Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích lịch sử Nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Di tích lịch sử Nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Khu di tích lịch sử cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949- 1954) gồm hai điểm chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân ủy ở đồi Đỏn Mỵ (là đồi mít ) và văn phòng Bộ tổng Tư lệnh trên đồi Khau Cuổi (là rừng chuối ) thuộc thôn Bảo Biên, xã Bảo Linh, huyện Định Hóa. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1947- 1954), Bảo Biên được chủ tịch Hồ chí Minh và Đảng ta chọn làm một trong những điểm trung tâm của căn cứ địa Trung ương (An toàn khu- gọi là ATK). Tại đây từng có các đồng chí lãnh đạo chỉ huy của Bộ Quốc phòng ở và làm việc như đồng chí Tạ Quang Bửu – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí Hoàng Văn Thái – tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ở đình bản Khen. Sau ngày kháng chiến thành công Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần viết thư thăm hỏi và động viên đồng bào các dân tộc ở đây, mùa xuân năm 1989 và 12/ 8/ 1998 Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Bảo Biên, đã đến thăm nơi ở, làm việc năm xưa và văn phòng Bộ tổng Tư lệnh trong kháng chiến chống Pháp. Nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và văn phòng quận uỷ nằm trên đồi Đỏn Mỵ, nhìn ra phía trước theo hướng Đông – Nam là cánh đồng Bảo Biên, có đường ô tô chạy qua, cắt ngang phía trước ngay sát di tích là con đường làng mới mở, bên phải, bên trái là nhà dân. Phía sau là dãy núi Lai Liệp nối liền với dải núi Hồng hùng vĩ, hiện nay qua khảo sát còn thấy 5 nền nhà to, nhỏ khác nhau được cây cối che phủ. Căn cứ vào kích thước, vị trí và lời kể của nhân chứng thì nền nhà lớn trên đỉnh đồi, giữa có một cửa hầm là nơi hội họp và làm việc. Phía trước là nhà gác, sau là bếp, bên trái là nhà ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và văn phòng Quân ủy cùng với nhân viên phục vụ, dưới chân đồi phía sau có một cái ao lau sậy um tùm xung quanh là ruộng của dân. Khu vực văn phòng Bộ tổng Tư lệnh nằm trên dải đồi thấp, đối diện phía trước cách nơi ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khoảng 700m về hướng Đông – Nam, xung quanh bên phải, bên trái, phía sau là rừng cọ, vào, phía trước nhìn lên hướng Tây – Bắc là cánh đồng Bảo Biên. Qua khảo sát thấy có hai nền nhà liền nhau còn rõ dấu tích, đó là hội trường lớn và văn phòng làm việc của Bộ tổng Tư lệnh, ngoài ra còn nhiều nền nhà to, nhỏ khác nhau nằm rải rác trên đồi Khau Cuổi, đó là nơi ở của bộ đội ta để bảo vệ khu căn cứ Bảo Biên. Toàn bộ khu di tích lịch sử Bảo Biên nằm trong một thung lũng nhỏ hẹp, bao quanh là rừng núi rất kín đáo, tiện lợi cho việc giữ gìn bí mật, nhưng cũng rất thuận lợi cho việc liên lạc đi các hướng. Từ đây có thể ra Chợ Chu, xuống Thái Nguyên, lên Chợ Đồn – Bắc Kạn, sang Sơn Dương – Tuyên Quang một cách dễ dàng. Bảo Biên là trung tâm đầu não quân sự của Đảng ta, tại đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với quân ủy và Bộ tổng Tư lệnh xây dựng các kế hoạch quân sự quan trọng trình lên thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chủ Tịch phê duyệt, chỉ huy, chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Bảo Biên có một vị trí quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Cùng với thời gian, do tác động của thiên nhiên cũng như con người nên di tích bị xuống cấp nhiều. Nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn phòng quân ủy và văn phòng Bộ tổng Tư lệnh trước đây được làm bằng tre, nứa, gỗ, không còn nữa, dấu tích nền nhà còn tương đối nguyên vẹn. Nhờ ý thức bảo vệ di tích của đồng bào, cả hai địa điểm của khu di tích không bị phá hại xâm lấn, đầu năm 1996 theo dự án đầu tư xây dựng vùng ATK của nhà nước, đường ô tô đã mở qua phía trước trung tâm khu di tích, làm đường xây bậc lên bằng gạch, xi măng vào nơi ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và văn phòng Quân ủy, đường điện lưới quốc gia cũng đang được xây dựng. Cuối năm 1996 nhân dân địa phương huy động làm đường ô tô vào điểm di tích văn phòng Bộ tổng Tư lệnh. Cùng với các di tích trong vùng ATK Định Hóa như nơi hợp nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân (15/ 5/ 1945) tại Định Biên. Di tích chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tỉn Keo xã Phú Đình, vượt qua Đèo De núi Hồng là khu di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang)… tạo thành một quần thể di tích cách mạng và kháng chiến, thuận tiện cho việc tham quan du lịch. Để phát huy tốt giá trị của di tích, cần tạo một môi trường tốt về đời sống vật chất, tinh thần, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí trong vùng, phục hồi lại một vài điểm di tích quan trọng, xây dựng nhà bia ghi dấu sự kiện, dựng biển hướng dẫn để đón khách vào tham quan thường xuyên. Địa điểm di tích cơ quan Bộ tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949 – 1954) tại Bảo Biên được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số: 43/1999-QĐ-BVHTT, ngày 12/07/1999, quân dân xã Bảo Linh được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống thực dân Pháp. NGUỒN: Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hoá, Thái Nguyên

Thái Nguyên 113 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Thái Nguyên

Khu di tích Núi Văn - Núi Võ

Thái Nguyên 1929

Di tích cấp quốc gia

KHU DI TÍCH ATK ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên 1682

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Hang (TP. Thái Nguyên)

Thái Nguyên 1637

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Quốc gia 60 liệt sĩ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái

Thái Nguyên 1525

Di tích cấp quốc gia

Đền Đuổm

Thái Nguyên 1500

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Quốc gia 27/7

Thái Nguyên 1490

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thịnh Đán

Thái Nguyên 1470

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử văn hóa Đền Trình và sự tích Sông Tiên

Thái Nguyên 1461

Di tích cấp tỉnh

Chùa Phù Liễn

Thái Nguyên 1450

Di tích cấp tỉnh

Chùa Cầu Muối | Đình Cầu Muối

Thái Nguyên 1346

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật