Chùa Cù Là

Chùa Cù Là

Chùa Cù Là Mới tọa lạc tại khu phố Minh Lạc, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang là một ngôi chùa Phật giáo hệ phái Nam tông Khmer. Chùa Cù Là được công nhận di tích lịch sửu văn hoá cấp quốc gia ngày 28 tháng 9 năm 1990. Sau cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 và mùa hè 1972, quân dân Miền Nam nổi dậy khắp nơi. Trong khi đó quân ngụy Sài Gòn liên tiếp thất bại. Từ đó chính quyền Sài Gòn liên tiếp mở nhiều cuộc bao vây các chùa Khơmer, chặn đường, xét, bắt sư sãi và con em đồng bào dân tộc đi lính. Trước tình hình trên, được sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy và Ban Khơmer vận, vào lúc 5 giờ 30 phút ngày 10/06/1974 sư sãi cùng đồng bào dân tộc khơmer, kinh, hoa đổ ra đường lộ 12 (nay là quốc lộ 61) để biểu tình đòi trả tự do cho các vị sư bị bắt đi quân dịch. Đồng thời đoàn biểu tình còn giương cao các khẩu hiệu như: “Chấm dứt bắn phá chùa chiền, giết hại sư sãi và đồng bào vô tội”; “Tôn trọng tự do tín ngững”; “Lập lại hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa”… Bốn vị sư đã hy sinh, sau khi bắn chết các vị sư, chúng đã chở các thi hài về bệnh viện tỉnh lột áo cà sa của các vị sư ra, mặc áo đen vào rồi đặt trên mình các vị sư mỗi vị một khẩu súng AK, rồi vu khống là việt cộng. Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của sư sãi và đồng bào buộc chúng phải cử người xuống xin lỗi sư sãi, đồng bào và trả lại thi hài 4 sư đã hy sinh, đồng thời đưa các vị sư, đồng bào bị thương đi chữa trị. Đến 16 giờ 30 phút, ngày 10/6/1974 chính quyền địch đã cho xe chở thi thể 4 sư về chùa tháp Cù Là để làm lễ táng. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, để ghi công và tưởng nhớ tấm gương anh dũng hy sinh của 4 vị sư và đồng bào sư sãi, Nhà nước đã công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 4 sư: Đến ngày 20/9/1990 tháp 4 sư liệt sĩ được công nhận di tích Văn Hóa – Lịch Sử cấp quốc gia. Chùa Cù Là được chọn xây dựng trên một khu đất rộng, bao bọc bởi những hàng cây dầu, cây thốt nốt, rừng tràm xanh tươi. Tổng thể chùa gồm: cổng chùa, tường rào, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, tăng xá, nhà hội, an xá,… Trong đó, nổi bật và quan trọng nhất là ngôi chính điện được xây dựng ở trung tâm của ngôi chùa. Bên ngoài của chính điện có các công trình phụ trợ, các trang trí phù điêu đắp nổi, thể hiện các hình tượng tiên nữ xinh đẹp, chim thần Krud nâng đỡ mái chùa, chằn Yeak hung dữ, đầu thần Bayon bốn mặt... được lấy từ văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Khmer, ngoài ra có các dãy hành lang tạo không gian thoáng mát, trang trí các hình tượng những thế lực tà ác đã bị đức Phật quy phục. Trong không gian trong chính điện bài trí nhiều họa tiết tinh tế với một bệ thờ theo hình một tòa sen chia thành nhiều cấp và trang trí trau chuốc, cẩn thận để thờ đức Phật bên trên. Tượng Phật Thích Ca được chạm khắc hài hòa với không gian chính điện và có thể tạo dáng ở nhiều tư thế đứng, nằm, ngồi, thể hiện sự đa dạng, phong phú về ý nghĩa đạo đức và vẻ đẹp của Đức Phật. Nguồn: Trang Thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang 106 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Kiên Giang

Đình Thần Nguyễn Trung Trực

Kiên Giang 147

Di tích cấp quốc gia

Lăng mộ Mạc Cửu

Kiên Giang 122

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ratanaransĩ (Chùa Láng Cát)

Kiên Giang 119

Di tích cấp quốc gia

Đình Thần Vĩnh Hòa

Kiên Giang 118

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Hà Tiên

Kiên Giang 116

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tam Bảo

Kiên Giang 114

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo

Kiên Giang 114

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phật Lớn

Kiên Giang 112

Di tích cấp quốc gia

Chùa Sóc Xoài

Kiên Giang 109

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cù Là

Kiên Giang 107

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật