Đình Vạn Phúc ( Đình Tổng )

Đình Vạn Phúc ( Đình Tổng )

Đình Vạn Phúc (còn gọi là đình Tổng, đình Vạn Bảo) tọa lạc trên khu đất cao trong ngõ 194 phố Đội Cấn, quận Ba Đình. Đình được xây dựng từ thế kỷ thứ XI, là nơi thờ tự Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Trại Vạn Bảo sau đổi là trại Vạn Phúc, có đình hàng tổng của khu Thập tam trại. Cụm di tích Vạn Phúc gồm đình Vạn Phúc, miếu Trắng và chùa Bát Tháp. Đình có nguồn gốc xa xưa từ thời xây dựng kinh đô Thăng Long (thời Lý). Khu vực này có ngôi đền thờ Linh Lang Đại Vương, theo truyền thuyết, người là Hoàng Chân, con thứ tư của vua Lý Thánh Tông (1054 - 1073), là người có công chống giặc Tống xâm lược gìn giữ kinh thành Thăng Long. Đình Vạn Phúc cũng là nơi đóng quân của ngài. Ngoài ra đình còn là nơi thờ Mẫu Thiên Tiên Lý Huệ Tông. Linh Lang Đại Vương có tên là Hoàng Chân, con trai thứ tư của Vua Lý Thánh Tông. Năm 1075, đất nước có nạn ngoại xâm, Linh Lang xin nhà vua cùng Hoàng tử Chiêu Văn chỉ huy Hạm thuyền vượt qua biển Vĩnh An, tiến công, đập tan các đồn bốt giặc, phối hợp cùng các đạo quân của tướng Tôn Đản đánh chiếm cơ sở chiến lược, tập trung lương thảo của giặc Tống xâm lược. Quân ta đại thắng, nhà Vua mở Đại yến, muốn nhường ngôi cho Hoàng tử nhưng ngài từ chối. Đất nước thanh bình được một thời gian, đến cuối năm 1076 giặc Tống lại đưa quân sang xâm lược nước ta, một lần nữa Hoàng tử lại cùng Hoàng tử Chiêu Văn chỉ huy Hạm thuyền từ Vạn Xuân ngược dòng Kháo Túc, bất ngờ tập kích vào phòng tuyến phía Đông của giặc Tống bên bờ bắc sông Như Nguyệt, đánh đuổi giặc Tống khỏi biên cương của Tổ Quốc. Tại dòng sông này Hoàng tử đã anh dũng hy sinh (mùng 10 tháng 02 Đinh Tỵ – 1077). Xét công trạng của hoàng tử nhà Vua ban phong Mỹ tự, cho phép 269 làng trại trong cả nước xây đền miếu thờ cùng sắc phong Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Lễ hội chính của đình vào ngày 09/2 Âm lịch kỷ niệm ngày hóa của Đức Thánh, còn lại các ngày 12/9 Âm lịch ngày Đại yến khao quân, ngày 13/12 Âm lịch là ngày sinh của Đức Thánh. Tại đình còn lưu giữ chiếc trống lớn bậc nhất ở Hà Nội, mỗi mặt trống phải căng cả cỗ da của con trâu mộng và để mỗi khi đánh trống, toàn dân “Thập tam trại” đều nghe thấy. Đến năm 1986, đình Vạn Phúc đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia và là Di tích lịch sử – văn hóa vào năm 1992. Nguồn Cổng thông tin điện tử quận Ba Đình , thành phố Hà Nội.

Hà Nội 83 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 1687

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 1506

Di tích cấp quốc gia

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 1438

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 1332

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 1268

Di tích cấp quốc gia

Chùa Một Cột

Hà Nội 1199

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 1153

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Láng

Hà Nội 1149

Di tích cấp quốc gia

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 1140

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 1052

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật