Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương từ lâu đã không còn quá xa lạ với người hành hương lễ Phật. Đây là một di tích văn hóa nổi tiếng và cũng là địa điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều người đến tham quan. Hãy nghe Huỳnh Lê Hoàng Sang (Long An) một travel blogger nổi tiếng bật mí .
Đôi nét sơ lược về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Vị trí chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương có rất nhiều tên gọi khác nhau như Chùa Bà Bình Dương, Miếu bà Thiên Hậu, Thiên Hậu Cung. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng được cộng đồng người Hoa xây dựng và trở thành địa điểm tâm linh tín ngưỡng thu hút nhiều người đến tham quan. Mang phong cách độc đáo với lối kiến trúc cổ, Chùa Bà Thiên Hậu còn được công nhận là Di tích văn hóa của tỉnh Bình Dương. Cách Chùa Bà Thiên Hậu không xa, còn có một ngôi chùa với nét Phật giáo Tây Tạng tuyệt đẹp đó là Chùa Tây Tạng Bình Dương. Tham quan nơi này, bạn không những được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thanh tịnh mà còn được tham gia vào các lễ hội sôi động, cầu bình an cho gia đình và người thân.
Địa chỉ: số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Thời gian mở cửa: 4h – 20h (các ngày trong tuần)
Câu chuyện về sự ra đời của Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương ban đầu được xây dựng ngay cạnh rạch hương Chủ Hiếu. Đến năm 1923 thì ngôi chùa bị tàn phá, sau đó được bốn Bang người Hoa tại đây là Triều Châu, Quảng Đông, Hẹ và Phúc Kiến cùng nhau xây dựng lại. Tương truyền về chùa Bà Bình Dương kể lại rằng, đây là nơi sinh sống của một cô gái tên là Lâm Mị Châu, con gái của một ngư phủ tại Phúc Kiến dưới thời nhà Tống, sau này bà chính là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Theo truyền thuyết kể lại rằng, cha và anh của bà đi đánh cá, không may thuyền bị nhấn chìm. Khi đó, bà đang ngồi dệt lụa ở nhà thì bỗng nhiên mắt nhắm mắt lại và đưa tay ra phía trước như đang cố níu kéo một vật gì đó. Sau đó bà được mẹ thông báo rằng cha đã mất và chỉ cứu được hai anh. Từ đó, dân chúng trong vùng mỗi khi ra biển thì hay đến xin bà phù hộ bình an. Năm 27 tuổi, bà mất và được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Thời điểm thích hợp tham quan Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu luôn mở cửa đón chào các Phật tử và nhiều người gần xa đến thăm. Vì vậy, bạn có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Vào những ngày rằm hàng tháng hay những ngày lễ hội, ngôi chùa thu hút rất nhiều người bởi những hoạt động văn hóa đặc sắc. Đặc biệt, Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm sẽ là thời điểm thích hợp nhất để bạn tham quan nơi này.
Ngôi chùa này được nhiều người đến thăm vì sự linh thiêng và yên bình của nó (Ảnh: sưu tầm)
Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Nếu bạn xuất phát từ trung tâm Sài Gòn đi Chùa Bà Thiên Hậu, gợi ý cho bạn 2 cách đi dưới đây:
Cách 1: Dọc theo đường Trường Chinh - Xa lộ Hà Nội (Tân Hưng Thuận) - tới Xa Lộ Đại Hàn – đến đường Lê Văn Khương – Hà Duy Phiên/TL9 – đi theo đường CMT8 (Thủ Dầu Một) – rẽ Nguyễn Du sẽ tới được chùa.
Cách 2: Bạn vẫn đi dọc theo đường Trường Chinh - Xa lộ Hà Nội (Tân Hưng Thuận) - tới Xa Lộ Đại Hàn – đường Tô Ngọc Vân (Thạnh Xuân) – đường Hà Huy Giáp - đi theo đường CMT8 (Thủ Dầu Một) – rẽ phải tại Yamaha Hoang Long – rẽ Nguyễn Du – Chùa Bà Thiên Hậu.
Khám phá nét kiến trúc độc đáo của Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa được thiết kế gồm ba dãy nhà: khu chánh điện và hai dãy nhà bên là hành lang Đông – Tây. Ngoài những nét đặc sắc trong lối kiến trúc thờ phụng, ngôi chùa còn mang chút bản sắc của người Hoa với những cây nhang vòng và lồng đèn được treo rất nhiều bên trong chùa.
Khu chánh điện là nơi thờ phụng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Mái trước cửa chánh điện được lợp ngói âm dương nổi bật lên những đường chỉ đắp nổi, được trang trí lưỡng long tranh châu, cá chép hóa rồng. Hai bên viền của mái nhà là tượng “bà Mặt Trăng”, tượng quan văn, quan võ... Đây chính là sự đặc trưng trong kiến trúc của người Hoa.
Bên trong chánh điện có treo nhiều câu đối ca ngợi công đức và sự linh thiêng của Bà trong việc cứu nhân độ thế, mang lại bình an cho người dân. Tại chánh cung thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bà khoác lên mình chiếc áo mão nghiêm trang và được thay mới hàng năm. Bên trái điện thờ Bà là khám thờ của Ngũ hành nương nương, bên phải thờ Bổn, được gọi là bổn đầu công công.
Hai dãy nhà bên hay còn gọi là hành lang Đông – Tây là nơi làm việc, hội họp và chứa đồ đạc. Vì vậy mà bên trong Hành lang ghi rất nhiều chữ Hán như khẩu hiệu nhắc nhở mọi người. Bên phải ghi những chữ như "Hữu thông" (đi suốt qua bên mặc), “Sự chí, Công lý” (mọi việc theo lẽ công), bên trái ghi “Dĩ lễ, Thủ chánh” (hãy theo lễ, giữ gìn cái chính), “Quảng nội” (rộng rãi bên trong).
Khu chánh điện rộng lớn là nơi thờ phụng Thiên Hậu Thánh Mẫu (Ảnh: Sưu tầm)
Lư hương trước nơi thờ phụng được điêu khắc chạm trổ với những đường nét rất tinh xảo (Ảnh: sưu tầm)
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương vẫn mang đậm nét nổi bật văn hóa của người Hoa (Ảnh: sưu tầm)
Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vô cùng uy nghiêm và linh thiêng bên trong khu chánh điện (Ảnh: sưu tầm)
Một số lưu ý bạn cần biết khi tham quan Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương
Để tham quan chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương được trọn vẹn và có ý nghĩa hơn, bạn có thể bỏ túi Cẩm nang du lịch của mình những lưu ý dưới đây:
Đây là nơi linh thiêng và trang nghiêm nên bạn hãy ăn mặc thật lịch sự và kín đáo.
Đừng nên mang theo nhiều vật có giá trị bên mình nếu bạn muốn tham gia lễ hội Chùa Bà Bình Dương, tránh tình trạng mất cắp.
Bạn hãy tự chuẩn bị lễ vật thắp hương hoặc mua sẵn trước cổng chùa nhé.
Tuyệt đối không được gây mất trật tự, hái hoa, bẻ cành, xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa làm ảnh hưởng đến cảnh quan tại đây.
Có thể mang theo đồ ăn và nước uống sẵn.
Bên cạnh Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương thì bạn cũng có thể ghé đến Chùa Châu Thới để tham quan cũng được đấy.
Mong rằng những chia sẻ về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương trên sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch Bình Dương trọn vẹn nhất. Nếu muốn tìm một nơi yên tĩnh và trốn khỏi những ồn ào của đô thị thì bạn hãy ghé đến nơi này ngay nhé. Chúc bạn có một chuyến đi thật ý nghĩa và nhiều niềm vui!