An Dương bây giờ. Đình Vĩnh Khê được nhà Nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1991. Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng 1415 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hải Phòng

ĐỀN THỜ NỮ TƯỚNG LÊ CHÂN - KHU DI TÍCH NÚI VOI

Hải Phòng 2360

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Vương triều Mạc

Hải Phòng 1829

Di tích cấp quốc gia

Đền An Lư

Hải Phòng 1629

Di tích cấp quốc gia

Đền Phú Xá

Hải Phòng 1594

Di tích cấp quốc gia

Miếu Thủy Tú

Hải Phòng 1502

Di tích cấp quốc gia

Đình Vĩnh Khê

Hải Phòng 1416

Di tích cấp quốc gia

Chùa Dư Hàng

Hải Phòng 1378

Di tích cấp quốc gia

Quần thể Di tích – Danh thắng Tràng Kênh

Hải Phòng 1356

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hải Phòng 1339

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Kim Sơn

Hải Phòng 1305

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật