Đình Giảng Võ

Đình Giảng Võ

Đình Giảng Võ thờ bà Lý Thị Châu Nương. Theo ngọc phả lưu giữ ở Đình, Bà là người Võ trại (Giảng Võ). Năm 16 tuổi, Bà đã tinh thông võ nghệ, trí dũng song toàn. Chồng bà là tướng quân Trần Thái Bảo - Đốc bộ Châu Hoan (nay là tỉnh Nghệ An). Trong cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên Mông lần thứ ba, bị địch bao vây, Ông đã dẫn quân xông ra phá vòng vây, Bà giả trai chỉ huy binh lính giữ thành, bảo vệ kho tàng trong hơn một tháng. Sau đó, quan Thái Bảo chiêu mộ thêm quân sĩ, tiến về thành giải vây. Bà xuất quân cùng đánh, quân Nguyên thua phải rút chạy. Vua Trần Nhân Tông hay tin khen ngợi tài trí của Châu Nương và phong Bà là Khố nương Công chúa Quản trưởng Quốc khố Đại Phu nhân. Sau chiến công đó, Ông được phong chức Tiền quân Dực thánh chỉ huy đạo quân bảo vệ nhà vua và kinh thành Thăng long. Bà được nắm toàn quyền thu phát binh lương của Quốc khố kiêm cai quản phủ Phụng Thiên. Trong một trận chiến đấu ác liệt, Bà đã anh dũng hy sinh năm 1287. Vua Trần phong cho Bà là " Anh linh Hiển ứng Khố nương Công chúa Chủ Khố Đại vương Phu nhân Thánh Mẫu" và lệnh cho làng Giảng Võ lập đền thờ Bà. Để tỏ lòng kính phục người con gái anh hùng, Bà đã được tôn thờ làm Thành hoàng làng Giảng Võ nên Đền thờ Bà được gọi là Đình thờ, nhân dân quen gọi là Đình thờ Bà Chúa Kho (ngoài Giảng Võ là nơi thờ chính theo lệnh nhà Vua, nhiều làng ở Châu Hoan cũng lập Đền thờ Bà). Đình thờ Bà nằm ở giữa làng Giảng Võ xưa (nay là ngõ 612, đường La Thành, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội), toạ lạc trên khu đất rộng gần 2.000 m2. Mặc dù bị chiến tranh và thời gian tàn phá, được trùng tu, xây dựng lại, Đình vẫn giữ được kiến trúc khá đẹp và cổ kính. Phía trước là miếu thờ Cô Đệ Nhật và Cô Đệ Nhị, hai người hầu của Bà. Chính giữa là nhà Phương Đình, phía trong là toà Đại Đình, nơi thờ Bài vị và Long ngai Bà. Di tích cổ nhất của Đình là 2 nhà Tả mạc và Hữu mạc nằm hai bên nhà Phương Đình. Đây là nhà có kiến trúc cổ độc đáo, kết cấu vì kèo quá giang, đầu hồi bịt đốc với các cây trụ đỡ mái. Đỉnh trụ là 2 con nghê quay mặt vào nhau. Ngoài ra, trong khuôn viên Đình còn có 4 con nghê đá, 2 tấm bia đá và một số trụ đá trước đây dùng để kê cột đình. Trên nóc Đình có bức đại tự ghi 4 chữ " Lý Trần phương danh"(tiếng thơm 2 họ Lý Trần). Trong Đình có bức đại tự "Nữ trung anh kiệt" (anh hùng hào kiệt trong giới nữ) và đôi câu đối ca ngợi Bà: Tài chính túc sung quân, môn nội mệnh văn Thiên tử chiếu. Âm mưu năng thoái lỗ, quốc trung danh chấn nữ thần cơ. Dịch : Của cải đủ nuôi quân, khắp chốn nghe tin Vua xuống chiếu. Mưu hay lui giặc dữ, nước nhà nức tiếng gái tài cao. Trước sân đình là những cây đa cổ thụ soi bóng trên làn nước trong xanh làm tôn thêm vẻ uy nghiêm, cổ kính của Đình. Ngày 20/07/1994, Đình Giảng Võ được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Đình Giảng Võ thờ Bà Chúa kho là ngôi đình thiêng của đất Hà thành. Hàng năm, Đình tổ chức lễ hội truyền thống vào ngày sinh (12/02 âm lịch) và ngày hoá (20/07 âm lịch) của Bà. Ngoài ra, vào ngày 23/12 âm lịch, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, UBND phường Giảng Võ và Nhà hát Tuồng Trung ương phối hợp tổ chức rước bài vị và bát hương của Bà để cầu cho quốc thái dân an. Lễ hội được tổ chức trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc, không có tệ nạn mê tín dị đoan, thu hút rất đông nhân dân trong vùng và khách thập phương tham dự. Nguồn Cổng thông tin điện tử quận Ba Đình , thành phố Hà Nội .

Hà Nội 87 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 1687

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 1506

Di tích cấp quốc gia

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 1439

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 1332

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 1268

Di tích cấp quốc gia

Chùa Một Cột

Hà Nội 1199

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 1153

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Láng

Hà Nội 1149

Di tích cấp quốc gia

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 1140

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 1052

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật