Lạc bước vào “vương quốc đỏ” đầy kỳ thú ở Vĩnh Long

(CLO) Khi nhắc đến vùng đất Vĩnh Long người ta sẽ nghĩ ngay đến những vườn trái cây trĩu quả hay nhiều ngôi chùa có công trình kiến trúc độc lạ. Thế nhưng nơi đây còn nổi tiếng với ngôi làng nung gạch, gốm truyền thống từ hàng trăm năm qua.

(CLO) Khi nhắc đến vùng đất Vĩnh Long người ta sẽ nghĩ ngay đến những vườn trái cây trĩu quả hay nhiều ngôi chùa có công trình kiến trúc độc lạ. Thế nhưng nơi đây còn nổi tiếng với ngôi làng nung gạch, gốm truyền thống từ hàng trăm năm qua.

Là một trong những tỉnh thành nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là vùng đất dự trữ một lượng đất sét vô cùng lớn. Chính vì thế, nơi đây có lợi thế và điều kiện cho phép người dân hình thành nghề nung gạch. Từ nghề nung gạch, sau này bà con phát triển thành gốm. Bởi vậy mà nơi đây đã trở thành vùng đất gốm thủ công truyền thống lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 

Là một trong những tỉnh thành nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là vùng đất dự trữ một lượng đất sét vô cùng lớn.

Theo tìm hiểu của Báo Nhà báo & Công luận, làng nghề làm gạch ngói khu vực ven sông Cổ Chiên - Vĩnh Long có thời gian tồn tại lâu nhất trong số các làng nghề làm gạch ngói ở miền Tây. Lò gạch thuộc hai huyện Long Hồ và Mang Thít. Trong đó, số lượng hộ gia đình tham gia sản xuất gạch tập trung nhiều nhất ở xã Nhơn Phú và Mỹ An thuộc huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. 

Nói về thời gian hình thành và phát triển của làng nghề, bác Lê Tài - người dân sinh sống nơi đây cho hay: “Tôi cũng chỉ nghe các cụ kể lại rằng nghề nung gạch gốm Vĩnh Long xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Ban đầu, bà con tận dụng nguồn đất sét dồi dào chỉ để sản xuất gạch và ngói. Thời điểm ấy, khắp vùng Mang Thít, Long Hồ không nơi nào có thể làm ra sản phẩm tương tự.

Sau một thời gian, nghề nung gạch gốm Vĩnh Long bắt đầu phát triển sang các địa phương khác. Hàng nghìn lò nung rực lửa quanh năm suốt tháng. Thêm vào đó, số lượng ghe chở hàng, nguyên liệu ra vào bến liên tục, kín cả sông Mang Thít, Cổ Chiên, kênh Thầy Cai. Tuy nhiên, dù là Sa Đéc hay Cao Lãnh thì Mang Thít và Long Hồ vẫn xứng đáng với tên gọi “vương quốc đỏ” của miền Tây”.

100 năm qua lò gạch Mang Thít Vĩnh Long đã tồn tại và lớn dần cùng với dòng sông Cổ chiên thơ mộng.

Khoảng 100 năm qua lò gạch Mang Thít Vĩnh Long đã tồn tại và lớn dần cùng với dòng sông Cổ Chiên thơ mộng. Các sản phẩm của làng gốm còn được phép xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Vì thế, người bản địa sinh sống tại vùng đất này hàng trăm năm nay ưu ái gọi lò gạch Mang Thít, Vĩnh Long, là “vương quốc gạch ngói”. Xưa kia, khi nghề làm gạch thủ công truyền thống còn thịnh vượng, mỗi nhà sở hữu vài miệng lò. Những khi vào mùa, tất cả nhất loạt nhả khói trắng ngút trời. Những lò gạch nằm san sát nhau, nhìn từ xa giống như một tiểu vương quốc bé xinh với hàng trăm tòa lâu đài nhỏ.

Anh Nguyễn Tiến Đông  (ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít) chia sẻ: “Tại đây, một lò gạch thường cao tầm 12m và cần phải đến 5 ngày để tải và dỡ gạch, 15 ngày để nung và 10 ngày để xây cửa lò và chờ gạch nguội. Gạch được nung bằng trấu với quy trình kiểm tra, canh lửa rất cẩn trọng, để đảm bảo gạch ‘chín’ vừa đúng. Sau khoảng 1 tháng nung, thành phẩm thu được là khoảng 120.000 viên gạch đỏ au đúng chuẩn. Ngày trước khi giao thông chưa phát triển, gạch được vận chuyển đi khắp miền Nam bằng đường sông”.

Các sản phẩm của làng gốm còn được phép xuất khẩu sang nhiều nước phát triển trên thế giới.

Giờ đây “vương quốc gạch nung” vẫn nằm đó chỉ là rêu đã mọc, bụi đã bám, hiện tại chỉ còn số ít những lò gạch này nổi lửa. Bởi hệ thống lò hiện đại chiếm ưu thế, lò gạch truyền thống của Vĩnh Long dần dần ‘thất sủng’ và cuối cùng rơi vào dĩ vãng. 

Ngoài ra, một trong những lý do khách quan khác khiến các lò nung thủ công không còn hoạt động sôi nổi như trước kia có lẽ là vì lý do gây ô nhiễm môi trường từ khói, bụi. Thế nhưng nơi đây vẫn là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Chưa kể, nơi này còn có khá nhiều góc chụp độc đáo mà chắc chắn du khách sẽ khó lòng bỏ qua.

Chị Lê Như Vân (khách du lịch) chia sẻ: “Tình cờ một người bạn của tôi chụp ảnh nơi này và gửi cho tôi. Tôi hỏi cô ấy đây là nơi nào mà trông giống kỳ quan của thế giới vậy, nhưng cô ấy nói hình chụp trong tấm ảnh là ở Mê Kông - Việt Nam. Tôi đã không tin vào điều đó. Hàng nghìn tháp nung gạch khổng lồ trông như trong mơ vậy. Khung cảnh này là sự hòa quyện tuyệt vời giữa kiến trúc và thiên nhiên”.

"Vương quốc đỏ" là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước

Hiện nay, các bà con nơi đây đã nghiên cứu kỹ để sáng tạo nhiều công thức kỹ thuật đặc biệt, tạo ra các sản phẩm màu trắng bạc loang lổ rất tự nhiên. Không những thế các ngôi làng có nghề truyền thống nung gạch gốm Vĩnh Long đang thay đổi và kết hợp nhiều tiện ích du lịch kết hợp với nhau.

Nếu có cơ hội đến Vĩnh Long, hãy khám phá địa điểm trên sẽ giúp bạn có cơ hội được tìm hiểu và tham quan quy trình làm ra những sản phẩm ấn tượng, đặc sắc về gạch, gốm. Bên cạnh đó khi về bạn còn có một album ảnh vừa ấn tượng, vừa độc đáo.

Một số hình ảnh đẹp tại “vương quốc đỏ” ở Vĩnh Long:

Các lò gạch nung nằm san sát nhau như những cây nấm khổng lồ.

Các công nhân đang vận chuyển gạch nung đến địa điểm tập kết, để vận chuyển tới tay khách hàng.

Một lò gạch đang nung gạch với cột khói bốc lên.

Mang Thít giờ đây trở thành địa điểm du lịch thu hút khách muốn khám phá trải nghiệm Vĩnh Long.

24 Tháng 01, 2024 597

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành