Lăng mộ Mạc Cửu

Lăng mộ Mạc Cửu

Khu Di tích lăng Mạc Cửu thuộc quần thể đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc mà khởi đầu là Mạc Cửu, người đã có công khai phá mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm trước. Di tích nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Theo sử sách ghi lại, Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến 8-1708, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà Nguyễn, nhưng Chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương. Trải qua 7 đời nắm quyền, dòng họ Mạc đã biến vùng đất Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm buôn bán sầm uất nhất trong khu vực. Khu di tích lăng Mạc Cửu gồm: đền thờ, lăng Mạc Cửu cùng với 59 lăng mộ lớn nhỏ khác là những người thân tộc và gắn bó với sự nghiệp dòng họ Mạc trên vùng đất Hà Tiên. Lăng và đền thờ Mạc Cửu được xây dựng từ năm 1735 đến năm 1739. Mặt tiền đền quay về hướng Đông, nơi có núi Tô Châu với dòng lưu thủy Đông Hồ, lưng tựa vào vách núi hình vòng cung vững chãi, bên trái là núi Bát Giac; bên phải là Đại Kim Dự. Đền thờ họ Mạc có tên gọi là Trung Nghĩa Từ, dân địa phương quen gọi là miếu Ông Lịnh. Trước đền thờ là 2 ao lớn nở đầy hoa sen mà trước kia Mạc Cửu đã cho đào để lấy nước ngọt cho dân trong vùng dùng trong mùa khô hạn. Lăng được xây dựng theo kiến trúc ba gian với cổng Tam Quan phía trước, hai bên là hai câu đối bằng chữ Hán Nôm do nhà Nguyễn ban tặng: Nằm bên phải đền thờ là nhà tiền hiền thờ những người trước ông Mạc Cửu đã đến Hà Tiên, bên trái là nhà hậu hiền thờ những người đến sau ông. Ngay chánh điện đền có biển thờ với bốn đại tự: “Khai trấn trụ quốc”. Đây là sự ghi nhận công đức của dòng họ Mạc trong công cuộc khai phá, mở mang bờ cõi nước Việt về phía nam. Bên trong chính điện, bàn thờ ở giữa thờ ngai vị của ông Mạc Cửu và các hậu duệ của ông. Bên phải là bàn thờ các quan văn, quan võ dưới thời họ Mạc, bên trái là bàn thờ các phu nhân của dòng họ. Từ đền thờ quay ra, phía tay trái sẽ có bảng chỉ dẫn lên lăng mộ Mạc Cửu cùng dòng họ nhà Mạc. Với hơn 60 ngôi mộ cổ được chia thành 4 khu riêng biệt: khu 1 là lăng mộ các tiểu vương dòng họ Mạc, khu 2 là lăng mộ các phu nhân, khu 3 là lăng mộ các quan và khu 4 là lăng mộ các thành viên khác của dòng họ Mạc. Ngôi mộ lớn nhất của Mạc Cửu được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa, hình bán nguyệt khoét sâu vào triền núi, chỗ chôn hài cốt đúc vôi và nước “ô dước” ra dáng con trâu nằm. Hai bên tả hữu là hai vị tướng, quanh mộ xây hai con rồng quấn vào nhau. Bậc thềm cẩn bằng đá xanh Quảng Tây, nhiều tảng đá dài hơn 3m. Phía dưới lăng Mạc Cửu là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tứ (trái) và mộ Mạc Tử Hoàng (phải) rồi đến mộ Mạc Thiên Tứ (cũng giống như mộ cha nhưng bày trí khiêm nhường hơn). Tuy trải qua gần 300 năm, nhưng đền thờ, lăng mộ dòng họ Mạc vẫn giữ được nguyên vẹn những nét kiến trúc của thời kỳ đầu. Nguồn: Du lịch Kiên Giang

Kiên Giang 121 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Kiên Giang

Đình Thần Nguyễn Trung Trực

Kiên Giang 147

Di tích cấp quốc gia

Lăng mộ Mạc Cửu

Kiên Giang 122

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ratanaransĩ (Chùa Láng Cát)

Kiên Giang 119

Di tích cấp quốc gia

Đình Thần Vĩnh Hòa

Kiên Giang 118

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Hà Tiên

Kiên Giang 116

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tam Bảo

Kiên Giang 114

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo

Kiên Giang 114

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phật Lớn

Kiên Giang 112

Di tích cấp quốc gia

Chùa Sóc Xoài

Kiên Giang 109

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cù Là

Kiên Giang 106

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật