Bãi Biển Cửa Lò

Thuyết minh tự động

Bãi Biển Cửa Lò

Biển Cửa Lò trực thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Nơi đây cách thành phố Vinh khoảng 16km về phía Đông, và cách thủ đô Hà Nội 340km. Xưa kia, Cửa Xá – Lạch Lò được biết đến như một vùng hiểm yếu, có vị trí quân sự mang tính chiến lược. Trải qua dâu bể thăng trầm, biển Cửa Lò mới chính thức được định danh và trở thành điểm nhấn nổi bật trong ngành du lịch ở miền Duyên hải Bắc Trung Bộ. Cửa Lò có nhiều núi nhỏ, đỏa cùng bán đảo, ngoài ra vẫn có địa hình đồng bằng bằng phẳng. Bao bọc xung quanh là sông Cấm và sông Lam xinh đẹp, tạo nên một bức tranh sơn thủy đẹp mắt. Du lịch biển Cửa Lò là lựa chọn lý tưởng cho mọi gia đình để thư giãn và giải nhiệt vào những ngày hè oi ả. Du lịch biển bao giờ cũng hấp dẫn hơn vào những ngày nắng nóng, bởi lúc này bạn có thể tận hưởng sự sảng khoái khi hòa mình vào làn nước mát lạnh. Thời điểm lý tưởng nhất đến đến biển Cửa Lò là từ tháng 5 đến hết tháng 10. Vì đây là lúc Cửa Lò hưởng trọn ánh nắng mặt trời, tiết trời ấm áp, thích hợp cho các hoạt động ngoài trời. Nếu bạn muốn chuyến đi được thoải mái và không quá nhiều người, hãy tránh đi vào những dịp Lễ lớn hoặc cuối tuần. Thế nhưng dù bạn đến vào bất kỳ thời gian nào, biển Cửa Lò vẫn rất đáng để trải nghiệm nhờ vẻ đẹp tuyệt vời cùng nhiều hoạt động thú vị. Bãi biển Cửa Lò được mệnh danh là một trong những nơi đẹp nhất Bắc Trung Bộ. Nơi đây thu hút nhiều tín đồ du lịch không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Mà còn ấn tượng bởi nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc và tiết mục bắn pháo hoa mãn nhãn khi kết thúc mùa du lịch ( độ khoảng cuối tháng 9). Đến với Cửa Lò, bạn có thể thưởng thức các món ngon sau. Mọc cua bể: Món ăn không chỉ đánh thức khứu giác và vị giác của mọi thực khách mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Mọc cua được chế biến kỳ công từ thịt cua và nhiều loại gia vị đi kèm, đảm bảo ăn một lần là không thể quên. Ghẹ hấp me: Tuy là món hải sản phổ biến, nhưng ghẹ hấp me ở Cửa Lò lại hấp dẫn mọi người bởi hương vị đặc trưng. Nước me sền sệt thơm mùi gia vị cùng phần ghẹ đã chiên rồi đem hấp tạo nên hương vị hấp dẫn, sẵn sàng làm siêu lòng mọi thực khách. Cháo nghêu: Dù là món ăn khá bình dị song để nấu được nồi cháo ngon cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp, Cháo nghêu khi ăn được trộn thêm với rau thơm để kích thích vị giác. Mực nhảy: Đây là món ăn đặc sản của Cửa Lò bởi độ tươi ngon của mực khi vừa được đánh bắt và chế biến ngay tại chỗ. Mực nhảy có thể hấp, nướng… dùng kèm nước chấm vô cùng hấp dẫn.

Nghệ An 1550 lượt xem Tháng 5 đến tháng 10

Ngày cập nhật : 13/02/2023

Điểm du lịch cùng thành phố

Thác Khe Kèm

Với vẻ đẹp hoang sơ, đầy thơ mộng, Thác Khe Kèm không chỉ là điểm dừng chân yêu thích của khách du lịch mà còn là nơi vãn cảnh được người dân bản địa ghé chơi thường xuyên. Thác Khe Kèm còn được gọi là thác Kèm hay Bổ Bố, theo cách gọi của người dân tộc Thái có nghĩa là dải lụa trắng. Vì thác nước đổ xuống từ độ cao hơn 500m, độ dốc khoảng 80°, qua ba tầng, trông xa như dải lụa trắng bồng bềnh trên nền xanh thắm của núi rừng. Con đường dẫn vào thác Khe Kèm quanh co, uốn lượn, bốn mùa xanh mát do hai bên đường là những tán cây cổ thụ lâu năm. Du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy để trải nghiệm và hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên và chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp hai bên đường đi. Vào tới nơi, thác Khe Kèm đổ nước tung bọt trắng xóa sẽ khiến du khách không khỏi trầm trồ. Phía trên và hai bên thác là thảm thực vật phong phú với cỏ cây xanh tốt và hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Những loại cây khác nhau nở hoa theo từng mùa tạo cho du khách cảm giác như lạc vào vườn hoa đại ngàn. Phía dưới chân thác là khe nước dài, với những phiến đá phẳng lỳ như những chiếc bàn lớn làm chỗ nghỉ chân cho du khách. Cũng tại chân thác du khách cũng sẽ thấy những hồ nhỏ với độ nông, sâu khác nhau, nước hồ trong vắt có thể nhìn thấy đáy, tạo nên bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Vào mùa hè, nhiệt độ tại khu vực thác là khoảng 20°C, vô cùng mát mẻ vì vậy thác Khe Kèm thực sự là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tránh cái nắng nóng oi ả của mùa hè và hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí khoáng đạt, dịu mát. Ngoài ra, du khách cũng có thể men theo đường mòn lên đỉnh thác, thoả sức ngắm cảnh núi rừng. Hay từ đây đi ngược lên thung lũng Khe Bu hoặc đi bộ leo núi Pu Loong – một ngọn núi cao ở Vườn Quốc gia Pù Mát (thời gian đi về mất khoảng từ 6-8 tiếng). Trong hành trình khám phá thác Khe Kèm, du khách sẽ được trải nghiệm bản sắc văn hóa và ẩm thực độc đáo của dân tộc Thái. Những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Thái được chế biến lạ miệng, hấp dẫn, có thể kể đến như như cơm lam, xôi tím, gà nướng mật ong, cá Mát sông Giăng, tôm khe, chả nhái, chả ếch rừng, cua đá hấp xả... Thác Khe Kèm hứa hẹn sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái – văn hóa hấp dẫn với khung cảnh núi rừng hùng vĩ, gắn kết không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Để mỗi khi đến đây du khách có thể hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng hoang sơ, lấy lại sự thư thái cho tinh thần và cân bằng trong cuộc sống.

Nghệ An

Tháng 3 đến tháng 8

781 lượt xem

Khu di tích lịch sử Truông Bồn

Truông Bồn Nghệ An được xem như “tâm điểm của cuộc chiến” với vị trí đặc biệt quyết định trong cuộc chiến giải phóng miền Nam. Mỗi năm, nơi này thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan khi họ đến Nghệ An. Nếu bạn có cơ hội du lịch Nghệ An, bạn nhất định không thể bỏ lỡ khu di tích Truông Bồn Nghệ An. Tại đây, bạn sẽ lắng nghe những câu chuyện cổ kính về thế hệ anh hùng của dân tộc. Hãy cùng khám phá tại đây xem Truông Bồn được gọi là gì, đường đi đến Truông Bồn, và lịch sử của Truông Bồn. Khu di tích Truông Bồn, rộng khoảng 22ha, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A, xuyên qua xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Nơi này không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng của Nghệ An và Hà Tĩnh mà còn là một thánh địa huyền thoại, chứa đựng những kí ức về thời kỳ chiến đấu dũng mãnh của quân và dân Việt Nam. Ngày nay, Truông Bồn Nghệ An đã trở thành một trung tâm quan trọng về giáo dục về truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước và niềm tự hào của thế hệ người Việt Nam. Khu di tích Truông Bồn bắt đầu xây dựng vào ngày 27/10/2010 và hoàn thành vào cuối năm 2014, chính thức đi vào hoạt động, trở thành một “địa điểm đỏ” về giáo dục cách mạng. Diện tích tổng cộng xây dựng là hơn 217 nghìn m2, bao gồm nhiều công trình như đài tưởng niệm, nhà truyền thống, tháp chuông, bảng điện tử “tọa độ lửa” Truông Bồn Nghệ An... và điểm nổi bật là khu mộ của 13 anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong. Khu mộ nằm sâu trong rừng thông già - trước đây từng là nơi trú ẩn của thanh niên xung phong. Phía trước khu mộ là vị trí mà quân địch Mỹ đã tấn công mạnh mẽ và cũng là nơi 13 người anh hùng đã hy sinh trong trận bom ngày 31/10/1968. Bên cạnh đó, khu di tích còn tái hiện hình ảnh cuộc sống, quá trình lao động và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong qua bức phù điêu lớn được chạm khắc tinh xảo. Tại khu vực đài tưởng niệm, có 2 nhóm tượng và 6 trụ huyền thoại biểu tượng cho tinh thần chiến đấu quật cường, dũng cảm của lực lượng thanh niên xung phong trong cuộc hành trình bảo vệ Tổ quốc. Truông Bồn Nghệ An chứng kiến một thời khói lửa và hào hùng của dân tộc. Từ năm 1964 đến năm 1968, quân đội Mỹ đã ném xuống đây gần 20.000 quả bom đa dạng và hàng chục ngàn tên lửa. Chính vì vậy, Truông Bồn thường được gọi là “hố bom” của miền Bắc. Vào rạng sáng ngày 31/10/1968, máy bay Mỹ đã ném hơn 200 quả bom xuống Đại đội 317. Khi ấy, tổng đội thanh niên xung phong Nghệ An đang làm nhiệm vụ san lấp hố bom. Hầu hết trong số họ đã hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị xuất ngũ. Có người sẽ đi học, có người sẽ kết hôn cả ngày, nhưng ước mơ của 13/14 chiến sĩ, ở độ tuổi rất trẻ, đã tan biến trước trận mưa bom ác liệt. Tuy nhiên, với quyết tâm "tim có thể ngừng đập nhưng đường không thể tắc", "sống bám cầu, bám đường; chết kiên cường, dũng cảm"... chiến thắng tại Truông Bồn đã giúp chúng ta giữ vững mạch máu giao thông, đắp hàng triệu mét khối đất đá, đưa 94.000 lượt xe cơ giới qua lại an toàn và vận chuyển hơn 1 triệu tấn hàng. Cũng tại đây, 1.240 anh hùng thuộc các lực lượng công an, quân đội, thanh niên xung phong, và dân công hỏa tuyến đã hy sinh và nằm yên nghỉ trong lòng đất mẹ mãi mãi. Cho đến ngày nay, Truông Bồn - khúc tráng ca bất tử đã đi vào lịch sử như một huyền thoại về mảnh đất thiêng liêng, là dấu son cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Nơi đây mãi mãi là "địa chỉ đỏ" về giáo dục truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí cách mạng kiên cường của những thế hệ đi trước.

Nghệ An

Từ tháng 1 đến tháng 12

831 lượt xem

Làng Hoàng Trù

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2km, cùng thuộc xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15km. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù rộng 3.500m2, gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường - ông ngoại của Bác Hồ, ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan - thân sinh Bác Hồ. Vào dịp Tết Mậu Dần năm 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết gặp một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó tên là Nguyễn Sinh Sắc, vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 4 tuổi. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Được sự dạy bảo của cụ Hoàng Đường, Nguyễn Sinh Sắc càng học càng thông minh, nổi tiếng khắp vùng. Năm Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ chọn ông làm con rể cho con gái đầu lòng Hoàng Thị Loan. Năm 1883, hai người thành hôn, ra ở riêng trong ngôi nhà nhỏ 3 gian mới dựng. Ngôi nhà là nơi chứng kiến người học trò Nguyễn Sinh Sắc miệt mài đèn sách, chứng kiến sự tần tảo, thủy chung của người vợ và sự ra đời của những người con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân trường Nghệ, năm 1895, vào kinh đô Huế để ôn luyện và đưa cả vợ con theo. Sau khi sinh người con thứ tư (năm 1900), bà Hoàng Thị Loan qua đời trên đất Huế ở tuổi 33 (tháng 2-1901). Cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đau buồn rời đất đế đô trở lại làng Hoàng Trù sinh sống. Tới kỳ thi Hội khoa Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự thi và đậu Phó bảng, được vua Thành Thái ban cho tấm biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt). Theo truyền thống, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con tạm biệt làng Hoàng Trù trở về quê nội - làng Kim Liên để vinh quy bái tổ. Khu di tích Hoàng Trù với ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính tại nơi đây, Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương, được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao, để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của đất nước Việt Nam và của nhân loại.

Nghệ An

Từ tháng 1 đến tháng 12

785 lượt xem

Làng Sen

Cách Thành phố Vinh khoảng 16km, làng Sen (Kim Liên) thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là quê nội của Bác. Đây là 1 trong 4 di tích quan trọng bậc nhất cả nước và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ. Bạn có thể đến làng Sen vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên thời gian thích hợp nhất đó là vào tháng 5. Đây là dịp mà những đầm sen nở rộ, tỏa hương thơm ngát, mang lại một cảm giác dễ chịu xua tan đi cái oi bức, ngột ngạt của nắng gió khắc nghiệt miền Trung. Di chuyển đến Nghệ An rất đơn giản, bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện khác nhau. Từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có các chuyến bay thẳng đến thành phố Vinh. Bạn cũng có thể di chuyển bằng tàu hỏa xuống ga Vinh hay đi bằng xe khách và xe máy. Từ thành phố Vinh, đi theo đường 49 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng bạch đàn và những hàng phi lao xanh ngắt là đến làng Sen. Đầu làng có một hồ sen lớn, đi qua hồ sen là giếng Cốc. Nơi đây, thuở còn thơ ấu, Bác thường ra lấy nước, câu cá và vui chơi cùng bè bạn trong làng. Sau lũy tre rợp bóng xanh mát là ngôi nhà 5 gian lợp mái tranh đơn sơ, giản dị của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Bác Hồ. Sau khi đậu Phó bảng tại khoa thi hội năm Tân Sửu 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng các con rời làng Chùa (Hoàng Trù) về sống tại làng Sen quê nội. Ngôi nhà này là do người dân làng Sen dùng quỹ công dựng lên mừng cụ đậu Phó bảng đem lại vinh dự cho cả làng. Trước nhà có 2 sân nhỏ và 1 thửa vườn được vây quanh bằng hàng rào râm bụt. Kế bên nhà là nhà ngang dùng làm bếp. Hai gian phía ngoài là nơi đặt bàn thờ và tiếp khách. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh – người chị cả của Bác. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của gia đình. Gian thứ năm chỉ kê vỏn vẹn 1 bộ phản cũng là nơi nghỉ ngơi của ông Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (Bác Hồ). Dù đỗ đạt cao nhưng những vật dụng trong nhà vẫn hết sức giản dị như bao căn nhà ở chốn thôn quê khác: tấm phản gỗ, chõng tre, chum sành đựng nước, chạn bát tre,… Phần nhiều những đồ vật này đều do dân làng tặng, những kỷ vật này vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Bác đã gắn bó với ngôi nhà này trong những năm tháng ở tuổi thiếu niên từ cuối năm 1901 đến giữa những năm 1906. Ngôi nhà đã chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành của Bác; là nơi ghi dấu những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc của Người. Sau 50 năm xa cách quê nhà, bôn ba đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, làm cách mạng đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của Thực dân Pháp, Người đã trở về làng Sen 2 lần vào năm 1957 và năm 1961. Bạn có thể thăm những ngôi nhà hàng xóm thân thiết với gia đình Bác thời kỳ đó như lò rèn Cố Điền, nhà cụ cử Vương Thúc Quý, nhà cụ đồ nho, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm – ông nội của Bác,…

Nghệ An

Tháng 5 đến tháng 10

786 lượt xem

Bãi Biển Cửa Lò

Một trong những điểm nổi bật của bãi biển này chính là đường bờ cát dài và độ sâu dần đều, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tắm biển, thư giãn trên những bãi cát sạch trải dài bên bờ biển. Biển Cửa Lò Nghệ An cũng là nơi tập trung của nhiều hoạt động giải trí và thư giãn như chạy mô tô nước, bay khinh khí cầu, đi bộ dọc bãi biển, ngắm sao trên bãi biển, đi thuyền thúng câu mực về đêm và nhiều hoạt động khác. Điều này tạo điều kiện cho du khách có thể tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn và giải trí đầy thú vị tại biển Cửa Lò - Nghệ An. Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8) là thời điểm lý tưởng để đến tham quan Cửa Lò Nghệ An, đặc biệt là với những người thích tắm biển. Lúc này, thời tiết khô ráo, nắng đẹp, du khách có thể thoải mái đi theo lịch trình của mình và lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt vời. Một trong những hoạt động mới được thêm vào chương trình du lịch tại biển Cửa Lò Nghệ An là bay khinh khí cầu ngắm biển. Với giá 200.000 VND một lượt, du khách sẽ được đưa lên độ cao tối đa 50m để ngắm nhìn vẻ đẹp của bãi biển Cửa Lò. Hoạt động này diễn ra trong các khung giờ từ 6h30 - 9h30 và 16h30 - 18h30. Lưu ý rằng hoạt động chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian sự kiện nên du khách cần theo dõi lịch tổ chức để sắp xếp thời gian hợp lý cho chuyến đi của mình. Buổi sáng sớm là thời điểm lý tưởng để tắm biển và ngắm bình minh tại bãi biển Cửa Lò Nghệ An. Không khí trong lành và nước biển mát mẻ sẽ giúp du khách thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc đẹp tuyệt vời. Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia nhiều hoạt động khác như lái mô tô nước, chèo thuyền kayak, đi bộ dọc bãi biển, chụp ảnh trên bãi biển.

Nghệ An

Tháng 3 đến tháng 11

733 lượt xem

Làng Hoàng Trù

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2km, cùng thuộc xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15km. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù rộng 3.500m2, gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường - ông ngoại của Bác Hồ, ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan - thân sinh Bác Hồ. Vào dịp Tết Mậu Dần năm 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết gặp một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó tên là Nguyễn Sinh Sắc, vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 4 tuổi. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Được sự dạy bảo của cụ Hoàng Đường, Nguyễn Sinh Sắc càng học càng thông minh, nổi tiếng khắp vùng. Năm Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ chọn ông làm con rể cho con gái đầu lòng Hoàng Thị Loan. Năm 1883, hai người thành hôn, ra ở riêng trong ngôi nhà nhỏ 3 gian mới dựng. Ngôi nhà là nơi chứng kiến người học trò Nguyễn Sinh Sắc miệt mài đèn sách, chứng kiến sự tần tảo, thủy chung của người vợ và sự ra đời của những người con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân trường Nghệ, năm 1895, vào kinh đô Huế để ôn luyện và đưa cả vợ con theo. Sau khi sinh người con thứ tư (năm 1900), bà Hoàng Thị Loan qua đời trên đất Huế ở tuổi 33 (tháng 2-1901). Cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đau buồn rời đất đế đô trở lại làng Hoàng Trù sinh sống. Tới kỳ thi Hội khoa Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự thi và đậu Phó bảng, được vua Thành Thái ban cho tấm biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt). Theo truyền thống, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con tạm biệt làng Hoàng Trù trở về quê nội - làng Kim Liên để vinh quy bái tổ. Khu di tích Hoàng Trù với ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính tại nơi đây, Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương, được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao, để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của đất nước Việt Nam và của nhân loại.

Nghệ An

Từ tháng 1 đến tháng 12

768 lượt xem

Hang Thẩm Ồm

Hang Thẩm Ồm đặt ở độ cao 15m so với mực nước biển, cửa hang ở hướng Đông Bắc. Nơi đây kỳ vĩ với những hóa thạch và huyền bí cần được khám phá. Hang Thẩm Ồm nằm ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, cách đường 48 khoảng 7km. Nơi này được xem là chứa đựng nhiều hiện vật quý giá của người Việt cổ, lưu giữ nền văn hóa lâu đời. Đi tham quan Hang Thẩm Ồm không chỉ là dịp để tìm hiểu lịch sử mà còn trải nghiệm nền văn hóa cổ xưa. Hang miễn phí và hoạt động cả ngày, nên hãy dành thời gian tới đây để khám phá những điều thú vị tại địa điểm này. Năm 1975, Hang Thẩm Ồm được phát hiện và khai quật. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hiện vật quý giá, từ đồng, đá, tới xương răng động vật hóa thạch, phản ánh cuộc sống của người Việt cổ. Người Thẩm Ồm được coi là những con người hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. Phiên âm tiếng Thái, “Thẩm Ồm” có nghĩa là hang lớn. Nơi đây thường thu hút nhiều du khách tới tham quan hàng năm. Hang Thẩm Ồm được xem như một tuyệt tác thiên nhiên độc đáo của Nghệ An. Hãy dành thời gian đến địa điểm này để tự mình khám phá, trải nghiệm và cảm nhận vào một ngày gần nhất. Khi đặt chân đến Hang Thẩm Ồm, Quỳ Châu, Nghệ An, bạn sẽ cảm nhận ngay vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên rừng núi. Tiếng chim hót rộn ràng và không khí mát lành sẽ làm cho chuyến đi của bạn thêm phần hấp dẫn. Bên trong hang là hiện tượng đặc biệt của phong hóa do nước chảy xói mòn trên núi đá vôi. Mỗi bước di chuyển, bạn sẽ bắt gặp thạch nhũ, vách đá lớn, cùng với hình thù đa dạng, độc đáo. Tất cả tạo ra cảm giác như có sự ban tặng đặc biệt từ tạo hóa. Đến với hang này, bạn sẽ được thưởng thức những món ẩm thực dân dã như hoa chuối, quả nhâm, rau dún, măng, nhộng ong rừng, châu chấu thơm ngon đậm đà. Đừng quên mang theo những sản phẩm đặc sản Nghệ An làm quà biếu người thân sau chuyến du lịch nhé.

Nghệ An

Từ tháng 1 đến tháng 12

1308 lượt xem

Bãi Biển Cửa Lò

Biển Cửa Lò trực thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Nơi đây cách thành phố Vinh khoảng 16km về phía Đông, và cách thủ đô Hà Nội 340km. Xưa kia, Cửa Xá – Lạch Lò được biết đến như một vùng hiểm yếu, có vị trí quân sự mang tính chiến lược. Trải qua dâu bể thăng trầm, biển Cửa Lò mới chính thức được định danh và trở thành điểm nhấn nổi bật trong ngành du lịch ở miền Duyên hải Bắc Trung Bộ. Cửa Lò có nhiều núi nhỏ, đỏa cùng bán đảo, ngoài ra vẫn có địa hình đồng bằng bằng phẳng. Bao bọc xung quanh là sông Cấm và sông Lam xinh đẹp, tạo nên một bức tranh sơn thủy đẹp mắt. Du lịch biển Cửa Lò là lựa chọn lý tưởng cho mọi gia đình để thư giãn và giải nhiệt vào những ngày hè oi ả. Du lịch biển bao giờ cũng hấp dẫn hơn vào những ngày nắng nóng, bởi lúc này bạn có thể tận hưởng sự sảng khoái khi hòa mình vào làn nước mát lạnh. Thời điểm lý tưởng nhất đến đến biển Cửa Lò là từ tháng 5 đến hết tháng 10. Vì đây là lúc Cửa Lò hưởng trọn ánh nắng mặt trời, tiết trời ấm áp, thích hợp cho các hoạt động ngoài trời. Nếu bạn muốn chuyến đi được thoải mái và không quá nhiều người, hãy tránh đi vào những dịp Lễ lớn hoặc cuối tuần. Thế nhưng dù bạn đến vào bất kỳ thời gian nào, biển Cửa Lò vẫn rất đáng để trải nghiệm nhờ vẻ đẹp tuyệt vời cùng nhiều hoạt động thú vị. Bãi biển Cửa Lò được mệnh danh là một trong những nơi đẹp nhất Bắc Trung Bộ. Nơi đây thu hút nhiều tín đồ du lịch không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Mà còn ấn tượng bởi nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc và tiết mục bắn pháo hoa mãn nhãn khi kết thúc mùa du lịch ( độ khoảng cuối tháng 9). Đến với Cửa Lò, bạn có thể thưởng thức các món ngon sau. Mọc cua bể: Món ăn không chỉ đánh thức khứu giác và vị giác của mọi thực khách mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Mọc cua được chế biến kỳ công từ thịt cua và nhiều loại gia vị đi kèm, đảm bảo ăn một lần là không thể quên. Ghẹ hấp me: Tuy là món hải sản phổ biến, nhưng ghẹ hấp me ở Cửa Lò lại hấp dẫn mọi người bởi hương vị đặc trưng. Nước me sền sệt thơm mùi gia vị cùng phần ghẹ đã chiên rồi đem hấp tạo nên hương vị hấp dẫn, sẵn sàng làm siêu lòng mọi thực khách. Cháo nghêu: Dù là món ăn khá bình dị song để nấu được nồi cháo ngon cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp, Cháo nghêu khi ăn được trộn thêm với rau thơm để kích thích vị giác. Mực nhảy: Đây là món ăn đặc sản của Cửa Lò bởi độ tươi ngon của mực khi vừa được đánh bắt và chế biến ngay tại chỗ. Mực nhảy có thể hấp, nướng… dùng kèm nước chấm vô cùng hấp dẫn.

Nghệ An

Tháng 5 đến tháng 10

1551 lượt xem

Khám Phá Nghệ An

Miền Bắc: Vân Hồ - Mộc Châu - Mai Châu - Nơi Lan Tỏa Bản Sắc vùng Tây Bắc ( Trải nghiêm dịch vụ đẳng cấp 5 sao Avana Retreat)

Điểm đến : Hà Nội , Sơn La , Hòa Bình

Lịch trình : 3 ngày 2 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Bắc: Hạ Long - Vịnh Lan Hạ - Cát Bà - Vũ Điệu biển khơi ( Trải nghiệm du thuyền đằng cấp Paradise Grand & M-Gallery Hotel Perle D’Orient )

Điểm đến : Quảng Ninh , Hải Phòng

Lịch trình : 4 ngày 3 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Bắc: Sapa - Ngỡ Lạc Giữa Trời Âu (Trải Nghiệm Đẳng Cấp 5 sao Hôtel de la Coupole - MGallery)| 30 Tết

Điểm đến : Lào Cai

Lịch trình : 3 ngày 2 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Bắc: Tú Lệ - Sơn La - Mộc Châu - Mai Châu - Điểm chạm đa sắc vùng Tây Bắc ( Trải nghiêm dịch vụ đẳng cấp 5 sao)

Điểm đến : Sơn La , Yên Bái

Lịch trình : 5 ngày 4 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Combo Hành Trình Khám Phá Sài Gòn Bằng Xe Bus 2 Tầng Và Thưởng Thức Buổi Tối Trên Du Thuyền Indochina

Điểm đến : TP Hồ Chí Minh

Lịch trình : 1 ngày

Liên hệ đ

Đặt tour

Hà Nội - Vịnh Hạ Long - Chùa Bái Đính - Tràng An - Tuyệt Tịnh Cốc

Điểm đến : Hà Nội , Quảng Ninh , Ninh Bình

Lịch trình : 4 ngày 3 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Hành trình Hoa và Biển: Đà Lạt - Nha Trang

Điểm đến :

Lịch trình : 5 ngày 4 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Tây: Châu Đốc - Rừng Tràm Trà Sư - Hà Tiên - Rạch Giá - Cần Thơ - Trải Nghiệm Tuyến Cao Tốc Mới Nhất Của Miền Tây

Điểm đến : Cần Thơ

Lịch trình : 4 ngày 3 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Phú Quốc: Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc - Bãi Sao (Khách sạn 3 sao) | Kích cầu du lịch

Điểm đến : Kiên Giang

Lịch trình : 3 ngày 2 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour

Miền Tây: An Giang - Rạch Giá - Cà Mau - Chinh Phục 2 Khu Vườn Quốc Gia - Bạc Liêu’ - Sóc Trăng - Bản Giao Hưởng Biển Rừng Phương Nam

Điểm đến : An Giang , Sóc Trăng , Bạc Liêu , Cà Mau

Lịch trình : 5 ngày 4 đêm

Liên hệ đ

Đặt tour