Đền thờ Chu Văn An – Khi tâm đức sáng ngời làm nên nét đẹp muôn đời!

Vì sao không nên bỏ lỡ chuyến tham quan Đền thờ Chu Văn An?

                                                       Đền thờ Chu Văn An – Khi tâm đức sáng ngời làm nên nét đẹp muôn đời!

 Nếu như Hà Nội nổi tiếng với Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi hội tụ truyền thống hiếu học thì khi đặt chân tới đất Hải Dương, người ta không thể không nhớ về Đền thờ thầy Chu Văn An. Hãy cùng mình tìm hiểu lí do tại sao Đền thờ trở thành nơi linh thiêng, cao đẹp thu hút du khách đến vậy nhé!
#Phụ lục:

1. Một số thông tin về tour du lịch.

2. Sơ lược về thầy giáo Chu Văn An.

3. Khám phá Đền thờ Chu Văn An có gì?

4. Những lưu ý về việc tham quan Đền thờ Chu Văn An.

5. Vì sao không nên bỏ lỡ chuyến tham quan Đền thờ Chu Văn An?

# Chi tiết:

1. Một số thông tin về tour du lịch.

- Vị trí: Đền Chu Văn An Hải Dương nằm ở núi Phượng Hoàng, nay là Phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

- Giá vé: Bạn hoàn toàn có thể tham quan Đền mà không cần chi trả vé vào vì nơi đây không thu vé. Bên cạnh đó, bạn có thể đóng thêm phụ phí 400k-600k để làm lễ dâng hương.

- Phương tiện di chuyển: Đa số du khách sẽ lựa chọn đi xe buýt hoặc xe máy đến khu di tích lịch sử.

2. Sơ lược về thầy giáo Chu Văn An và Đền thờ linh thiêng.

- Lai lịch:  Chu Văn An ( 1292 - 1370) tại xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần.

- Cuộc đời:   + Chu Văn An được người đời ưu ái ca ngợi là "Người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam" bởi lẽ từ khi còn trẻ ông đã luôn giữ tiết tháo thanh cao, tính tình cương trực, nghiêm nghị cùng học vấn uyên bác, hết mình với sự nghiệp học tập và giảng dạy.   

                 + Hồi trẻ, ông mở trường dạy học ở Huỳnh Cung, học trò gần xa biết đến, kính lễ và theo học thầy. Sau này đến thời Trần Minh Tông, ông được mời về làm tư nghiệp Quốc Tử Giám và dạy học cho thái tử, con vua. Đến đời vua Trần Dụ Tông chỉ ham mê tửu sắc, ăn chơi trụy lạc không quan tâm đến đời sống nhân dân, người thầy đức độ xin dâng "Thất trảm sớ"(Chém đầu 7 tên nịnh thần) song không được chấp nhận nên ông chán nản, lui về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), tiếp tục viết sách, cống hiến với sự nghiệp giảng dạy cho tới khi mất. Sau khi ông qua đời, nhiều học trò đã lập đền thờ tại chính nơi ông từng dạy học để tưởng nhớ công lao của thầy. Năm 1998, đền Chu Văn An ở Hải Dương đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia và thu hút đông đảo du khách.

                                             

                                                                           Tượng thờ thầy Chu Văn An trong đền chính ( Ảnh: Sưu tầm)

3. Khám phá Đền thờ Chu Văn An có gì?

- Tổng quan về kiến trúc: Đền thờ Chu Văn An tọa lạc ở núi Phượng Hoàng- nơi phong cảnh hữu tình, thơ mộng nhưng không kém phần thiêng liêng,bình yên với rừng thông bát ngát, chim hót líu lo. Đền bao gồm: tam quan nội,tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính. Đền chính tọa lạc ở trên đất cao với ý nghĩ phong thủy là mắt phượng, trong hậu cung đặt tượng thờ thầy bằng đồng và trang trí theo đề tài tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng) và tứ quý (Tùng – Cúc – Trúc – Mai). Đền thờ được treo bảng "Vạn thế sư biểu" như một lời nhắc nhở của thế hệ người Việt về lòng biết ơn, tri ân sâu sắc tới người thầy chuẩn mực, đức độ.

- Khám phá: Tại đây, bạn phải leo 112 bậc đá mới có thể lên đến đền chính. Nơi đây vốn là một không gian linh thiêng, thanh tịnh nên khi đến đây, du khách có thể thong thả thưởng ngoạn thiên nhiên ở trên cao mà không sợ nắng nóng vì có rừng thông bạt ngàn tươi mát. Du khách có thể được nghe thuyết minh về thầy giáo Chu Văn An và Đền thờ thầy. Nếu bạn là một "tín đồ tâm linh" thì đừng bỏ lỡ việc vào thắp hương trong đền chính nhé! Đây chính là niềm tin linh thiêng của bao thế hệ người Việt nhằm tỏ lòng biết ơn đến vị thầy đức độ và cũng là để cầu may trong học tập. Bên cạnh đó, việc xin chữ, mua bút tại đây cũng là cách để "lấy vía" may mắn, thi cử đỗ đạt cho sự "học".Giá chữ chỉ khoảng (30k/ lần). Dọc đường lên đền chính có một số quán bán nhang hương để dâng lên thầy hoặc có người bán đồ ăn, đặc sản bạn có thể thử và mua về làm quà lưu niệm nhé!     

                                              

                                                                                 Một góc nhìn trên cao từ đền chính ( Ảnh: Sưu tầm)

4. Những lưu ý về việc tham quan Đền thờ Chu Văn An.

- Du khách thường tham gia vào dịp thi cử, đầu năm học mới hay dịp lễ hội đền Chu Văn An (ngày 1 - 25/8 Âm lịch) mà chính hội là ngày 25, Lễ tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hay Lễ hội về nguồn thời điểm 24 - 26/11 âm lịch.

- Là địa điểm du lịch tôn vinh nét đẹp thanh cao củ một nhà giáo nên du khách đến dây có  thể mang theo sách, bút, vở mong cầu sự nghiệp, con đường học hành thuận lợi.

- Vì phải leo bộ hơn 100 bậc nên bạn hãy chuẩn bị cho mình một thể lực tốt bằng cách ăn uống đầy đủ và có thể mang theo một chút nước, đồ ăn nếu cần.

- Không đi giày cao gót, mặc vừa đủ áo vì có thể leo nhiều bậc sẽ nóng, mang theo mũ, quạt cầm tay và cầm theo nhang hương để dâng lên đền.

-Hãy chuẩn bị chút tiền nếu bạn muốn xin chữ hay mua đồ mang về nhé!

- Đền thờ vốn là nơi linh thiêng, cao đẹp hãy tôn trọng, lịch sự, chuẩn mực và giữ gìn vệ sinh.

5. Vì sao không nên bỏ lỡ chuyến tham quan Đền thờ Chu Văn An?

- Nếu trước đây, mình chỉ biết đến Chu Văn An và đền thờ thầy qua lời kể của thầy cô, ông bà và những trang sách báo thì khi lớn lên, mỗi dịp thi cử mình lại về đây để được chứng kiến không khí linh thiêng của ngôi đền, được cảm nhận chân thật về cảnh đẹp nên thơ, hữu tình.                                                                

- "Con người có tổ, có tông" việc tham quan di tích lịch sử này giúp mình hướng về tổ tiên để tỏ lòng thành kính, biết ơn, trân trọng, tự hào về một người thầy tâm đức sáng ngời của Việt Nam. Từ đó, thế hệ hôm nay tự ý thức trong mình tầm quan trọng của sự học và sẽ phấn đấu chăm chỉ, noi theo tấm gương, phẩm chất tốt đẹp ấy.

- Bên cạnh việc nỗ lực, chăm chỉ thôi chưa đủ, chúng ta cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và không thể không kể đến may mắn. Khi đến đây chúng ta sẽ được cầu nguyện, xin chữ để lấy vía thi cử đỗ đạt.  

                                                                                                                                                                                                                                                            

                                                                         Học sinh làm lễ dâng hương ( Ảnh: Sưu tầm)

Trên đây là những điều cần biết về khu di tích Đền thờ thầy Chu Văn An. Là con dân Việt Nam, bạn hãy thử ghé thăm ngôi đền tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng này nhé! Chúc bạn có trải nghiệm vui vẻ  và đầy thú vị trong chuyến đi!

02 Tháng 08, 2024 371

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành