Cột mốc km số 0 Đường mòn HCM

Cột mốc km số 0 Đường mòn HCM

Cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh nằm cạnh bờ sông Con, dưới chân động Truông Dong, ẩn mình trong dãy đại ngàn Bồ Bồ - Ba Xanh, Động cầu ở Trại Lạt xưa, nay là thị trấn Lạt, thuộc huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Ngày 27/4/1990, Mốc Km số 0 được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Xây dựng trong khuôn viên đẹp, có suối nước chảy quanh, trước mắt là con đường Trường Sơn cũ đi qua nghĩa trang liệt sĩ của huyện. Nhà truyền thống hiện đang trưng bày nhiều hiện vật quý: Cột mốc không số bằng đá granit được dựng đầu tiên, đến cột mốc bằng gỗ khắc chạm “Đường Hồ Chí Minh Km 0”. Nơi đây có những cái tên nghe đã thấy địa linh như: Động Thờ, Khe Thần, Trại Lạt, Tập Mã. Tiếp giáp với các huyện vùng bán sơn địa như Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Anh Sơn. Mảnh đất ấy đã đi vào lịch sử dân tộc gắn với bao chiến công lẫy lừng của chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mà như trong thơ Nguyễn Trãi đã viết: “Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. Miền thượng Trà Lân ấy ngày nay thuộc huyện Tân Kỳ và một phần của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Nơi mà kẻ thù vào đó sẽ tiến thoái lưỡng nan, bởi bốn bề là núi cao vực thẳm. Nghĩa quân Lam Sơn xưa đã chọn vùng đất này để lập trại (Trại Lạt); luyện tập binh mã (Tập Mã). Quân lương được đồn trú trong những thung lũng kín đáo (bản Đồn)... giàu nguồn tiếp tế. Họ đã lập ra những trại cây tự túc lương thực tại chỗ, chờ thời cơ đánh đuổi quân xâm lược. Đầu năm 1969, Tồng thống Ních-Xơn vừa mới lên nắm quyền đã bật tín hiệu tái diễn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam cho mở “Chiến dịch cắt cổ” hòng ngăn chặn con đường mòn huyền thoại và các trục nhánh đi vào miền Nam. Trục đường 15 A - con đường chiến lược thượng đạo mà Nguyễn Huệ hành quân thần tốc ra Thăng Long xưa, nay là những trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ, chúng oanh tạc ngày đêm, nhiều lần tập kích bằng không quân, pháo từ hạm đội 7 bắn vào các cửa tử như Bò Lăn, Dốc Lụi, Truông Én, Phà Sen, Truông Bồn, Phà Linh Cảm... Trước tình hình đó, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định phải đánh bại âm mưu, chiến lược của địch. Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ đạo Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Quân khu 4, Quân chủng Phòng không - Không quân hợp đồng tác chiến đập tan “Chiến dịch cắt cổ” của địch. Như mối lương duyên, Trại Lạt lại một lần nữa được chọn làm đại bản doanh để xuất binh giải phóng miền Nam. Ngày 5/2/1973, Thường vụ Quân uỷ Trung ương triệu tập Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và Chính uỷ Đặng Tính giao nhiệm vụ cho Bộ đội Trường Sơn: Xây dựng hệ thống đường chiến lược, đặc biệt coi trọng xây dựng cơ bản đường Trường Sơn từ Tân Kỳ - Nghệ An đi Chơn Thành - Bình Phước thành con đường quốc lộ xuyên Bắc Nam...”. Sau Hiệp định Paris, tranh thủ thời cơ thuận lợi trên mặt trận ngoại giao, Bộ Tư lệnh 559 tập trung thực thi nhiệm vụ công tác khảo sát, thiết kế được coi trọng, cán bộ kỹ thuật cần có kiến thức, đơn vị có trang thiết bị hiện đại.Bốn sư đoàn công binh gồm F470, F472, F565, F473 trực tiếp thi công. Đường Trường Sơn sôi động thành một đại công trường với lực lượng trực tiếp thi công gồm công binh, thanh niên xung phong phối thuộc. Nhà nước Cu Ba giúp ta trang bị máy móc hiện đại thi công trị giá 6 triệu USD; cố vấn cho kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ thuật viên từng li từng tí, Nhờ vậy, đường chiến lược đã áp sát các đồn bốt, cứ điểm các quân đoàn, quân khu của địch. Ngày 13/5/1973, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên báo cáo với Thường trực Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và các Phó Thủ tướng" Đỗ Mười, Phan Trọng Tuệ về kế hoạch xây dựng tuyến đường Trường Sơn chạy suốt Bắc - Nam. Con đường mòn đi dưới tán rừng già, luồn lách trong lòng khe cạn để tránh bom thù. Một thung lũng rộng dài từ Đông Nam Phủ Quỳ chạy men bờ con sông Hiếu (hay còn gọi là sông Con) xuôi theo đường “15A mới” là điểm tập kết bí mật bất ngờ. Hàng vạn công binh, dân công hoả tuyến, thanh niên xung phong được điều động về đây để đào hầm hào cất giấu quân trang, quân dụng; cho xe vận tải, xe tăng, pháo, tên lửa trú ẩn, che chở cho hàng chục sư đoàn quân chủ lực. Khu rừng thiêng nước độc, dọc từ làng Ga, xã Nghĩa Bình xuống Động Thờ, Trại Lạt dài hơn 20km. Nơi đây có ba ngả đường, một ngả nối với đường 15B, một ngả là đường 15 A chạy về Đô Lương, một ngả chính là con đường vận tải chiến lược chạy vào miền Nam. Thiếu tướng Võ Sở Nguyên - Chủ nhiệm chính trị Đoàn 559 là người trực tiếp khảo sát và xây dựng điểm tập kết tại km số 0 này. Đây trở thành nơi trú quân lý tưởng của những binh đoàn chuẩn bị vào Nam chiến đấu. Cũng từ đây, con em miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, họ là những cán bộ, công nhân viên ở các nông trường quân đội quốc doanh: 1 tháng 5, Đông Hiếu, Tây Hiếu, Nông trường 3 tháng 2, sông Con... có nguyện vọng về quê chiến đấu; là lực lượng cán bộ chủ chốt cho cách mạng miền Nam. Và cũng từ đây, đại binh có thể tránh được những cửa tử như ga Si, cầu Cấm, ga Vinh, Truông Bồn, phà Bến Thuỷ, phà Linh Cảm, Ngã ba Đồng Lộc để hành quân theo đường ra trận, tránh được bom đạn đánh phá, tránh được những túi lửa khổng lồ suốt đêm ngày trên tuyến lửa Khu 4. Ngày nay đường Hồ Chí Minh đã được nâng cấp, mở rộng rải nhựa Asphalt phẳng. Cột mốc số 0 cũng đã được tôn tạo và công nhận là Di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An

Nghệ An 289 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Nghệ An

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Nghệ An 318

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung

Nghệ An 296

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Phan Bội Châu

Nghệ An 294

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Đức Hoàng

Nghệ An 293

Di tích cấp quốc gia

Cột mốc km số 0 Đường mòn HCM

Nghệ An 290

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Cuông

Nghệ An 285

Di tích cấp quốc gia

Truông Bồn Nghệ An

Nghệ An 281

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Vinh

Nghệ An 274

Di tích cấp quốc gia

Làng Sen quê Bác

Nghệ An 270

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Quả Sơn

Nghệ An 269

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật