Nói đến những làng nghề cổ ở miền Bắc nói chung và làng nghề gồm nổi tiếng nói riêng thì không thể không nhắc đến làng gốm Hương Canh ở tỉnh Vĩnh Phúc. Với tuổi đời hơn 300 năm, làng gốm đã có thời kỳ bị mai một nhưng chính nhờ sự yêu nghề và mong muốn giữ gìn nét đẹp của làng nghề truyền thống của nhiều nghệ nhân chân chính. Giờ đây, làng gốm dù đổi mới nhưng vẫn còn giữ lại lại nét đẹp đơn sơ, giản dị và trở thành điểm tham quan hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. Nằm tại thôn Lò Cang, thị trấn Hương Canh, huyện Xuyên Bình, tỉnh Vĩnh Phúc, làng gốm Hương Canh cách thành phố Vĩnh Yên tầm 12km, cách Hà Nội 42km, vô cùng phù hợp cho những chuyến du lịch ngắn ngày, kết hợp với các điểm du lịch nổi tiếng khác tại Vĩnh Phúc như hồ Đại Lải, Tam Đảo, thiền viền trúc lâm Tây Thiên, v.v… Dù không nổi tiếng như gốm Bát Tràng, Hà Nội nhưng làng gốm Hương Canh, Vĩnh Phúc lại có nét đẹp và sức hút riêng. Nghề gốm ở đây đã có mặt từ cách đây hơn 300 năm nhưng cho đến những năm 1950 – 1970, khi xuất hiện hợp tác xã gốm thì làng nghề mới thực sự lớn mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm gốm cung cấp cho các khu vực gần xa. Đây cũng có thể nói là thời điểm hưng thịnh nhất của làng gốm Hương Canh lúc đó. Giờ đây, làng nghề đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng vẫn quyết tâm tồn tại, trở thành một trong những làng nghề độc đáo của miền Bắc nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong chuyến du lịch Tam Đảo, du khách có thể ghé qua để chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm với nét thẩm mỹ cao cũng như là hiểu hơn về lịch sử của một trong những làng nghề cổ này. Đường đi tới làng gốm Hương Canh không quá khó so với một số điểm du lịch khác trong Vĩnh Phúc. Những du khách du lịch Tam Đảo tự túc có thể thuê xe máy hoặc đi xe buýt từ các bến xe của Hà Nội để tiết kiệm chi phí, còn đối với những khách đoạn nên di chuyển bằng ô tô hoặc là đi tour sẽ là hợp lý nhất. Từ thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc du khách có thể đi theo tuyến quốc lộ 2, hỏi đường về UBND xã Bình Xuyên, đi một đoạn nữa là sẽ tới ngay làng gốm Hương Canh. Còn nếu đi từ Hà Nội, du khách chỉ cần chạy xe máy đi theo quốc lộ 23, tới cầu Lò Cang rồi hỏi đường vào làng gốm. Đây thực sự là điểm đến cho những ai yêu thích nghệ thuật làm gốm cũng như là có niềm đam mê với các sản phẩm gốm truyền thống. Đến với làng gốm, du khách sẽ có dịp được ngắm nhìn và chạm tay vào những sản phẩm gốm truyền thống nhu chậu, chai, lọ, chum, vại,… Ngoài ra, để tạo sự đa dạng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, làng gốm không chỉ chuốt gốm mà còn các loại đồ mỹ nghệ, bức phù điêu bằng gốm vô cùng độc đáo, có giá trị. Một điều thú vị khác là loại đất sét dùng để nặn gốm ở đây là dòng đất sét xanh, nhiều thịt nên khi sản phẩm hình thành có độ dày, màu sắc đẹp và hơn hết là sở hữu nhiều công dụng hơn là một sản phẩm để trưng bày. Những chiếc bình gốm dùng để pha trà sẽ giúp giữ được độ nóng và vị trà rất lâu, càng tuyệt vời hơn khi để đựng rượu vì rượu sẽ không bị giảm đi độ cồn mà còn ngon hơn nếu để lâu. Đặc biệt, do đặc trưng về nguyên liệu nên khi dùng tay để gõ vào, các sản phẩm gốm đều tạo ra tiếng kêu leng keng rất thú vị hệt như những sản phẩm bằng kim loại. Ngày nay, để đáp ứng được nhu cầu và tính thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng, các nghệ nhân tại đây đã đổi mới, sáng tạo nhưng đồng thời cũng giữ lại những sản phẩm truyền thống không chỉ đẹp mà còn đa dạng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho những người dân địa phương. Đến làng gốm nơi đây, du khách cũng đừng bỏ lỡ cơ hội được ngồi nghe các nghệ nhân kể về lịch sử tạo ra gốm, hiểu hơn về quy trình làm gốm và thích thú nhất vẫn là "vào vai" một nghệ nhân gốm thực thụ để tự tạo nên những sản phẩm gốm handmade. Đây cũng chính là những trải nghiệm tuyệt vời hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những giây phút đáng nhớ và ý nghĩa nhất khi đến với làng gốm Hương Canh, Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc 1423 lượt xem Từ tháng 1 đến tháng 12
Ngày cập nhật : 11/03/2023