Chùa Hà Tiên

Chùa Hà Tiên

Chùa Hà Tiên tọa lạc trên đồi Hà – thuộc thôn Gia Viễn xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.Xưa xã Định Trung thuộc huyện Tam Dương – Thời Hùng Vương thuộc Phong Châu, thời Trần thuộc lộ Tam Bái, thời Nguyễn thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây; năm 1899, thành lập tỉnh Vĩnh Yên – nay là thôn Gia Viễn, xã Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa Hà Tiên được xây dựng năm Quý Mùi (1703), niên hiệu Chính Hòa thứ 24, đời vua Lê Hy Tông Duy Hiệp. Từ xưa đến nay, du khách và Phật tử gần xa mỗi khi đến chùa Hà Tiên không chỉ thắp hương khấn Phật mà còn thành tâm làm lễ trước thánh mẫu cầu cho quốc thái dân an và cuộc sống bình yên. Theo sách xưa, chùa nằm ở thế “sơn chỉ, thủy giao”, hai bên có gò đất lớn án ngữ tựa hình thanh long, bạch hổ. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, bà Lăng Thị Tiêu trên đường hội quân với vua Hùng Vương thứ 7 thấy thế đất lạ nên đã dừng chân để chiêu binh. Sau này bà được tôn phong là Quốc Mẫu Tây Thiên, để tưởng nhớ bà, người dân lập bài vị thờ tại chùa, gọi là Đức Thánh Đại Vương. Chùa Hà Tiên là nơi thờ tam bảo đồng thời cũng thờ tự Quốc Mẫu. Chùa Hà Tiên còn có tên khác là “chùa cầu mưa”. Ngày xưa trong vùng thường xuyên hạn hán. Người dân sống dựa vào nông nghiệp rơi vào cảnh đói khát. Vị trụ trì chùa khi ấy là Tịnh Huân đã cho lập đàn cầu mưa. Hơn thế, vị sư đã nguyện tự thiêu để cầu mưa cho dân vào ngày 30-5 âm lịch. Sau khi phát nguyện trước tam bảo và đất trời, ngài đã tọa trong tư thế kiết già rồi tự thiêu để cúng già chi thiên, cầu đảo cho dân. Đến ngày 1-6, sau một ngày tự thiêu, thì trời mưa lớn và kéo dài liên tiếp 3 ngày. Và từ đó, hàng năm cứ đến ngày giỗ của sư tổ, trời thường đổ mưa. Vô cùng ghi nhớ công ơn của bậc chân tu, người dân đã dựng ngôi tháp bảo ba tầng để lưu trữ tro cốt của ngài. Hiện trong vườn mộ tháp của chùa có 8 ngôi tháp. Phần lớn những bảo tháp vẫn còn nguyên với 3 tầng chính. Các tháp cao khoảng 3m, có 4 mặt, dựng bằng gạch nung đỏ kết dính bằng nguyên liệu từ nhựa cây kết hợp đất sét nhão. Dù 8 ngôi tháp đều lưu giữ báu thân của các vị cao tăng, tuy nhiên, ở tháp của ngài Tịnh Huân lại đặc biệt hơn do được bao phủ bởi một cây sanh. Cây sanh lâu năm vẫn xanh tốt, mọc rất nhiều rễ, bao trùm gần trọn 3 mặt của bảo tháp. Trong chùa còn có giếng cổ (giếng Ngọc) có dòng nước lành mát. Ngày xưa, vào mùa hạn, những giếng khác đều cạn, riêng giếng cổ vẫn còn nước, vì thế người dân trong làng phải ra giếng cổ múc nước. Giếng chùa Hà Tiên “trong xanh, mạch thủy nhiệm màu” nên các cụ xưa vẫn ví von: “Dù ai có xấu như ma/ Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên”. Hàng năm, vào những ngày lễ lớn, khách thập phương đến chùa lễ Phật đều xin nước ở giếng Ngọc, mang về thắp hương và uống dần, nhất là những ngày đầu xuân. Người ta tin rằng có nước giếng cổ để sử dụng dịp Tết sẽ mang đến nhiều điều may mắn. Với những giá trị về lịch sử và văn hóa được nêu khái quát trên, chùa Hà Tiên đã được UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc) ra quyết định xếp hạng là di tích Lịch Sử Văn Hoá cấp tỉnh, năm 1995. Nguồn: Cổng thông tin điện tử TP Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc 432 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Vĩnh Phúc

Đền Bắc Cung

Vĩnh Phúc 1043

Di tích cấp quốc gia

Chùa Báo Ân

Vĩnh Phúc 830

Di tích cấp tỉnh

Đình làng Hương Canh

Vĩnh Phúc 607

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Thờ Trần Nguyên Hãn

Vĩnh Phúc 567

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hoa Dương

Vĩnh Phúc 469

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hà Tiên

Vĩnh Phúc 433

Di tích cấp tỉnh

Chùa Cói

Vĩnh Phúc 416

Di tích cấp tỉnh

Danh thắng Tây Thiên

Vĩnh Phúc 410

Di tích quốc gia đặc biệt

Tháp Bình Sơn

Vĩnh Phúc 401

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Thổ Tang

Vĩnh Phúc 396

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật