Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Đền Quán Thánh trấn phía bắc (đền Bạch Mã trấn phía đông, đền Voi Phục trấn phía tây và đền Kim Liên trấn phía nam). Đền Quán Thánh thuộc phường Quán Thánh- Ba Đình - Hà Nội. Đền tọa lạc ở vị trí góc đường Thanh Niên và phố Quán Thánh nhìn thẳng ra Hồ Tây. Tại ngôi đền này hiện đang lưu giữ và thờ phụng bảo vật quốc gia - tượng quan Trấn Vũ bằng đồng đen, nặng 4 tấn. Huyền Thiên Trấn Vũ, là vị thần nhiều lần giúp dân nước Việt chống ngoại xâm, giúp An Dương Vương trừ ma quái khi xây thành Cổ Loa để nhớ công ơn thần, nhà Vua đã cho lập đền thờ. Theo thuyết của Đạo giáo, Huyền Thiên là một vị Thần luôn được thờ trấn ải Hướng Bắc. Tượng Huyền Thiên trước bằng gỗ, đến năm Vĩnh Trị thứ 2 thời vua Lê Hy Tông(1677) mới được đúc bằng đồng cao 3,96m, nặng 4 tấn, chu vi bệ đã 8m. Tượng ngồi oai nghiêm, mặt vuông, mắt nhìn thẳng , râu dài, đầu không đội mũ, tóc xõa ra đằng sau, mình mặc áo đạo sỹ mầu đen đi chân lên lưng rùa, thân gươm có rắn quấn. Rắn và rùa tượng trưng cho sức mạnh và sự trường sinh của Thần. Tượng đồng Huyền Thiên đồ sộ, uy nghiêm, hùng dũng được thờ ở Phía Bắc Thành Thăng Long mang một ý nghĩa lớn lao đối với tự vệ Quốc gia, biểu thị tinh thần quật cường của dân tộc qua các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhiều thế kỷ trước. Về kiến trúc, Đền Quán Thánh đã qua rất nhiều lần tu sửa và kiểu kiến trúc như hiện nay phần lớn là từ thời Nguyễn thế kỷ 19, gồm: tam quan, sân bái, tiền đế, trung đế và hậu cung. Trên cổng giữa của tam quan có đắp nổi tượng thần Rahu trong thần thoại Ấn Độ đã nuốt mặt trăng, mặt trời gây nên hiện tượng nguyệt thực, nhật thực. Đây là sự hội nhập tín ngưỡng của người Việt Nam. Ngoài ra, các chi tiết kiến trúc bằng gỗ tại đền được chạm khắc rất tinh xảo, mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Vào thế kỷ 19, vua Minh Mạng đổi tên thành Chân Vũ quán (tên này được tạc bằng chữ Hán trên nóc cổng tam quan. Bức hoành trong bái đường vẫn để tên cũ là Trấn Vũ Quán). Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tiêu biểu mang tính thời đại và tầm vóc Quốc gia, dân tộc. Tượng quan Trấn Vũ tại đền Quán Thánh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia ngày 22/12/2016. năm 2022 đền Quán Thánh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt . Hằng năm, lễ hội đền Quán Thánh diễn ra vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Nguồn: Sở du lịch Hà Nội

Hà Nội 895 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 2329

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 2158

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 2100

Di tích cấp quốc gia

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 2032

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 1988

Di tích cấp quốc gia

Chùa Một Cột

Hà Nội 1772

Di tích cấp quốc gia

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 1652

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 1642

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Láng

Hà Nội 1598

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 1586

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật