(SGTT) – Cây hoa gạo nở đỏ rực một góc chùa Linh Sơn (huyện Đông Hưng, Thái Bình) tạo nên khung cảnh miền quê thanh bình, mộc mạc.
(SGTT) – Cây hoa gạo nở đỏ rực một góc chùa Linh Sơn (huyện Đông Hưng, Thái Bình) tạo nên khung cảnh miền quê thanh bình, mộc mạc.
Anh Nguyễn Trọng Cung, một bác sĩ y học cổ truyền, có niềm đam mê nhiếp ảnh đang sống ở Thái Bình, mới đây đã có chuyến ghé thăm và chụp ảnh cây hoa gạo vào mùa trổ bông tại chùa Linh Sơn (xã Đông Phương, huyện Đông Hưng, Thái Bình). Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Cây hoa gạo nở đỏ rực một góc sân, trong khung cảnh chùa chiền và đồng ruộng. Anh Cung cảm nhận được sự thanh tịnh, yên tĩnh nơi cửa Phật. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Theo chia sẻ của anh Cung, năm nay hoa nở không đẹp bằng năm ngoái. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Hoa gạo thường nở vào trung tuần tháng Ba và kéo dài trong khoảng hai tuần. Theo anh Cung, bên cạnh chùa Linh Sơn, điểm chụp hoa gạo đẹp nhất Thái Bình hiện tại là ở đình Ngái, thuộc xã Quang Bình, huyện Kiến Xương. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
“Chụp ảnh hoa gạo nên chọn ngày nắng, thời điểm hoa nở rộ, còn không thì nên chọn ngày có hơi chút sương mù, khi đó sẽ hợp với quang cảnh chùa chiền mờ ảo”, anh Cung chia sẻ về kinh nghiệm chụp hoa gạo. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Anh Cung cho hay nét đặc trưng của Thái Bình là văn hóa lúa nước. Ngoài những cây gạo đã đề cập, Thái Bình còn nổi tiếng với chùa Keo và biển vô cực Thái Thụy (vào tháng Tư hàng năm). Ghé Thái Bình, du khách có thể thưởng thức đặc sản canh cá Quỳnh Côi và bánh cáy Làng Nguyễn (huyện Đông Hưng). Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Anh Cung cho hay hoa gạo còn có tác dụng chữa loét dạ dày, tá tràng… Thân cây gạo được dùng làm thuốc chữa vết thương sưng viêm, thuốc bó xương, giúp xương mau lành. Tầm gửi trên cây gạo có thường dùng cho các bài thuốc chữa phong thấp, điều hòa huyết áp, thanh nhiệt. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Khi đến du lịch Thái Bình du khách không thể ghé thăm các điểm du lịch nổi tiếng khác như :
1.Bãi biển Đồng Châu
Bãi biển gây ấn tượng với một bức tranh tuyệt đẹp. Nhờ những triền cát trắng bát ngát kéo dài, đón sóng biển êm dịu, kết hợp với rặng phi lao vẽ nên khung cảnh tuyệt đẹp và lôi cuốn. Ngoài việc thỏa mãn niềm đam mê tắm biển và thư giãn dưới ánh nắng mặt trời, Đồng Châu cũng là một trường học tự nhiên tuyệt vời về hệ sinh thái biển. Xem chi tiết
2.Khu du lịch sinh thái Cồn Vành
Biển Cồn Vành nằm trên địa bàn xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Từ trung tâm huyện đến đây chỉ khoảng 25km. Nếu đi từ Hà Nội sẽ mất khoảng 2 tiếng là tới nơi. Xem chi tiết
3.Khu du lịch sinh thái Cồn Đen
Cồn Đen không phải là bãi biển có bờ cát vàng óng, chạy dài ôm ấp lấy mặt biển trong xanh. Cồn Đen chỉ là một bờ biển mộc mạc, giản dị, hoang sơ, nhưng đã UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004. Xem chi tiết
4.Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Cách TP.Thái Bình chừng 20 km về phía đông, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm luôn mang một âm thanh đặc trưng của tiếng chạm khắc. Kết quả của những âm thanh đó là bao nhiêu sản phẩm hoa văn tinh xảo được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân nơi này. Xem chi tiết
5.Chùa Keo
Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang tự, là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Chùa được xây dựng ngay từ năm 1632 dưới thời vua Lê Trung Hưng, với lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” đặc trưng của kiến trúc chùa Việt Nam. Xem chi tiết