Chùa Sóc Xoài

Chùa Sóc Xoài

Tọa lạc tại Khu phố Sơn Tiến, thị trấn Sóc Sơn huyện Hòn Đất, Chùa Sóc Xoài là ngôi chùa có kiến trúc điển hình của Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Kiên Giang. Chùa được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1989. Được thành lập vào những năm cuối thế kỷ 18 do Hòa thượng Danh Phiêch sáng lập. Trải qua 19 đời trụ trì, chùa Sóc Xoài không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa cho chư tăng và đồng bào Khmer mà còn là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Bên cạnh đó, chùa Sóc Xoài vừa là trường học dạy chữ viết, là trung tâm giáo dục cho đồng bào Khmer tại địa phương. Theo Đại đức Danh Hữu Giang, Phó trụ trì chùa Sóc Xoài cho biết, ngôi chùa Sóc Xoài được coi là một địa điểm che chở, quây quần bà con Khmer tại địa phương, là điểm kết nối văn hóa, tình đoàn kết dân tộc, là nhân tố làm đẹp thêm truyền thống dân tộc, tôn giáo của nhân dân Hòn Đất nói riêng và tỉnh kiên Giang nói chung. Theo Đại đức Danh Hữu Giang, Phó trụ trì chùa Sóc Xoài nói: Chùa Sóc Xoài có truyền thống đấu tranh trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và ngày nay luôn thể hiện vai trò hướng dẫn đồng bào Khmer tu tập theo giáo lý Phật, thực hành văn hóa theo truyền thống dân tộc. Ngoài ra, chùa Sóc Xoài còn tái hiện một số dụng cụ dùng để đánh bắt cá, làm ruộng nương được làm bằng tre như: nôm, sniên, trúm, giỏ đựng cá,… và nhiều vật dụng sinh hoạt như: nọc cấy, gàu sòng, bừa.. đồng bào Khmer xưa. Theo sự phát triển của xã hội thì các công cụ lao động sản xuất cũng như các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer xưa không còn phù hợp với thời đại. Các vật dụng này, theo thời gian sẽ dần đi vào quên lãng và hư hỏng nếu không được bảo quản và giữ gìn. Vì thế các vật dụng này được tái tạo lại với mục đích cho con cháu sau này biết đến các hoạt động sản xuất và nét đẹp văn hóa của ông cha từ thời xa xưa. Về trường học, ở chùa Sóc Xoài thì có dạy tiếng Bali, tiếng săncrít và kinh luận giới. Trong đó, có ngôn ngữ Khmer, giới luật của đức Phật. Bên cạnh đó, còn phối hợp để mở lớp trung cấp Luật. Lớp này là để cho Chư tăng và phật tử hiểu được cái cốt lõi là chính sách, là đường lối pháp luật của nhà nước mình để cho nắm rõ, nhất là luật về tôn giáo, khi mình hiểu rõ mình sẽ dễ hoạt động trong cộng đồng mình và trong chùa mình muốn xây dựng hoặc muốn gì đó cũng không vi phạm pháp luật. Bên cạnh việc dạy chữ, đào tạo kiến thức về văn hóa, về pháp luật cho chư tăng, phật tử, chùa Sóc Xoài còn bảo tồn, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc tổ chức chương trình văn nghệ, thi diễn thời trang. Thông qua các lễ hội được tổ chức đúng truyền thống văn hóa, giúp giới trẻ người Khmer tại địa phương hiểu biết, tôn quý giá trị văn hóa truyền thống, từ đó hiểu đúng ý nghĩa của lễ hội, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao vai trò của người Khmer trong xây dựng cộng đồng, xây dựng và bảo vệ đất nước. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa và Thể thao Kiên Giang

Kiên Giang 1397 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Kiên Giang

Đình Thần Nguyễn Trung Trực

Kiên Giang 1466

Di tích cấp quốc gia

Chùa Sóc Xoài

Kiên Giang 1398

Di tích cấp quốc gia

Đình Thần Vĩnh Hòa

Kiên Giang 1396

Di tích cấp quốc gia

Lăng mộ Mạc Cửu

Kiên Giang 1144

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Hà Tiên

Kiên Giang 1121

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ratanaransĩ (Chùa Láng Cát)

Kiên Giang 1111

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo

Kiên Giang 1027

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cù Là

Kiên Giang 999

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tam Bảo

Kiên Giang 998

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phật Lớn

Kiên Giang 950

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật