Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel
Tải ứng dụng 63Stravel
Trọn bộ thông tin du lịch Làng nổi Tân Lập trong 1 ngày sẽ được review chi tiết trong bài viết này. Bạn sẽ có một chuyến tham quan hấp dẫn mà không cần phải di chuyển quá xa. Hãy nghe Nguyễn Ngọc Thắm một travel blogger nổi tiếng bật mí .
Làng nổi Tân Lập là một điểm đến du lịch hấp dẫn nằm sâu trong lòng Đồng Tháp Mười, nơi chủ yếu là rừng ngập nước đặc trưng của Đông Nam Bộ. Với thiên nhiên hùng vĩ và cảnh quan độc đáo, đây là nơi lý tưởng để khám phá và thư giãn. Nơi này có một mảng màu sắc riêng nhờ được tạo nên bởi tràm, sen, lục bình, súng cùng hệ động vật cò, cá phong phú.
Trong bài viết này, blogger Thắm Nguyễn sẽ chia sẻ kinh nghiệm du lịch Làng nổi Tân Lập tự túc năm 2024 để bạn có một chuyến đi trọn vẹn và đáng nhớ.
Du lịch Làng nổi Tân Lập mùa nào đẹp nhất
Làng nổi Tân Lập có thời tiết ôn đới với hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa đẹp nhất để du lịch Làng nổi Tân Lập là vào mùa mưa, từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Trong thời gian này, cảnh quan xanh tươi của Làng nổi Tân Lập trở nên thêm phần sinh động và quyến rũ hơn bao giờ hết. Các loài động vật phát triển mạnh mẽ mùa nước nổi.
Bạn có thể chiêm ngưỡng cánh đồng lúa chín và những con đường nước uốn lượn qua làng. Mùa mưa cũng là thời điểm lý tưởng để nhiều loài chim bay về tìm nguồn thức ăn là cá. Đặc sản sông nước cũng dồi dào và phong phú hơn vào mùa này. Bạn sẽ tha hồ chụp ảnh bởi vẻ đẹp của hoa sen , hoa súng ở làng nổi nổi nở bung một góc trời.
Phương tiện di chuyển đến Làng nổi Tân Lập
Để đến được Làng nổi Tân Lập, bạn có thể đi bằng ô tô hoặc xe máy từ thành phố Hồ Chí Minh. Quãng đường khoảng 100km và mất khoảng 2 - 2.5 giờ lái xe. Nếu không có phương tiện cá nhân, bạn có thể sử dụng dịch vụ xe buýt hoặc taxi từ thành phố.
Di chuyển đến Làng nổi Tân Lập bằng xe ô tô hay xe máy
Nếu bạn chọn di chuyển đến Làng nổi Tân Lập bằng phương tiện cá nhân thì sẽ mất khoảng 2 - 2.5 giờ. Do đó, bạn cần phải tranh thủ đi sớm để tránh thời tiết nắng mưa thất thường. Và dưới đây là sơ đồ di chuyển bằng xe cá nhân dễ đi và nhanh chóng nhất:
Chạy về hướng miền Tây trên Quốc lộ 1A, qua cầu Tân An sau đó sẽ rẽ phải vào quốc lộ 62. Bạn sẽ đi tầm 60km nữa để đến Làng nổi Tân Lập ở ngay bên trái;
Du khách cũng có thể chọn đi theo tuyến đường trong từ quốc lộ 22 ngã tư An Sương. Từ đây, bạn theo tuyến đường Nguyễn Văn Bứa - DT824 - QLN2 - QL62;
Bạn chọn di chuyển bằng xe máy có thể di chuyển vào làn đường cao tốc HCM - Trung Lương, qua sông Vàm Cỏ Tây đến quốc lộ 62 rẽ phải vào. Bạn tiếp tục đi sẽ nhanh chóng thấy được Làng nổi Tân Lập.
Di chuyển đến Làng nổi Tân Lập bằng xe khách
Phương tiện này ít người lựa chọn nhưng bạn cũng cần nên biết để có thêm nhiều sự lựa chọn cho mình hơn. Từ Sài Gòn, bạn cần ra bến xe Chợ Lớn và đón xe số 628 về bến xe Tân An nếu muốn đến Làng nổi Tân Lập. Tuyến xe hoạt động liên tục cách nhau 15 phút. Tuyến cuối cùng tầm 7h tối rất thoải mái để du khách có thể chơi cả ngày tại điểm đến.
Đỗ bến tại bến xe Tân An, bạn sẽ phải đón tiếp tuyến Tân Hưng - Tân An để đến cổng khu du lịch sinh thái Tân Lập. Công cuộc di chuyển này tốn khoảng 1.5 tiếng nữa. Bạn cần nhớ tuyến xe bus Tân Hưng - Mộc Hóa về lại Tân An cuối cùng vào lúc 3 giờ rưỡi chiều.
Giá vé xe bus 628 là 14k, xe Tân Hưng - Tân An là 30k. Chi phí cả đi lẫn về chưa tới 100k nhưng bạn cần phải di chuyển 2 - 3 tuyến mới đến nơi. Chưa kể, 3 giờ rưỡi chiều bạn cần phải tranh thủ về lại bến xe Tân An. Đi tham quan mà thời gian “tấp nập” như vậy sẽ rất mệt và không được khám phá hết Làng nổi Tân Lập. Vì thế, di chuyển bằng xe máy sẽ tiện hơn.
Du lịch Làng nổi Tân Lập: Ăn gì, chơi ở đâu?
Khi du lịch Làng nổi Tân Lập, bạn không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng đất này. Các món ăn như cơm tấm, bánh xèo và bánh tráng trộn là những món ngon không thể bỏ qua khi đến đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động như thăm quan các nhà nổi, tham gia trò chơi dân gian và ngắm cảnh vườn cây trái và các loại hoa độc đáo. Nếu muốn thư giãn và tận hưởng không gian yên tĩnh, du khách có thể thuê căn hộ hoặc homestay gần Làng nổi Tân Lập để trải nghiệm cuộc sống làng quê.
Làng nổi Tân Lập có gì thú vị
Làng nổi Tân Lập có một loạt các hoạt động và điểm tham quan thú vị để khám phá. Bạn có thể tham gia vào tour du lịch do địa phương tổ chức để khám phá các nhà nổi truyền thống và tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương.
Bạn cũng có thể những chiếc xuồng ghe trên những con kênh nước xanh mát và tham gia câu cá để trải nghiệm cuộc sống của người dân nơi đây. Du khách được dịp thưởng thức các món ăn ngon và mua các sản phẩm thủ công truyền thống tại các chợ địa phương.
Vé vào khu du lịch Làng nổi Tân Lập, Long An
Khi đến đây, bạn phải mua vé tham quan với giá 60k/người nếu muốn đi vào bên trong khu du lịch. Còn nếu muốn tham gia các hoạt động thì cần đóng tiếp 30k/người. Những người lái thuyền chuyên chở khách sẽ kiêm luôn hướng dẫn viên đưa bạn đi tham quan mọi nơi.
Du khách sẽ được khám phá các vùng đầm lầy rộng lớn, nơi sở hữu thảm thực vật xanh mướt. Nếu đi đúng dịp mùa sen nở tháng 10, 11 thì khách sẽ được lái thuyền chở đến khu vực đầm sen nở rất đẹp. Tại đây, bạn tha hồ chụp ảnh sống ảo với không gian tuyệt mĩ.
Đến Làng nổi Tân Lập ăn gì
Khi đến đây, bạn được dịp thưởng thức các món ăn dân dã đặc trưng miền sông nước miền Tây như cá lóc nướng trui, ốc bươu nướng tiêu, lẩu mắm, lẩu cá thác lác khổ qua, cá kho tộ, thịt kho quẹt, v.v… Mức giá các món ăn cũng rất bình dân dao động từ 50k - 100k.
Như vậy, kinh nghiệm du lịch Làng nổi Tân Lập tự túc năm 2024 được blogger Thắm Nguyễn cung cấp sẽ giúp bạn có một chuyến đi trọn vẹn và đáng nhớ. Hãy lên kế hoạch cho chuyến du lịch của bạn và khám phá vẻ đẹp độc đáo của khu du lịch sinh thái này nhé!
Du lịch Long an, bạn sẽ thấy những vườn cây ăn trái quanh năm tươi tốt, những cánh đồng lúa bạt ngàn, tận hưởng không khí trong lành từ những cánh rừng tràm ngút ngàn ở làng nổi Tân Lập, và đặc biệt là được đi du lịch vòng quanh thế giới tại công viên kỳ quan thế giới thuộc khu du lịch sinh thái Cát Tường Phú Sinh. Công viên kỳ quan thế giới tọa lạc tại khu đô thị – du lịch sinh thái Cát Tường Phú Sinh, tỉnh lộ 9, xã Mỹ Hạnh, Đức Hòa, Long An. Từ trung tâm Sài Gòn muốn đến đây, bạn chạy thẳng hết đường Trường Chinh qua đến đường Xuyên Á. Từ đây bạn chạy ngang qua Ngã Tư Giếng Nước, ngã tư sau thì rẽ trái vào đường Nguyễn Văn Bứa, chạy thẳng hoài là đến DT9 rồi chạy theo bảng chỉ dẫn trên đường là tới nơi. Khu du lịch sinh thái Cát Tường Phú Sinh là khu đô thị kết hợp với du lịch thương mại đầu tiên ở Việt Nam thu hút đông đảo du khách đến tham quan nhất là giới trẻ tới chụp hình sống ảo. Các bạn nên đi vào sáng sớm, khoảng 6-8h, hoặc chiều từ 4-6h có những bức hình đẹp nhất. Du lịch Long An, đến đây bạn sẽ cảm thấy thế giới như được thu nhỏ lại tại công viên kỳ quan và tha hồ check-in với các biểu tượng nổi tiếng đến từ các quốc gia trên thế giới như: Mô hình nhà hát Opera Sydney, Tháp Pisa trứ danh của Italy, Lăng Taj Mahal – Ấn Độ, Tháp Eiffel – Pháp, Tượng Nữ Thần Tự Do – Biểu tượng của New York, 9 tòa tháp chóp hình củ hành của Nhà thờ thánh Basil nước Nga,… giống y như thật. Chỉ cần vài “góc chụp thần thánh” thì sẽ không ai nghĩ bạn đang đứng ở Long An. Chất liệu chính để tạo ra các kì quan này là sợi thủy tinh. Chúng được sắp xếp xen kẽ nhau, ở giữa là hồ nước lớn với các vòi phun nước nhỏ tạo sự mát mẻ. Được miễn phí vé vào cổng, thế nên bạn có thể chụp nhiều tấm hình cực kì “Châu Âu” với cái giá rất “hời”. Khu du lịch rộng hơn 79ha, là một khu đô thị phức hợp với đầy đủ tiện ích nội khu với hồ sinh thái rộng đến 7 ha và nhiều cây xanh tạo nên một khung cảnh thanh bình khiến bạn cảm thấy thoải mái, bình yên và trong trẻo. Ngoài những mô hình mô phỏng kỳ quan trên thế giới, tại khu du lịch Cát Tường Phú Sinh còn rất nhiều điểm tham quan khác không thể bỏ qua như: khu du lịch sinh thái An Tây Hồ lãng mạn hay bảo tàng nông thôn Nam Bộ với khung cảnh mộc mạc, ao, hồ, vườn rất gần gủi. Hoặc có thể ghé đến công viên tuổi thơ dành cho trẻ nhỏ, tại đây có những chú khủng lông to lớn và nhiều nhân vật hoạt hình.
Long An 1625 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Cảng biển Tân Lập hay còn được gọi với cái tên khác là cảng biển quốc tế Long An là một trong những niềm tự hào lớn của người dân Tân Lập nói riêng và Long An nói chung. Địa chỉ của cảng biển Long An nằm tại ĐT19, xã Tân Lập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Đây là một vị trí đẹp không chỉ trong giao thương, đi lại mà còn trong cả du lịch. Cảng biển Tân Lập nằm ngay tại cửa sông Soài Rạp. Soài Rạp là một phân lưu của hệ thống sông Sài Gòn - sông Đồng Nai. Con sông này cũng là ranh giới tự nhiên phân cách giữa huyện Cần Giờ với ba huyện khác, trong đó có huyện Cần Giuộc. Ngoài ra, cảng biển Tân Lập còn nằm đối diện với huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh. Nơi này chỉ cách cửa biển Đông vỏn vẹn 14km. Với vị trí chiến lược nằm tại bản lề của Đông và Tây Nam Bộ, cảng biển Tân Lập chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 38km theo đường quốc lộ 50, du khách có thể di chuyển đến đây hết sức dễ dàng. Có hai hướng đi chính có thể từ thành phố Hồ Chí Minh tìm đến cảng biển Tân Lập. Hướng đi thứ nhất là đi theo các tuyến đường Âu Cơ, QL50, đường tránh Cần Giuộc, sau đó lại đi QL50 và cuối cùng là theo đường tỉnh 19 đến cảng biển Tân Lập. Hướng đi thứ hai là đi theo các tuyến đường Phan Văn Hớn, QL1A, Đoàn Nguyễn Tuấn, đường 234, tỉnh lộ 826 cuối cùng cũng theo đường tỉnh 19 đến cảng biển Tân Lập. Nhìn về mặt du lịch, cảng biển Tân Lập không có những điểm vui chơi hay những hoạt động du lịch quen thuộc mà du khách vẫn được thấy và trải nghiệm ở những nơi khác. Tuy nhiên, điểm hấp dẫn du khách của nơi này là cảnh sắc và ẩm thực. Nằm đối diện bên bờ sông Soài Rạp, cảnh biển Tân Lập sở hữu không khí mát mẻ, thoáng đãng phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi. Đến đây, du khách sẽ tìm được một khoảnh khắc tĩnh lặng, sống chậm lại để cảm nhận mọi thứ xung quanh. Phong cảnh tại cảng biển Tân Lập cũng có những nét lãng mạn, hữu tình rất riêng. Sông nước, trời mây làm tâm hồn con người thanh thản. Hơn nữa, bình minh và hoàng hôn tại nơi này cũng là một cảnh sắc đáng được thưởng thức và chiêm ngưỡng. Cảng biển Tân Lập chắc chắn là một địa điểm check-in mới mẻ và lý thú thích hợp để sống ảo của người trẻ. Điểm tuyệt vời nữa của cảng biển Tân Lập là hải sản tươi ngon được bày bán ở đây. Hải sản được cân và đựng trong những chiếc túi nilon. Giá cả của hải sản cũng hợp lí, thậm chí có thể nói là khá rẻ. Nếu du khách muốn thưởng thức ngay thì hãy ghé vào những quán ăn ngay tại đó. Hải sản tươi sống được đem nướng hoặc thả trực tiếp vào nồi lẩu giữ trọn được vị ngọt và tươi không gì sánh bằng. Du khách không thể bỏ qua những món ngon nổi tiếng ở đây như tôm nướng, cua rang me, bạch tuộc nhúng giấm, các món ốc và nghêu hấp sả. Cảng biển Tân Lập là điểm đến phù hợp cho những du khách yêu thích trải nghiệm mới lạ, yêu thích phượt hoặc chỉ đơn giản là tín đồ hải sản mong muốn thưởng thức hải sản chất lượng nhất. Chúc cho du khách có một chuyến đi thuận lợi và có được nhiều kỉ niệm tuyệt vời.
Long An 1666 lượt xem
Tháng 1 đến tháng 12
Làng cổ Phước Lộc Thọ nằm trên tỉnh lộ 824, thuộc khu vực ấp 2, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, Long An, nơi tiếp giáp chuyển vùng từ Đông Nam Bộ sang Tây Nam Bộ, tạo nên một bản sắc riêng độc đáo vừa mang vẻ đẹp của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long vừa có nét duyên của miền Đông Nam Bộ. Với 22 căn nhà gỗ cổ trên khắp ba miền nước Việt, và hàng trăm cổ vật quý, năm 2012, Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục là nơi sở hữu nhiều nhà gỗ cổ có hoa văn chạm khắc phong phú nhất Việt Nam. Cổng chính vào Điểm du lịch “Làng cổ Phước Lộc Thọ” được xây dựng cách điệu như một cổng thành thời xưa. Bước vào làng Phước Lộc Thọ, ấn tượng đầu tiên mà du khách bắt gặp là một hòn non bộ lớn và một dòng suối nước róc rách ngày đêm. Các ngôi nhà cổ có tuổi đời từ 80 đến 150 năm được bảo tồn, phục dựng gần như nguyên vẹn, giữ trọn nét cổ kính. Cách sắp xếp hài hòa, quy hoạch bài bản trong không gian thoáng mát hài hòa với thiên nhiên. Những con đường ngoằn ngoèo lót đá lún phún cỏ xanh, hai bên là những bụi tre, hàng cau, cùng nhiều loài hoa và đồi cảnh… làm du khách cảm thấy tâm hồn thư thái. Các ngôi nhà rường Huế tại làng cổ mang phong cách cung đình với chất liệu sơn son thếp vàng và được chạm trổ rồng phượng rất tinh xảo và tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Những ngôi nhà rường cột theo kiểu dáng miền Tây rộng 5 gian, 3 chái, toàn bộ sử dụng loại gỗ căm xe. Mỗi đòn, kèo, cột trong những ngôi nhà rường được chạm khắc công phu với những đường nét chạm trổ tinh tế. Tại Phước Lộc Thọ có 6 căn nhà sàn của các dân tộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như đế cột gỗ mang hình dạng chiếc gùi quen thuộc của người dân tộc. Nơi đây còn lưu giữ các vật dụng thường nhật của người dân Tây Nguyên. Trong quần thể của làng cổ Phước Lộc Thọ, nổi tiếng nhất là ngôi nhà chữ “Công” với 104 cột, trên 100 tuổi rất đồ sộ được thiết kế theo lối kiến trúc xưa ở miền Bắc, các cột ở gian chính khảm xà cừ trang trí Tứ linh long, lân, quy, phụng và Tứ hữu mai, lan, cúc, trúc, các vách chạm trổ đề tài hoa quả, chim muông một cách công phu thể hiện sự nguy nga, tráng lệ và uy nghi. Ngoài bộ sưu tập nhà cổ, ở Phước Lộc Thọ còn có những cổ vật từ thời chúa Nguyễn, vua Bảo Đại như: những chiếc long sàng được sơn son thiếp vàng hay những bộ tiền cổ cũng được trưng bày tại đây. Bên cạnh đó, Phước Lộc Thọ còn là nơi lưu giữ các vật dụng sinh hoạt của nhiều thành phần xã hội xưa từ vua chúa, quan quân, địa chủ cho đến người dân. Các vật tâm linh văn hóa của người Việt bằng đủ các chất liệu gỗ, sắt, đồng, gốm sứ đa dạng về niên đại, phong phú về chủng loại. Trong đó có cả những vật dụng cổ mang phong cách hiện đại thời thực dân Pháp mới sang đô hộ Việt Nam, như điện thoại, radio, máy hát, máy chụp hình, đèn ngủ,… Tại khu nhà tiểu lâu tứ giác bát dần (là nhà các vị quan lớn triều Nguyễn) có bộ 3 tượng đồng cùng niên đại, khắc họa sinh động các vị: Phật Như Lai, Phật Bà Quan Âm và Địa Tạng vương Bồ tát. Sau lưng các bức tượng này đều có khắc dấu triện. Chính vì nét cổ kính, độc đáo của Làng cổ Phước Lộc Thọ, nơi đây đã trở thành phim trường của nhiều bộ phim cổ trang. Rời khu tham quan tới khu giải trí của làng cổ Phước Lộc Thọ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng gần 300 loại hoa lan khác nhau. Trong quần thể làng cổ Phước Lộc Thọ còn là sự hiện diện của một ngôi chùa mô phỏng theo chùa Một Cột tại Hà Nội. Tại Làng cổ còn phục vụ món ăn đa dạng với không gian hữu tình. Đặc biệt khách du lịch Long An đến đây sẽ được thưởng thức ăn đặc sản Long An và các loài cá tươi ngon đánh bắt trực tiếp từ sông Vàm Cỏ.
Long An 1742 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Thiên nhiên đã ban tặng tỉnh Long An vùng đất Láng Sen đã được công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar của thế giới và trở thành một điểm đến độc đáo trên bản đồ du lịch Long An. Láng Sen tên đầy đủ là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen nằm tại địa hình vùng trũng của Đồng Tháp Mười trên diện tích các xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại và Vĩnh Châu A thuộc huyện Tân Hưng, Long An. Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen chính là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, hấp dẫn, ngày càng đông khách du lịch và các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đến thưởng ngoạn, tìm hiểu. Sen tự nhiên là loài gốc ở đây, làm nên tên gọi Láng Sen, nghĩa là vùng láng lung có nhiều sen mọc hoang dã. Vốn là một khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng lớn (hơn 5.000Ha) nên khu bảo tồn Láng Sen có một số lượng cảnh quan tự nhiên khá lớn như: rừng tràm, cù lao, đầm lầy, sông ngòi, hay thậm chí đồng cỏ (riêng đồng cỏ bạn phải đến vào mùa khô mới nhìn thấy được nha). Đến khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, du khách không chỉ được khám phá hệ sinh thái đa dạng phong phú, ngắm nhìn trên 150 loài thực vật khoe sắc màu trên những đồng cỏ bạt ngàn ngập nước theo mùa, với hình ảnh đặc trưng của lung, trấp và đặc biệt là tràm, là sen, là súng… mà còn có dịp thả hồn theo những cung đường chao liệng của 148 loài chim nước. Trong đó có trên chục loài có tên trong Sách đỏ. Ngoài những cò ốc, giang sen, quắm đen, điêng điểng…, còn có Sếu đầu đỏ, loài chim có tên trong Sách đỏ thế giới. Riêng vùng lõi khu bảo tồn Láng Sen có 12 tiểu khu được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ Tây và tách biệt với khu dân cư. Dưới lòng kênh 79 của khu bảo tồn này là nơi sinh sống của hơn 78 loài thủy sản nước ngọt, trong đó có 27 loài đặc hữu sông Mê Công như: Cá tra dầu, cá lóc bông, cá thát lát, cá linh… Với địa hình đa dạng rất đặc trưng sinh thái kiểu vùng đầm lầy ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn, Láng Sen đã được Tổ chức Công ước Ramsar công nhận là một trong chín khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới. Từ thành phố Tân An (Long An), đi theo quốc lộ 62 khoảng 90 km về phía kênh 79 là đến Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Ramsar Láng Sen). Vào mùa nào khung cảnh thiên nhiên nơi đây cũng đẹp. Thời gian du lịch Láng Sen lý tưởng nhất là mùa tràm trổ bông và mùa nước nổi. Đi xuồng theo các dòng kênh nhỏ trong khu bảo tồn với hương thơm dịu nhẹ từ những vạt rừng tràm hàng chục tuổi và những cánh đồng sen, súng, du khách như lạc trong thế giới hoang dã. Mỗi năm, vào mùa nước nổi, nơi đây là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn cá thể chim. Mỗi mùa chim về làm tổ, người ta ước lượng chúng có thể đậu kín cả một vạt rừng rộng chừng 50ha. Từ lâu, nhắc đến Đồng Tháp Mười là nhắc đến một vùng giàu tài nguyên, sản vật của miệt sông nước Nam Bộ, nhất là mỗi dịp Miền Tây mùa nước nổi, người ta thường nghĩ ngay đến tỉnh Đồng Tháp, hoặc không thì An Giang chứ thường ít ai nghĩ đến Long An. Nhưng thực tế thì vùng trũng nhất, mang đặc trưng nhất với nhiều sản vật nhất của Đồng Tháp Mười mùa nước nổi lại chính là Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Chỉ dẫn địa lý này sẽ giúp du khách biết đến và tìm về du lịch Long An nhiều hơn, để trải nghiệm và khám phá. Nơi chứa đựng những câu chuyện kì bí hấp dẫn về chim trời cá nước và cũng là nơi lưu giữ về một vùng hoang hóa nổi tiếng của Tây Nam Bộ từ thời xa xưa.
Long An 1791 lượt xem
Từ tháng 1 đến tháng 12
Các bạn đừng hiểu lầm làng nổi Tân Lập bên trong có một ngôi làng nhé, nơi đây là một khu rừng tràm nguyên sinh rộng lớn và những con đường bí ẩn dẫn vào rừng. Đây được xem là địa điểm phù hợp dành cho những ai thích tìm về với thiên nhiên hoang dã, khám phá nét văn hoá sông nước miền Tây Nam Bộ. Sở dĩ có cái tên Làng nổi Tân Lập là do trước kia khi chưa được quy hoạch, vào mùa nước nổi khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm người dân ở đây thường nâng cao sàn nhà theo con nước lên, nhìn từ xa giống như một làng nổi trên mặt nước mênh mông. Do đó, khi quy hoạch khu du lịch này, tên gọi làng nổi gắn với địa danh xã Tân Lập đã được đặt cho khu du lịch. Với diện tích 135ha, có vùng đệm rộng 500ha được quy hoạch để xây dựng khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung. Du lịch Long An ghé thăm làng nổi Tân Lập này bạn sẽ được hòa mình vào vùng đất ngập nước đặc trưng với sinh cảnh rừng tràm, sen – súng, lục bình, lúa ma điển hình của khu vực và là nơi cư trú của nhiều loại động vật (chim, cò, cá…) Làng nổi là một khu du lịch sinh thái với cảnh quan thay đổi lớn theo mùa. Nếu bạn thắc mắc làng nổi Tân Lập vào thời điểm nào đẹp nhất? thì câu trả lời chính là du lịch miền Tây vào mùa nước nổi tức là từ tháng 8 tới tháng 11 âm lịch hàng năm. Vào mùa nước nổi, nếu bạn đứng từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy làng nổi Tân lập giống như một hòn đảo xanh thẳm giữa biển nước mênh mông. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động. Đến khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, du khách có thể tản bộ trên con đường xuyên rừng tràm, đi thuyền xuôi theo rạch Rừng, thả mình vào thiên nhiên trên quãng đường dài hơn 3km xung quanh rừng tràm bằng thuyền cáp kéo. Sau khi mua vé, du khách sẽ bắt đầu len lỏi theo những con rạch bằng xuồng nhỏ giữa rừng tràm. Con rạch chính dẫn vào khu trung tâm Làng nổi Tân Lập có tên là Rạch Rừng. Sẽ thật bình yên khi du khách ngồi trên xuồng lênh đênh trên rạch rừng, ngửi hương tràm, ngắm những vạt sen, súng rực nở một góc sông, nhìn những cánh chim chao liệng trên bầu trời xanh ngắt, thỉnh thoảng lại nghiêng mình theo con nước. Đến Làng nổi Tân Lập, điều thú vị là được đi trong con đường dài 5km với rất nhiều nhánh rẽ xuyên qua khu rừng tràm xanh thẳm. Tràm ở đây được bảo vệ tốt nên tạo thành một mảng xanh mênh mông nổi lên giữa đồng bằng. Tuyến đường này được xây ghép công phu từ những tấm đan nhỏ có chiều ngang 1m kết nối lại với nhau, phân bố ra nhiều nhánh, len lõi trong rừng tràm. Nếu bạn yêu thích ‘sống ảo’ chắc chắn sẽ không thể bỏ qua khung hình độc đáo này. Theo con đường quanh co, du khách sẽ đi hết vạt rừng này đến vạt rừng khác. Dọc hai bên đường là những cây tràm cao vút phủ bóng mát rượi xuống con đường. Ánh sáng len lỏi vào bên trong con đường tạo cho ta một cảm giác như đang lạc vào khu vườn trong truyện cổ tích. Mùa khô, lá tràm rụng đầy đường, nên hành trình du ngoạn sẽ có thêm tiếng xào xạc của bước chân đạp trên lá khô vang vọng giữa khu rừng thanh vắng. Chính nét lãng mạn đó khiến có người ví von đây là “đường tình yêu” của làng nổi Tân Lập. Lang thang trong rừng tràm nguyên sinh Tân Lập, bạn sẽ bắt gặp nhiều loài côn trùng, đâu đó tiếng chim hót, tiếng nhái kêu, nghe mùi của bùn đất rong rêu, cảm giác như đang lạc vào một thế giới khác đậm chất phiêu lưu, kì bí. Đi mải miết mới tới được tháp canh cao 18 m nằm chơi vơi giữa trời. Lên tháp canh này, du khách chỉ nhìn thấy được một phần của rừng tràm. Muốn nhìn được toàn cảnh, phải lên tháp canh cao 38 m. Những tháp canh này vừa là nơi để canh lửa, vừa là nơi để du khách phóng xa tầm mắt, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của rừng tràm. Cũng từ vị trí này, mỗi buổi sáng hay buổi chiều, du khách sẽ chứng kiến từng đàn cò trắng muốt, từng đàn cồng cộc đen huyền có đến vài trăm con bay về sau 1 ngày tìm thức ăn. Điểm đến tiếp theo là Cầu chữ X được tạo thành từ hai cung đường đan xen nhau giữa cánh đồng súng rộng mênh mông. Khu vực này sở hữu cảnh quan vô cùng hấp dẫn, nhất là khoảng từ 7 đến 9 giờ sáng khi những bông súng nở rộ, còn chim muông bắt đầu ríu rít rủ nhau đi kiếm mồi. Tất cả tạo nên một bản hòa ca vui tươi, đầy âm sắc. Lần theo con đường, du khách sẽ đến “Khu thuần dưỡng chim”, được làng nổi Tân Lập bảo tồn và nuôi dưỡng các loài chim về đây làm tổ, sinh sống trong môi trường tự nhiên. Dịch vụ này cũng chỉ dành riêng cho du khách lưu trú qua đêm tại khách sạn, vì tập quán của chim cò thường tụ tập về trú ngụ trên đảo vào buổi chiều tối, khi hoàng hôn vừa buông xuống. Khung cảnh hai bên lối vào được bao bọc bởi những tán tràm rợp mát và tán dây leo, đặc biệt nơi đây có giống lúa Ma cực kì quý hiếm cũng đang được bảo tồn rất thành công tại khu vực xung quanh nơi này. Đi sâu vào rừng, bạn sẽ gặp Hồ Bán Nguyệt – nơi những đóa hoa sen và súng đua sắc thắm. Ở giữa hồ nổi lên một cồn đất bạc màu vì nhiễm phèn, trông như một “tiểu sa mạc” giữa ốc đảo xanh xung quanh. Theo kinh nghiệm, du khách phải có thể lực tốt mới tới được đây vì hồ nằm khá sâu bên trong rừng tràm. Trong Làng Nổi Tân Lập còn có khu trò chơi dân gian. Khu vực này được ví như một ốc đảo nhỏ, bao xung quanh là đầm sen, súng trải rộng trên diện tích 100.000 m2, nước trong xanh, có nhiều loại cá đồng sinh sôi dồi dào. Đây không chỉ là nơi trải nghiệm một số trò chơi dân gian như bập bênh, leo cầu khỉ… mà còn là điểm tham quan ngắm cảnh và câu cá lý tưởng để chế biến chúng thành các món ăn mình yêu thích. Thú vui dân dã và mộc mạc này sẽ mang đến cho du khách những giây phút vui chơi, thư giãn thật thoải mái. Nếu đã đến làng nổi Tân Lập thì bạn không nên bỏ qua khu nuôi ong mật tại nơi này. Đến đây bạn sẽ được nghệ nhân giới thiệu về quy trình nuôi ong, cách lấy mật, đặc biệt bạn còn được mời dùng thử món thức uống giải khát làm từ mật ong.
Long An 1868 lượt xem
Tháng 9 đến tháng 12
Công viên 7 kỳ quan thế giới ở Long An là một địa điểm du lịch mới nổi nhưng rất hấp dẫn với khách du lịch. Công viên 7 kỳ quan thế giới tọa lạc trong khu quần thể của khu đô thị và sinh thái Cát Tường Phú Sinh thuộc tỉnh lộ 9, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Đến đây du khách sẽ không mất bất kỳ một khoản chi phí vào cửa nào nên du khách có thể thoải mái để tham quan, khám phá mà không sợ tốn kém. Giờ mở cửa ở công viên cũng rất linh động, công viên mở cửa cả ngày vào tất cả các ngày trong tuần nên dễ dàng cho việc tham quan của du khách. Công viên 7 kỳ quan thế giới cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chưa tới 30km. Và quãng đường để di chuyển đến công viên cũng khá dễ tìm nên du khách có thể di chuyển đến công viên bằng xe máy để thuận tiện trong việc đi lại và khám phá được nhiều địa điểm thú vị khác. Hoặc du khách cũng có thể di chuyển bằng xe bus sẽ rất an toàn và tiết kiệm. Tháp Eiffel được biết đến là kỳ quan nổi tiếng của nước Pháp xinh đẹp. Tuy nhiên bây giờ du khách có thể khám phá và ngắm nhìn tháp Eiffel ngay tại Long An. Ở công viên, mô hình thu nhỏ của tháp Eiffel được làm bằng sắt với thiết kế rất tinh tế. Đã đến với công viên thì phải check-in ngay tại kỳ quan xinh đẹp này, đảm bảo không ít bạn bè của bạn sẽ lầm tưởng là bạn đang đi du lịch tại Pháp cho xem. Tượng nữ thần tự do là biểu tượng của nước Mỹ chắc hẳn là điều ai cũng biết. Tuy nhiên du khách sẽ chỉ từng nhìn thấy qua tranh ảnh hay trên mạng thôi chứ chưa được nhìn ở ngoài đời thật đúng không? Vậy hãy nhớ đến Công viên 7 kỳ quan thế giới ở Long An để được chiêm ngưỡng tận mắt mô hình thu nhỏ của tượng nữ thần tự do nhé. Mô hình tượng nữ thần tự do ở công viên được thiết kế rất tinh xảo, khá giống với tượng thật ở Mỹ nhưng kích thước lại nhỏ hơn. Sau khi tham quan nước Mỹ xong thì du khách lại có cơ hội tiếp tục check in tại kỳ quan nổi tiếng của đất nước Nga Xinh đẹp đó là nhà thờ thánh Basil. Kỳ quan của nước Nga được đặt ở vị trí ngay giữa công viên, thu hút sự chú ý của du khách bởi lối thiết kế độc đáo, màu sắc bắt mắt. Mô hình thu nhỏ của cầu tháp London nước Anh được thiết kế khá đồ sộ, bắt mắt. Mô hình cầu tháp được tái hiện khá giống với công trình ngoài đời thật. Cây cầu khi lên ảnh rất lung linh và lạ mắt nên du khách rất thích thú. Đảm bảo du khách sẽ có được những bức ảnh như ở trong trời Anh vậy. Nhà hát Opera được xem là biểu tượng văn hóa của Australia cho nên qua mô hình thu nhỏ đã giúp cho du khách có được những những hiểu biết cụ thể về kiến trúc độc đáo và nền văn hóa của đất nước Australia. Mô hình nhà hát Opera được rất nhiều bạn trẻ thích thú và chọn lựa để check in, chụp ảnh. Đất nước Ý mộng mơ là nơi sở hữu nhiều kỳ quan độc đáo, hấp dẫn nhưng phải kể đến đầu tiên phải là tháp nghiêng Pizza. Mô hình tháp nghiêng Pizza được tái hiện lại rất sinh động, xinh đẹp nhưng kích thước nhỏ hơn với tháp nghiêng thật. Đêm tới, mô hình tháp nghiêng được phát sáng bởi rất nhiều ánh đèn trang trí xung quanh vô cùng xinh đẹp và lãng mạn. Đây là một địa điểm chụp ảnh siêu đẹp ở công viên 7 kỳ quan mà du khách nên ghé tới. Ấn Độ là đất nước của tôn giáo, nơi nổi tiếng với những ngôi đền, chùa có lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Cho nên, công viên 7 kỳ quan đã chọn tái hiện lại mô hình của lăng TaJ Mahal ở Ấn Độ để du khách có thể tham quan và chiêm ngưỡng nền kiến trúc của Ấn Độ. Từ đó hiểu biết hơn về nền văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của Ấn Độ. Nếu có kế hoạch đến với nơi đây để khám phá tất những trải nghiệm thú vị trên thì bạn đừng quên tham khảo trước khách sạn tại Long An gần Công Viên 7 Kỳ Quan Thế Giới để được khám phá hết nơi đây cũng như các địa điểm xung quanh nhé! Công viên có khuôn viên rộng lớn hơn 6 hecta tha hồ để du khách khám phá, vui chơi tẹt ga. Đến đây du khách sẽ có cảm giác như đang được du lịch vòng quanh thế giới, đi hết nước này lại đến nước khác. Du khách khi đến công viên sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những kỳ quan thu nhỏ, cực kỳ xinh đẹp và giống hệt như bản thật, nhìn qua cứ ngỡ mình đang ở trời Tây vậy. Đảm bảo du khách sẽ có được những trải nghiệm vô cùng lý thú và mới lạ khi đến công viên. Đặc biệt khi màn đêm buông xuống, công viên trở nên xinh đẹp lạ kỳ, lung linh rực rỡ ánh đèn. Không gian mát mẻ, rộng lớn thích hợp để đi bộ, tập thể dục, đi dạo và hóng gió. Bầu không khí trong lành ở đây sẽ giúp cho du khách thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Hơn nữa, công viên là địa điểm hẹn hò cực kỳ lý tưởng cho các cặp tình nhân trong những ngày cuối tuần. Chính vì sở hữu 7 kỳ quan thế giới nổi tiếng nên nơi đây được rất nhiều cặp đôi lựa chọn là địa điểm để chụp ảnh cưới, lưu lại những kỉ niệm đẹp của tình yêu.
Long An 882 lượt xem
Từ tháng 12 đến tháng 04
Khu du lịch Happyland có địa chỉ tại xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Địa điểm này có vị trí tương đối gần với thành phố Hồ Chí Minh, chỉ các thành phố khoảng 36 km (tương đương 55 phút lái xe). Happyland có diện tích hơn 250.000m², được xây dựng bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông, đây là một trong những khu du lịch, giải trí phức hợp quy mô tại Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều công trình kiến trúc tái hiện các danh lam thắng cảnh, công trình đặc trưng khắp các tỉnh thành của đất nước.Không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng ở khu vực Nam Bộ, đây còn nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc. Đến với Happyland bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu và chiêm ngưỡng một phần vẻ đẹp của Việt Nam qua những công trình, chương trình tái hiện đất nước hình chữ S của nhiều thế kỷ trước ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.Điểm nhấn ấn tượng của khu du lịch Happyland chính là khu Văn Hóa Việt Nam - khu vực tái hiện và trưng bày các công trình kiến trúc và hiện vật của đất nước ở 3 miền Bắc Trung Nam. Đến đây, bạn như được đặt chân đến một Việt Nam thu nhỏ với các công trình kiến trúc độc đáo của từng miền như nhà rường xứ Huế cổ kính, nhà rông đơn giản bình dị của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, phố cổ Hội An đầy hoài niệm, chùa cầu Hội An bình lặng giữa mặt hồ, tháp Chàm mang đậm nét kiến trúc của người Chăm Pa, chợ Bến Thành - biểu tượng trăm năm của Sài Gòn và chợ nổi trên sông - một nét đẹp độc đáo của các tỉnh miền Tây chân chất,...Với vô vàn cảnh đẹp, đi bộ mỏi chân vẫn chưa ngắm hết, thì khu Văn Hóa Việt Nam là địa điểm giúp bạn thỏa niềm đam mê “sống ảo”, đừng quên diện vài bộ cánh thật xinh và sạc đủ pin cho điện thoại để chuẩn bị cho những bức ảnh siêu đẹp nhé! Không chỉ là cảnh sắc, khu du lịch Happyland còn giúp bạn tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa nghệ thuật của mọi miền đất nước thông qua những tiết mục vô cùng đặc sắc. Đó là những màn múa rối nước truyền thống ghi dấu trong kí ức tuổi thơ của bao thế hệ của người dân miền Bắc, những buổi biểu diễn dân ca quan họ Bắc Ninh du dương của những người nghệ nhân khoác chiếc áo tứ thân của dân tộc Việt khi xưa và những vở nhạc kịch tái hiện những giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc.Bên cạnh các hoạt động tham quan cảnh sắc, thưởng thức các chương trình nghệ thuật, đến với khu du lịch Happyland bạn sẽ được trực tiếp tham quan các hoạt động thú vị. Nếu bạn muốn trải nghiệm khung cảnh con sông với những chiếc đèn hoa trôi lềnh bềnh sáng của một khúc sông hãy trải nghiệm thả đèn ở lễ hội hoa đăng. Nếu bạn muốn tìm về tuổi thơ với cánh diều rực rỡ bay phấp phới giữa trời chiều thì hãy tham gia vào lễ hội thả diều ở khu du lịch, những trò chơi dân gian vui nhộn, nhưng trải nghiệm dân dã tại khuôn viên của Happyland. Vi vu tham quan cả ngày, trải nghiệm vô vàn hoạt động thú vị, thì chắc chắn du khách nào cũng cần tìm một địa điểm ăn uống để nạp lại năng lượng để chuẩn bị cho các trải nghiệm mới mẻ tiếp theo. Khu du lịch Happyland có nhiều khu Chợ Quê và Nhà Hàng Ven Sông chuyên phục vụ đặc sản 3 miền thơm ngon, vừa vị. Các khu ăn uống ở Happyland được thiết kế theo không gian mở với những điểm ăn ngoài trời vô cùng mát mẻ và thoáng mát để du khách vừa ăn vừa trò chuyện và ngắm cảnh. Giá cả ở đây tương đối rẻ ở các khu du lịch, nên du khách có thể yên tâm ăn ngon chắc bụng để vui chơi tiếp. Quảng trường Happyland có không gian siêu rộng, được bao phủ bằng những bồn hoa xinh đep. Quảng trường vào những ngày đông khách sẽ làm bạn sẽ có cảm giác Tết đã đến rồi, vì hoa nở khắp nơi, người người nhà nhà diện đồ xinh chụp ảnh vui vẻ. Vào mỗi dịp xuân về, quảng trường sẽ được khu du lịch trang trí cho phù hợp với chủ đề của từng năm, chính giữa có trưng bày con giáp mạ vàng đại diện cho năm mới.
Long An 797 lượt xem
Từ tháng 12 đến tháng 04
Vườn thú Mỹ Quỳnh ngay từ khi đi vào hoạt động đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm với mô hình nuôi dưỡng và bảo tồn động vật hoang dã mới lạ. Bên cạnh vườn thú mô phỏng thế giới tự nhiên rộng lớn, Mỹ Quỳnh cũng là nơi hiếm hoi tích hợp thêm nhiều khu vực giải trí hấp dẫn để bạn tha hồ vui chơi.Sau khoảng 5 năm lên kế hoạch và thi công, đầu năm 2022, vườn thú Mỹ Quỳnh (hay Mỹ Quỳnh Safari) chính thức khai trương tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với diện tích gần 5hecta ha. Vị trí cách Thành phố Hồ Chí Minh không quá xa, thuận lợi trong việc di chuyển giúp nơi đây nhanh chóng trở thành điểm vui chơi giải trí cuối tuần lý tưởng cho các nhóm gia đình, bạn bè. Bên cạnh vườn thú bán hoang dã rộng lớn, không gian của Mỹ Quỳnh Safari được chia làm nhiều khu vực khác nhau khu vườn Bonsai - cá Koi, công viên nước, nơi nghỉ dưỡng, ăn uống, v.v. Từng khu đều được đầu tư xây dựng và thiết kế tỉ mỉ, tạo cảm giác vô cùng gần gũi với thiên nhiên Nam Bộ. Không chỉ có diện tích rộng lớn lên đến 50 hecta, vườn thú Mỹ Quỳnh còn được bao quanh bởi khung cảnh thiên nhiên xanh tươi, tràn đầy sức sống. Cũng nhờ vào vị trí đắc địa này mà bất cứ khu vực nào nơi đây dù là vườn thú, công viên nước hay khu trò chơi đều mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách tham quan, du lịch. Mỹ Quỳnh Safari có hơn 30 hecta đất được dùng để xây dựng môi trường sinh sống cho hơn 100 loài động vật hoang dã. Như bao vườn thú khác, khi đến đây, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn và tìm hiểu thêm về thế giới động vật phong phú với đủ loài như hổ, báo, sư tử, hươu, hà mã, v.v. Đặc biệt hơn cả, tại điểm du lịch này, thay vì bị nhốt trong chuồng hay lồng kín thì các loài động vật sẽ được nuôi thả tự do trong khu vực dành riêng cho chúng hay còn gọi là bán hoang dã. Để ngắm nhìn, quan sát những loài thú ăn thịt ở khoảng cách gần, khách tham quan có thể ngồi xe bus dạo quanh vườn thú. Đối với các loài thú nhỏ, ăn cỏ hay thân thiện hơn thì có thể trực tiếp cho ăn hoặc vuốt ve. Bởi vì nuôi thả động vật hoang dã tự do nên không gian nơi đây cũng được thiết kế mô phỏng môi trường tự nhiên với nhiều cây cối, đồi nhỏ, đường đất, v.v. Chính mô hình vườn thú này đã giúp Mỹ Quỳnh Safari trở thành điểm vui chơi lý tưởng cho những gia đình có con nhỏ hay các bạn trẻ đang tìm kiếm một nơi vừa có thể vui chơi giải trí lại được hòa mình vào thiên nhiên. Có rất ít vườn thú tại Việt Nam sở hữu không gian tích hợp nhiều khu vực giải trí đặc sắc khác như Mỹ Quỳnh Safari. Sau khi tham quan, nhìn ngắm các loài động vật hoang dã, bạn có thể dành thời gian để vui chơi tại khu công viên nước. Hồ bơi siêu lớn với dòng nước xanh mát hay công trình cầu tuột xoắn ốc đa sắc màu sẽ mang đến bạn những trải nghiệm thú vị. Còn gì tuyệt bằng đến đây vui chơi vào những ngày hè oi bức, chói chang! Bên cạnh công viên nước thì ở vườn thú Mỹ Quỳnh còn có khu trò chơi trong nhà và ngoài trời. Nếu yêu thích mạo hiểm, một số trò mà bạn không nên bỏ qua tại đây là tháp rơi tự do, thảm bay hai chiều, tàu lượn siêu tốc, đu quay máy bay, v.v. Ngoài ra, ba mẹ dẫn con đến đây chơi có thể cho trẻ tham gia các trò chơi kinh điển như vòng xoay ngựa gỗ, xe điện đụng… cũng rất thú vị. So với các khu vực kể trên thì vườn Bonsai và cá Koi sẽ đưa bạn vào một không gian có chút khác biệt. Ở đây, tín đồ du lịch sẽ được ngắm nhìn những đàn cá Koi rực rỡ sắc màu bơi lội trong hồ nước rộng lớn có hình dạng như con kênh hay khúc sông uốn lượn. Bắc ngang qua những hồ nước này là chiếc cầu vững chắc được thiết kế theo phong cách Nhật Bản. Kết hợp với rừng cây Bonsai được chăm chút, cắt tỉa tỉ mỉ và những hòn đá muôn hình vạn trạng xung quanh, khu vườn mang đến background chụp ảnh vô cùng ấn tượng. Sau một hành trình dài vui chơi tại vườn thú Mỹ Quỳnh, bạn có thể dừng chân tại khu nghỉ dưỡng và nhà hàng để nghỉ ngơi, thư giãn. Nhà hàng nơi đây phục vụ đa dạng các món ăn từ Á sang Âu với mức giá hợp lý, đặc biệt còn có những món đặc sản Long An để bạn trải nghiệm. Trong khi khu nghỉ dưỡng tại Mỹ Quỳnh là nơi lý tưởng để khách tham quan nghỉ ngơi từ 3 đến 24 tiếng với mức giá từ 300.000 - 800.000 ngàn đồng tùy theo thời điểm, loại phòng và thời gian thuê. Không gian nghỉ ngơi nhìn chung có phong cách kiến trúc mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên nhưng không kém phần hiện đại.
Long An 867 lượt xem
Từ tháng 11 đến tháng 04
Nhắc đến miền Tây có lẽ hình ảnh những cánh đồng bát ngát, những con sông uốn lượn quanh co, những ngôi nhà ven sông hay những con đò lênh đênh trên mặt nước đã quá quen thuộc với nhiều người. Du lịch ở miền Tây ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp mộc mạc chân chất vốn có. Một trong những điểm đến nổi bật trong số đó chính là khu du lịch cánh đồng bất tận, điểm đến quá đỗi thân quen và đậm chất Tây Nam Bộ được nhiều tín đồ du lịch yêu thích.Chắc hẳn nhiều người đã biết đến bộ phim “Cánh đồng bất tận" được chuyển thể từ tập truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng làm mưa làm gió tại thị trường phim Việt vào năm 2010. Và khu du lịch cánh đồng bất tận là bối cảnh tạo nên những thước phim bắt mắt sinh động thuở bấy giờ. Có lẽ vì thế mà hiện tại tên của nơi đây cũng đã được đặt theo tên phim. Cánh đồng bất tận tọa lạc tại khu phố 3, thị trấn Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An và thuộc sở hữu của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười. Tại đây chứa có hơn 1000 ha rừng tràm gió nguyên sinh có tuổi thọ lên đến trăm tuổi. Không những vậy đây còn là điểm sinh trưởng và bảo tồn của hơn 80 loại gen của những loại thảo dược quý hiếm. Chính vì thế nơi đây còn được biết đến là “rừng thuốc”.Được thiên nhiên ưu ái nên khu vực Tây Nam Bộ có khí hậu khá chiều lòng người và cánh đồng bất tận Long An cũng vậy. Tại đây cây cối xanh tốt bốn mùa tạo nên một khung cảnh tràn đầy sức sống, nên du khách đến vào mùa tạo cũng sẽ cảm nhận được thiên nhiên tươi mới. Được mệnh danh là nơi bảo tồn và phát triển nhiều loại dược liệu quý thì việc đầu tiên không thể bỏ lỡ khi đến đây chính là tìm hiểu về các loại dược liệu của nơi đây. Tại đây có hệ thống cây tràm gió nguyên sinh có tuổi đời lên đến trăm năm tuổi. Ngoài ra cũng có một số loại cây bản địa như sen trắng, súng ma…Nơi đây không quá ồn ào như nhiều khu du lịch ở miền Tây Nam Bộ, cũng chẳng mang vẻ đẹp đượm màu xưa cũ của du lịch miền Bắc, Trung. Đến với cánh đồng bất tận Long An du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp quá đỗi bình yên của sông nước hiền hoà, của sự trong lành và yên ả của những cảnh đồng, cánh rừng mang đến. Khám phá khu du lịch cánh đồng bất tận du khách sẽ chẳng thiếu những trải nghiệm tuyệt vời, đặc biệt cũng chẳng thiếu những góc check-in độc đáo. Vào mùa hoa súng, hoa sen nở rộ tạo nên khung cảnh đầy nên thơ sẽ làm nức lòng những tín đồ yêu thích check-in sống ảo. Hay những buổi sớm mai và chiều tà, những cánh cò trắng bay và kiếm ăn nơi ruộng đồng cũng làm nên một quan cảnh bình yên khó tả. Ghé thăm nơi đây du khách tưởng chừng sẽ thoát khỏi chốn xô bồ náo nhiệt thường trực mà hào cùng thiên nhiên đầy nắng gió.Đây là bối cảnh quay phim của bộ phim nổi tiếng “Cánh đồng bất tận” của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình. Chính vì vậy mà tại đây vẫn còn nhiều dấu vết còn được lưu lại của đoàn phim như những căn chòi lợp mái lá, cây cầu gỗ tràm và những cánh đồng với những hồ sen hồ súng trải dài. Dấu vết năm tháng tuy chẳng còn những cánh đồng dài bất tận thay vào đó là những cảnh đồng tràm xanh mát, nhưng nó vẫn giữ được vẻ bình yên vốn có của miền Tây sông nước. Vì vậy đã đến đây thì ngại gì không lưu lại những bức ảnh chuẩn xịn đến ghi lại dấu ấn nơi bạn từng đặt chân đến.Rừng tràm tại khu du lịch cánh đồng bất tận trải dài tạo nên một không gian cực hút mắt người nhìn. Mọi người có thể tản bộ hoặc thuê xe đạp để chạy quanh những con đường mòn nhỏ để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp, hương thơm mát lành mà không dễ tìm được ở nơi khác. Mùi hương của cây tràm phảng phất khắp chốn sẽ giúp những lữ khách sảng khoái và thích thú. Nếu có thể mọi người nên chọn đi vào buổi sáng hoặc khi chiều tà để có thể tận hưởng trọn vẹn không khí tươi mới và mát lành trong rừng tràm bất tận này.Hiện tại khu du lịch cánh đồng bất tận cũng mở rộng thêm nhiều dịch vụ vui chơi hoặc nghỉ dưỡng. Mọi người có thể tham gia chèo thuyền Kayak để thưởng cảnh sông nước bình yên. Hoặc có thể thử cách dịch vụ phục hồi sức khỏe qua việc tắm hơi hay ngâm dược liệu quý.Ngoài những gợi ý trên mọi người cũng có thể đến tham quan nhà máy Mộc Hoa Tràm nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm từ thiên nhiên được nhiều người ưa chuộng. Hay ghé thăm nơi tưởng niệm của những danh nhân có công lớn của ngành y như: khu đền thờ Thần y Hải Thượng Lãn Ông và Thiền sư Tuệ Tĩnh và khu tưởng niệm danh sĩ Nguyễn Văn Bé
Long An 768 lượt xem
Từ tháng 11 đến tháng 04
Làng cổ Phước Lộc Thọ là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm không khí cổ xưa, tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của ba miền Bắc - Trung - Nam. Làng cổ nằm ẩn mình trong xã Hựu Thạnh và chỉ cách Sài Gòn hơn 50km. Ngôi làng này được xây dựng từ năm 2006 bởi ông Dương Văn Mỹ, một người yêu mến và sưu tập đồ gỗ cổ. Làng cổ có diện tích hơn 10 héc ta, gồm hai khu chính: khu tham quan và khu ăn uống, giải trí, nghỉ dưỡng. Làng cổ Phước Lộc Thọ là một điểm du lịch Long An hấp dẫn và độc đáo. Nơi đây không chỉ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa mà còn giúp bạn hiểu hơn về di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Làng cổ Phước Lộc Thọ là điểm du lịch độc đáo với 22 ngôi nhà gỗ cổ mang bản sắc ba miền đất nước và nhà sàn của các dân tộc thiểu số. Nơi đây còn có nhiều cổ vật quý từ vua chúa, quan quân, địa chủ, người dân và các vật tâm linh văn hóa. Bước vào cổng thành thời xưa, bạn sẽ ngắm được hòn non bộ lớn, bộ tượng Phước Lộc Thọ bằng đá cẩm thạch và những nét cổ kính của các ngôi nhà xưa. Nổi bật nhất là ngôi nhà chữ “Công” trên 100 tuổi với 104 cột khảm xà cừ Tứ linh và Tứ hữu, các vách chạm trổ hoa quả, chim muông và nhiều cổ vật quý hiếm như bộ ván của vua Bảo Đại, chiếc gương soi của hoàng hậu… Làng cổ Phước Lộc Thọ còn có không gian sinh thái hữu tình, vườn lan phong phú, khu hồ bơi và khu ẩm thực đa dạng. Ngoài ra, bạn còn có thể chiêm ngưỡng những ngôi nhà mang phong cách riêng của từng miền. Nhà rường Huế thể hiện sự uy nghi của quan lại và giới thượng lưu xứ kinh kỳ thời phong kiến. Nhà rường Nam Bộ phản ánh sự giản dị và thoáng đãng của người miền Nam. Nhà sàn Tây Nguyên và Đông Nam Bộ biểu hiện nét đặc trưng của các dân tộc thiểu số. Mỗi ngôi nhà đều có những điểm nhấn riêng biệt về kiến trúc, hoa văn, chất liệu và màu sắc. Đây cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và đời sống của người Việt qua những ngôi nhà này.Khu tham quan là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ được chọn lọc và mang về từ khắp các vùng miền của Việt Nam. Mỗi ngôi nhà cổ đều có kiến trúc, phong cách và câu chuyện riêng biệt, phản ánh đặc trưng của vùng đất đó. Bạn sẽ được ngắm nhìn những mái ngói đỏ thấm màu thời gian, các cột gỗ chạm khắc tinh xảo, bức tranh đồng quê yên bình. Bạn cũng có thể tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí như xem xiếc, múa lân, ca trù, chèo kéo hay thưởng thức những món ăn dân dã tại đây.Khu ăn uống, giải trí, nghỉ dưỡng là nơi bạn có thể nghỉ ngơi sau những giờ tham quan. Làng cổ Phước Lộc Thọ có nhiều loại phòng nghỉ khác nhau, từ phòng tiêu chuẩn cho đến phòng VIP, phù hợp với nhu cầu và túi tiền của bạn. Bạn cũng có thể thưởng thức những món ăn ngon miệng tại các nhà hàng trong làng cổ hoặc tự tay nướng BBQ trong không gian thoáng mát. Ngoài ra, bạn còn có thể vui chơi tại các khu vực giải trí như bida, karaoke, massage. hay tham gia vào các hoạt động team building, picnic.Vẻ đẹp cổ kính, nhuốm màu năm tháng của điểm đến này khiến những ai yêu thích sự hoài cổ, đam mê tìm hiểu lịch sử càng thêm mê mẩn. Nếu bạn có dịp ghé qua Long An, đừng quên một lần đặt chân tới Làng cổ Phước Lộc Thọ.
Long An 560 lượt xem
Từ tháng 11 đến tháng 04
Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đức Hòa. Tại đây, vào ngày 4/6/1930, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Châu Văn Liêm- Bí thư Liên Tỉnh ủy Gia Định-Chợ Lớn và đồng chí Võ Văn Tần - Bí thư Huyện ủy Đức Hòa, khoảng 5000 đồng bào các xã trong huyện đã tham gia cuộc biểu tình hô vang khẩu hiệu đòi quyền dân sinh dân chủ, chống sưu cao thuế nặng, chống lính vào làng đàn áp nhân dân. Xuất phát trên những ngả đường khác nhau, các đoàn người biểu tình đã gặp nhau tại khu vực ngã tư Đức Hòa vào lúc 17 giờ, và cùng tiến về phía Dinh Quận, đòi gặp quận trưởng Huỳnh Văn Đẩu (còn gọi quận Sành) để giải quyết các yêu sách của ta. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, quận Sành rất khiếp sợ không dám trực diện với nhân dân. Để đối phó với tình hình trên, địch phải xin điều binh tiếp viện. Đến 20 giờ được sự tiếp viện của địch từ hướng Chợ Lớn kéo đến- trong đó có cả cảnh sát Hóc Môn, Chợ Lớn và 20 lính mã tà của Sở cảnh sát Sài Gòn do tên cò Dreuil chỉ huy - quận Sành ra lệnh giải tán đoàn biểu tình, đe dọa quần chúng. Chúng tìm cách truy xét để tìm người cầm đầu cuộc biểu tình. Tất cả bọn lính đều được vũ trang, sẵn sàng dùng bạo lực để đàn áp đoàn người. Trước sự hung hăng của kẻ định, tinh thần của quần chúng không hề nao núng, đồng bào vẫn tiếp tục xiết chặt tay nhau tiến lên. Tên cò Dreuil ra lệnh bắn xả vào đoàn người, vài người đi đầu đã ngã xuống trước tầm súng địch trong tiếng la thét phẫn nộ của quần chúng. Trong tình thế căng thẳng trên, đồng chí Châu Văn Liêm nhanh chóng tiến lên phía trước gặp tên cò Dreuil để đưa bản yêu sách, đồng thời trực tiếp tranh luận vạch trần những hành động dã man và biết bao tội ác của địch bằng vốn tiếng Pháp thông thạo. Cuộc tranh luận kéo dài khoảng 15 phút, thì bất ngờ tên cò Dreuil rút súng lục bắn trúng vào giữa ngực đồng chí Châu Văn Liêm. Bọn lính vẫn ngoan cố tiếp tục nã súng vào đoàn biểu tình, làm thêm nhiều người chết và bị thương, cách dinh quận không đầy 100m. Đoàn biểu tình chựng lại, tản ra nhưng chưa hẳn giải tán. Mãi đến khi địch điều thêm lực lượng, bắt đi khoảng 100 người với sự thị thực của Thống đốc Nam Kỳ và Chủ tỉnh Chợ Lớn Renault thì cuộc biểu tình mới chấm dứt. Cuộc biểu tình bị dìm trong biển máu, nhưng nó đã gây chấn động lớn thời bấy giờ: Lần đầu tiên trong một vùng thôn quê yên tĩnh, đã nổ ra cuộc chạm trán quyết tử với kẻ thù vì quyền lợi sống còn của hàng vạn người dân bị áp bức bóc lột từ bao đời nay. Cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 ở Đức Hòa được xem là đỉnh cao của phong trào cách mạng tỉnh Tân An- Chợ Lớn năm 1930. Nó chứng minh cho khả năng lãnh đạo, vận động quần chúng đấu tranh của Đảng, và niềm tin một lòng theo Đảng của người dân Đức Hòa. Sang những năm 1940-1941, người dân Đức Hòa tiếp tục hưởng ứng và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ do Đảng lãnh đạo ngay chính trên quê hương mình. Sau Nam Kỳ khởi nghĩa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng. Cũng trong thời điểm này, ở thị trấn Đức Hòa một đài xử bắn được lập nên để hành hình những chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa. Tại đây, trong 3 ngày mồng 7, mồng 8, mồng 9 tháng 7 năm 1941, bọn chúng đã liên tiếp xử bắn các đồng chí, chiến sĩ yêu nước. Súng nổ, máu đỏ cả trường bắn. Các chiến sĩ ta hy sinh trong sự tiếc thương của bà con khắp thị trấn Đức Hòa hôm đó. Khu vực Ngã tư Đức Hòa với những địa điểm như: Dinh Quận gắn với cuộc biểu tình ngày 4/6/1930 của hơn 5000 nhân dân Đức Hòa; Đài xử bắn các chiến sĩ tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940-1941…là những chứng tích lịch sử tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, và là niềm tự hào của người dân Đức Hòa nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung về tinh thần đấu tranh không mệt mỏi để giành lấy nền độc lập tự do. Ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận Khu vực Ngã tư Đức Hòa là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Long An
Long An 2568 lượt xem
Vàm Nhựt Tảo là nơi ghi dấu chiến công vang dội đốt tàu Pháp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1996. Toàn bộ khu di tích tọa lạc tại địa phận xã An Nhựt Tân (nay là xã Tân Bình), huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Nguyễn Trung Trực có tên khai sinh là Nguyễn Văn Lịch, còn gọi là Chơn, sinh năm 1838 tại xóm Nghề, làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, ông đã tham gia vào đội nghĩa binh kháng chiến dưới quyền chỉ huy của Trương Định và được cử về hoạt động chống Pháp trên địa bàn phủ Tân An. Được sự giúp đỡ của hương chức làng Nhựt Tảo ông đã bố trí một kế hoạch táo bạo, thông minh để đánh tàu L' Espérance, một tiểu hạm của Pháp đang hoành hành trên vùng sông nước huyện Cửu An. Sáng ngày 10/12/1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận địch rời khỏi tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe buôn lúa tiến sát tàu địch. Trong lúc trình giấy thông hành, ông đã bất ngờ giết tên lính Pháp rồi cùng nghĩa quân tấn công lính Pháp trên tàu L' Espérance. Không kịp trở tay, toàn bộ địch trên tàu bị tiêu diệt ( chỉ có 5 tên chạy thoát). Nghĩa quân dùng dầu và đồ dẫn hỏa đốt cháy tàu L' Espérance. Ngọn lửa bốc cao từ từ nhấn chìm tàu xuống đáy sông sâu. Tin chiến thắng Nhựt Tảo bay đi làm nức lòng quân dân cả nước. Triều đình Huế đã thăng Nguyễn Trung Trực lên chức Quản Cơ, hậu thưởng cho nghĩa quân, cấp tử tuất và hỗ trợ tiền cho làng Nhựt Tảo (bị quân Pháp triệt hạ). Thực dân Pháp cũng hết sức bàng hoàng vì chúng không thể ngờ rằng nghĩa quân có thể gây cho chúng tổn thất lớn như thế. Nối tiếp khí thế hào hùng đó, ngay sau trận Nhựt Tảo, nghĩa quân đồng loạt nổi dậy công phá hệ thống đồn lũy của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông, trong đó có trận Cần Giuộc (16/12/1861) đã đi vào lịch sử cùng với bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bất hủ.Thời gian lặng lẽ trôi, vàm Nhựt Tảo vẫn còn đó như gợi lại trong lòng khách vãng lai một niềm hoài cổ. Tàu L' Espérance sau gần 120 năm nằm yên dưới đáy sông sâu đã được khai quật. Tổng số hiện vật thu được là 89, trong đó có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 hiện vật đồng và 1 hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các hiện vật gỗ ta còn thấy đầy đủ các bộ phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be, lườn, cột buồm. Tuy đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L' Espérance vẩn còn một số mảnh gỗ bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lổ. Tất cả những hiện vật nêu trên đã được bảo quản và trưng bày tại Bảo Tàng Long An nhằm giới thiệu khách tham quan trong và ngoài nước những bằng chứng cụ thể về chiến công oanh liệt của người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực cách nay hơn một thế kỷ. Nguồn: Du lịch Long An
Long An 2244 lượt xem
Di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tọa lạc tại phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Quần thể di tích gồm đền thờ, lăng mộ và nhà trưng bày tư liệu với diện tích khoảng 1.300 m2. Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại Giồng Cái Én, làng Tường Khánh, tổng Hưng Thượng, huyện Kiến Hưng, trấn Định Tường nay là phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống 3 đời võ nghiệp, nên có cốt cách làm tướng từ nhỏ, sức khỏe, thần thái cũng hơn người. Năm 1780, ông theo phò chúa Nguyễn Ánh lập nhiều công lớn nên được ban họ vua. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu vua Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công, rồi làm Tổng trấn Bắc thành. Sáu năm sau, ông làm Tổng trấn Gia Định cùng cai quản toàn miền Nam. Tương truyền dân gian và sử sách ghi lại, ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi ông là “Hổ tướng”. Ngày mồng 9 tháng chín năm Kỷ Mão (1819), ông mất và an táng tại quê nhà. Lăng mộ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với chất liệu đá ong và vữa tam hợp, di tích chịu ảnh hưởng bởi phong cách, kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn nhưng vẫn mang bản sắc địa phương và đã trở thành điển hình cho lối kiến trúc lăng mộ của tầng lớp quan lại đầu thế kỷ 19. Lăng nhìn chính hướng nam, mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật, thuộc loại hình đơn táng. Án ngữ ở lối vào mộ phía bắc là bình phong từ đá ong cao 3m, có đắp nổi hoa văn mai – lộc. Đường thần đạo dài 17 m dẫn từ bình phong đến phần chính của mộ. Kết cấu kiến trúc từ ngoài vào trong gồm: cửa lăng, bình phong tiền, sân tế, bia mộ, nấm mộ và bình phong hậu. Bao quanh là lớp tường thành kết hợp các trụ biểu búp sen. Bia mộ tạc bằng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn, chạm nổi hoa văn tinh xảo hình mặt trời, hoa lá hóa rồng ở hai bên trán bia; diềm bia trang trí chạm nổi hình hoa cúc dây, hoa mai; trung tâm bia mộ đề quốc hiệu Việt Cố, mộ của Khâm sai Gia Định thành Tổng trấn, Chưởng Tiền quân, tặng thời Trung Dực vận công thần, Phụ quốc thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, Thái phó Nguyễn Huỳnh tước Quận công, bia được lập vào tháng 11 năm Kỷ Mão (1819). Phía sau bia là nơi chôn cất thi hài Nguyễn Huỳnh Đức với một nấm mộ phẳng dài. Sau nấm mộ là Bình phong hậu khép lại kiến trúc lăng mộ. Đáng chú ý là trên bức bình phong hậu có bài minh văn tương truyền nội dung minh văn do chính vua Gia Long ngự phê để ghi nhớ công lao của một đại thần đã cùng mình vào sinh ra tử, từng là người bảo toàn tính mạng cho vua và sự trung hưng của triều Nguyễn. Cách mộ 20m về phía Nam là đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Từ năm 1819 đến 1959, gia tộc thờ ông trong ngôi nhà xưa do Vua Gia Long sai người dựng cách ngôi mộ khoảng 500m. Vào năm 1959, để tiện cho việc thờ cúng, gia tộc đã xây dựng ngôi đền thờ mới này theo kiểu tứ trụ, 2 tầng mái, cửa gỗ trông ra hướng Đông. Ngay sau cửa chính đền thờ có đặt hương án chạm rồng, phụng, hoa lá sơn son thếp vàng, phía trên có bức họa truyền thần Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được vẽ năm 1802. Trong đền có nhiều cổ vật và tư liệu rất giá trị. Di tích Lăng mộ và Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia ngày 11/05/1993. Nguồn: Du lịch Long An
Long An 2146 lượt xem
Di tích lịch sử, văn hóa “ Ngã Tư Rạch Kiến”, tọa lạc tại ấp 1, xã Long Hòa, huyện Cần Đước. Đây là nơi ghi dấu sự hình thành và phát triển của Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến nổi tiếng ở Long An trong kháng chiến chống Mỹ. Ngày 20/12/1966, đế quốc Mỹ đổ quân xuống tái chiếm Rạch Kiến với âm mưu khống chế, đánh phá vùng giải phóng Cần Đước, Cần Giuộc hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng và cứu vãn tình thế đang ngày càng rệu rã suy sụp ngụy quân, ngụy quyền ở vùng này. Từ căn cứ này địch liên tục bắn pháo đi các nơi bất kể ngày đêm. Ngày nào chúng cũng tung lực lượng đi càn để tìm cách tiêu diệt lực lượng của ta. Được sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, một vành đai diệt Mỹ ở Rạch Kiến được thiết lập, vành đai diệt Mỹ bao gồm 12 xã. Lực lượng vũ trang của huyện lúc này có 7 Trung đội địa phương với quân số trên 200 người, ngoài ra còn 5 Trung đội du kích liên xã quân số trên 100. Mỗi xã đều có 1 trung đội du kích, mỗi ấp có từ 1 đến 3 tổ du kích mật. Lực lượng địch mạnh cả về quân sĩ và cả về phương tiện vũ khí chiến đấu. Trên vành đai diệt Mỹ, ta tổ chức đào khắp các đoạn đê làm chướng ngại vật cản xe của địch. Đoạn đường từ ngã tư Xoài Đôi đi ngã tư An Thuận và đoạn đường từ căn cứ Rạch Kiến đi Tân Trạch, Long Sơn là những đoạn đường ta thường gài mìn diệt nhiều xe tăng dọc hai bên sông Đôi Ma đều có giao thông hào địa hình do ta tác chiến, có bố trí các bãi chông mìn diệt địch. Hầm chông còn được ta bố trí ở khắp nơi, trên đường hành quân, ngoài gò mả, đồng ruộng… Trong thôn ấp, nhiều công sự cá nhân và đào các giao thông hào bọc theo lộ đất trong xã và liên xã. Mỗi con đường đi vào thôn đều có bố trí cửa chiến đấu “trên các ngã đường ta dựng lên các phòng thông tin, các hình nộm, đặt các bảng khẩu hiệu”… Năm 1966, tại ngã ba Long Sơn, lực lượng C315 chống càn với địch. Ta tiêu diệt 1 trung đội Mỹ. Năm 1967, lực lượng tiểu đoàn 1 của ta phối hợp với du kích xã chống càn với 1 tiểu đoàn lính Mỹ có phi cơ yểm trợ, tại ấp 4 xã Phước Tuy trận này ta diệt khoảng 50 tên và bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Cũng vào năm 1967 lực lượng bộ đội tỉnh kết hợp với bộ đội huyện, C315 diệt gọn 1 đại đội lính Mỹ ở đồn Long Khê làm cho địch phải bỏ luôn căn cứ này. Bằng thế trận chiến tranh nhân dân trên Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến, dựa trên 3 mũi cơ bản là quân sự, chính trị, binh vận được phối hợp một cách nhuần nhuyễn, liên hoàn với nhau, ta đã cô lập căn cứ Mỹ và làm cho lực lượng địch ở nơi đây tổn thất nặng nề. Vùng giải phóng phía Nam lộ 4 được giữ vững và mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp và là bàn đạp tấn công vào Sài Gòn vào Tết Mậu thân –1968 của các binh đoàn chủ lực và lực lượng vũ trang Long An. Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến là một hình thái chiến tranh nhân dân phát triển đến đỉnh cao ở Long An, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy (1966-1967). Năm 1996 ''Ngã Tư Rạch Kiến'' được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 28-6-1996. Nguồn: Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Long An
Long An 2035 lượt xem
Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An (còn gọi là di tích Bình Thành) tọa lạc tại xã Bình Thành, nay thuộc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Khu di tích đã được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1998. Cùng với sự ra đời và phát triển của những phong trào đấu tranh chống xâm lược, căn cứ khu vực Bình Thành đã trở thành một địa danh lịch sử. Nơi đây, sau khởi nghĩa Nam Kỳ, các chiến sĩ cách mạng đã xây dựng căn cứ địa đầu tiên ở Nam bộ để tiếp tục chiến đấu. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), đây là quân khu Đông Thành, có một thời gian đây cũng là căn cứ của Bộ Tư Lệnh khu 7 và Tỉnh ủy Chợ Lớn. Trong 21 năm chống Mỹ, khu vực Bình Thành với bề dày truyền thống đã được Tỉnh ủy Long An chọn làm căn cứ để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Căn cứ cách mạng Bình Thành trong kháng chiến chống Mỹ rộng lớn, cơ động, linh hoạt bởi lẽ cuộc chiến rất ác liệt, địch dùng mọi thủ đoạn để tiêu diệt, nên tỉnh ủy Long An phải linh đông dời đổi địa điểm và phạm vi hoạt động nhiều lần, tuy vẫn bám trụ căn cứ. Di tích khu vực Bình Thành là trung tâm của căn cứ, là nơi Tỉnh ủy và các ban ngành của tỉnh đóng trụ sở lâu nhất, các phế tích còn lại rõ nhất. Năm 1920, huyện Cửu An được đổi tên thành huyện Thủ Thừa, lúc này di tích thuộc xã Bình Thành, tổng Cửu Cư Thượng, thuộc huyện Thủ Thừa, tỉnh Tân An. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Đức Huệ, Đức Hòa được sát nhập vào địa giới tỉnh Long An. Di tích lúc bấy giờ thuộc xã Bình Thành, huyện Đức Huệ. Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đặc biệt, di tích là nơi ghi dấu ấn đậm nét quá trình ra đời và hoạt động của Tỉnh ủy, Tỉnh đội Long An trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ. Tại đây, Tỉnh ủy Long An đã kiên cường bám trụ, trước mọi thủ đoạn nhằm hủy diệt khu căn cứ của giặc, để lãnh đạo phong trào đấu tranh, góp phần quyết định vào thành tích cao quý, Long An trung dũng, kiên cường. Di tích cũng là nơi ghi dấu sự có mặt và hoạt động của Xứ ủy Nam bộ, các cơ quan cao cấp Xứ ủy, cấp Khu, nhiều đơn vị vũ trang của Miền, nhiều nhà lãnh đạo Đảng và quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; là bằng chứng cụ thể của quá trình đấu tranh gian khổ và hy sinh cao cả từ buổi đầu kháng Pháp đến chống Mỹ, cứu nước của đồng bào, chiến sĩ không riêng ở Long An mà từ khắp mọi miền đất nước. Nguồn: Cổng Thông Tin Tỉnh Ủy Long An
Long An 1739 lượt xem
Chùa Phước Lâm hay còn gọi là Chùa Ông Miêng, là một ngôi chùa cổ, tọa lạc tại ấp Xóm Chùa, Xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Chùa Phước Lâm được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 2002. Theo Sách Di tích Quốc gia trên địa bàn tỉnh Long An do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch xuất bản năm 2021, vào năm 1880, một người khá giả ở làng Tân Lân, ông Bùi Văn Minh đã cải gia vi tự, lấy ngôi nhà mình lập chùa có tên gọi là Phước Lâm Tự, vừa thờ Phật vừa làm từ đường cho dòng họ Bùi. Vì có công khai cơ lập làng nên sau khi qua đời, ông Bùi Văn Minh được dân chúng tôn làm hậu hiền và đưa vào phối tự trong đình Tân Lân. Ngôi chùa do ông lập ra ngoài tên chữ Hán là Phước Lâm Tự, ngoài ra còn có tên là chùa ông Miêng (do lệ cữ tên húy ông Minh). Nhìn về tổng thể, ngôi chùa gồm 3 phần: chánh điện - hậu tổ, khu mộ tháp và nhà trù. Chánh điện là một ngôi nhà lớn được xây dựng theo kiểu bánh ít, có móng đá xanh, tường gạch, lợp ngói vảy cá. Toàn bộ cột chùa đều bằng danh mộc hình trụ tròn, được kê trên các chân tán đá xanh, liên kết với nhau bởi hệ thống xiên, vì kèo, sườn mái, tạo cho không gian bên trong sự rộng rãi thoáng mát. Nội thất chánh điện chùa Phước Lâm còn giữ được những nét cổ kính dù trải qua nhiều lần trùng tu với hơn 40 tượng Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thập Điện Diêm Vương, Thiện, Hộ Pháp, Kim Cương… nhiều bộ bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thếp vàng rực rỡ. Đa số tượng Phật có chất liệu gỗ, đồng được chế tác từ thế kỷ 19 với phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam Bộ. Có một pho tượng rất đặc biệt tạc một vị Bồ Tát mình mặc cà sa, tay cầm phất trần, ngồi trên long mã bằng gỗ. Những bộ bao lam, hoành phi, liễn đối đều được chạm trổ rất công phu. Đặc biệt nhất là bức hoành Pháp luân thường chuyển chạm lộng nhiều lớp có dạng cuốn thư với chủ đề cúc trĩ. Chữ Thọ được chạm nổi tách làm đôi ở hai đầu cuốn thư và 4 chữ pháp luân thường chuyển sơn đỏ trên nền vàng góp phần làm tăng đường nét tinh xảo, sinh động cho hoành phi. Đây là một trong những bức hoành đẹp nhất ở Long An chứng minh trình độ nghệ thuật điêu luyện của nghề chạm khắc gỗ ở Cần Đước đã phát triển mạnh vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Cũng như những ngôi chùa làng khác ở Nam Bộ, phía sau chánh điện chùa Phước Lâm là tổ đường theo đúng công thức Tiền Phật - Hậu Tổ. Tổ đường có bàn thờ và di ảnh của các vị trụ trì đã quá vãng, di ảnh và bàn thờ Bùi Công- người khai sơn chùa và bàn thờ của họ Bùi. Bên hông chánh điện là 4 ngôi mộ tháp khá cổ kính trong đó có tháp bảo đồng của tổ khai sơn Hồng Hiếu và ngôi mộ của ông Bùi Văn Minh. Phía sau chùa là hồ sen rộng nở đầy hoa. Không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật, chùa Phước Lâm còn có ý nghĩa về mặt lịch sử khi nơi đây từng che giấu các chiến sĩ cách mạng trong suốt những năm chống Pháp và Mỹ. Mái già lam ở Xóm Chùa từng là nơi lui tới hoạt động cách mạng của lãnh đạo địa phương thời kháng chiến. Sở chỉ huy trận đánh Xóm Chùa nổi tiếng ở Tân Lân năm 1962 cũng được đặt tại chùa Phước Lâm. Vì là cơ sở cách mạng nên chùa Phước Lâm thường xuyên trở thành mục tiêu bắn phá của kẻ thù. Trên chánh điện của chùa vẫn còn những vết tích chiến tranh in hằn trên cột gỗ. Chùa Phước Lâm là tổ đình của hệ phái Lục Hòa ở Cần Đước. Vào những ngày rằm, khá đông thiện nam, tín nữ đến chùa lễ Phật, cầu kinh như để xua đi bao nỗi ưu phiền của cuộc sống đời thường và hòa đồng với nhau trong tình thương bao la của Phật. Nguồn: Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Long An
Long An 1717 lượt xem
Di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam Bộ tọa lạc tại xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An - là di tích quốc gia mang nhiều dấu ấn lịch sử. Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam Bộ là 1 trong 3 căn cứ địa quan trọng nhất của cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Pháp. Nơi đây ghi dấu quá trình hoạt động cách mạng của các đồng chí lãnh đạo của Đảng, những nhà chính trị và những nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Ung Văn Khiêm, Phạm Hùng, Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần, Nguyễn Bình, Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Trà,...Đồng thời là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng miền Nam trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp - nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân Nam bộ. Từ những năm 1946 – 1949, Xứ ủy Nam Bộ, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Nam Bộ và các cơ quan trực thuộc đã chọn địa bàn xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh làm căn cứ để lãnh đạo chống thực dân Pháp tái xâm lược trên phạm vi toàn Nam Bộ. Đây chính là địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc, là nơi lưu niệm quá trình hoạt động của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, những nhà hoạt động chính trị, những nhà lãnh đạo quân đội. Di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ (1946-1949) xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 03/08/2007. Nguồn: Trang Thông Tin Huyện Ủy Tân Thạnh
Long An 1605 lượt xem
Nhà trăm cột còn được gọi là Nhà ông Hội Đồng hay nhà ông Cả nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ngôi nhà này do ông Trần Văn Hoa lúc ấy là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ ,tỉnh Chợ Lớn xây dựng. Ông làm việc trong Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ của chính quyền Pháp, ông là người có uy tín trong xã hội. Dù gọi là nhà trăm cột nhưng sự thực, ngôi nhà có đến 120 cột, trong đó 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ. Nhà trăm cột có kiểu chữ Quốc, 3 gian, 2 chái đôi với diện tích 822m2 trong một khu vườn rộng 4.886m2. Ngôi nhà này được khởi công vào năm 1901, đến năm 1903 thì hoàn thành và năm 1904 thì xong phần chạm khắc trang trí do nhóm 15 thợ từ làng Mỹ Xuyên – làng chạm khắc mộc nổi tiếng của Thừa Thiên – Huế thực hiện bằng chất liệu chủ yếu là các loại gỗ quý như cẩm lai, mun… mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhà gồm có hai phần: phần trước là phần nội tự – ngoại khách, phần sau là phần để ở và sinh hoạt. Lẫm lúa ở sau cùng đã tháo dở (1952), nay chỉ còn nền móng. Mặt chính nhà quay về hướng Tây Bắc, quanh nhà có sân rộng dùng để phơi lúa, bột. Hành lang, hiên và nền nhà được lát gạch Tàu, không gian rộng rãi hướng ra khu vườn rộng nên luôn mát mẻ. Cửa chính và các cửa sổ có song hình con tiện, bản gỗ. Kết cấu chính của Nhà Trăm Cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường), khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây – Đông, Tiền – Hậu. Các bộ phận của kết cấu chính như trính, trổng đều chạy chỉ , uốn cong kiểu nhà rường ở miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình chày cối, tượng trưng cho âm dương hòa hợp (nên còn gọi là kiểu nhà chày cối). Đây là kiểu nhà truyền thống có nhiều ưu điểm bởi bộ khung rất chắc chắn. Đặc biệt, trang trí trong kiến trúc ở Nhà Trăm Cột cho thấy nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân ngày trước ở vào trình độ bậc cao qua cách bố cục, thể hiện đề tài cũng như xử lý kỹ thuật. Toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm nổi, chạm lọng rất công phu các đề tài vân hóa long, tứ thời kiểu dây lá hóa đặc trưng của Huế rất sắc sảo. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ của công trình mà người xưa đã gửi gấm trên từng nét chạm. Đó là một tập hợp đa dạng, phong phú các đề tài cổ điển như tứ linh, tứ thời, bát quả; các mô típ thể hiện Phúc – Lộc -Thọ bên cạnh các đề tài phương Tây như hoa hồng, sóc – nho, cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát,khế,măng cụt, đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các bao lam, các khung ô hộc, vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ , ghế nghi, bàn tròn , bàn dài, bằng kỹ thuật chạm lọng, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm nổi trên nền chạm lọng, hết sức điêu luyện và tài tình. Với giá trị ấy, năm 1997 Nhà Trăm Cột đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa Quốc Gia. Nguồn: Du lịch Long An
Long An 1604 lượt xem
Khu lưu niệm Nguyễn Thông thuộc ấp Bình Trị 2, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Đây là nơi lưu niệm danh nhân Nguyễn Thông: một trí thức yêu nước, nhà hoạt động văn hóa lớn của Nam kỳ lục tỉnh nửa cuối thế kỷ 19. Nguyễn Thông tên thật là Nguyễn Thới Thông, tên chữ là Hy Phần, hiệu là Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am, sinh năm 1827 trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Bình Thanh - tổng Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, Gia Định (nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Thuở nhỏ, Nguyễn Thông nổi tiếng thông minh, hiếu học. Năm 18 tuổi, ông được gia đình gửi ra Huế để có điều kiện học tập tốt hơn. Năm 1849, ông đỗ Cử nhân trong kỳ thi Hương tại trường thi Gia Định, nhưng khi thi Hội bài vấy mực nên bị đánh hỏng. Nguyễn Thông bắt đầu cuộc đời quan trường năm 1851 với chức Huấn đạo huyện Phú Phong, tỉnh An Giang. Tháng 2/1859, khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông tòng quân vào Nam chiến đấu và trở thành trợ thủ đắc lực của Thống đốc quân vụ đại thần Tôn Thất Hiệp. Sau khi đại đồn Kỳ Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), ông về Tân An hoạt động chống Pháp cùng với các thủ lĩnh nghĩa quân địa phương. Năm 1862, Nguyễn Thông được Kinh lược sứ Phan Thanh Giản đề cử giữ chức Đốc học Vĩnh Long và giữ chức vụ này từ năm 1863 đến tháng 7/1864. Năm 1865, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ bị Pháp xâm chiếm, ông cùng với nhiều sĩ phu Nam Kỳ không chịu hợp tác với giặc, nên đã bị bắt ra tỉnh Bình Thuận. Năm 1867, Nguyễn Thông được cử làm án sát Khánh Hòa rồi án sát Quảng Ngãi. Năm 1870, ông tham gia chấm thi Hương ở trường Thừa Thiên rồi làm Biện lý bộ Hình, Bố chánh Quảng Ngãi. Ở đây, Nguyễn Thông đã tích cực thi hành những biện pháp để bài trừ nạn tham ô, hà hiếp dân chúng của bọn cường hào ác bá địa phương. Việc làm này đã đụng chạm tới quyền lợi của một số đại thần trong triều, vì vậy, không lâu sau ông bị cách chức, tống giam và bị xử trượng, sau nhờ dân chúng kêu oan tới vua, mới được giải tội. Năm 1873, ông xin về dưỡng bệnh tại Bình Thuận. Năm 1874, Triều đình cho phục chức, bổ nhiệm ông làm việc tại bộ Lễ nhưng khi đến Huế, ông bị bệnh nên phải cáo quan trở về. Năm 1876, ông lại được triệu về kinh, giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1877, triều đình chấp thuận kế hoạch khai hoang vùng La Ngư, Ba Dầu nên cử ông về làm doanh điền sứ Bình Thuận. Năm 1878, bệnh cũ tái phát, ông xin nghỉ dài hạn. Năm 1880, Nguyễn Thông được mật chỉ cùng với các quan địa phương xử vụ nổi dậy của người thiểu số, xử vụ lưu dân từ trong Nam ra. Cũng năm này, ông thành lập Đồng Châu xã và xây dựng Ngọa Du Sào để có nơi làm thơ, đọc sách. Năm 1881, Nguyễn Thông được bổ nhiệm làm Phó sứ điển nông kiêm Đốc học tỉnh Bình Thuận. Năm sau ông được thăng làm Hồng lô tự khanh. Ngày 27/8/1884, Nguyễn Thông mất tại Ngọa Du Sào - Phan Thiết (Bình Thuận). Khu lưu niệm Nguyễn Thông đã được Bộ văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích quốc gia ngày 19/1/2001. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Long An
Long An 1600 lượt xem
Nằm cạnh tỉnh lộ 835 thuộc địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc là một ngôi chùa đã nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học: Chùa Tôn Thạnh - một di tích lịch sử đã được Bộ Văn Hoá Thông Tin xếp hạng cấp Quốc gia ngày 27/11/1997. Chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập năm 1808. Thiền sư có thế danh là Nguyễn Ngọc Dót, con của ông Nguyễn Ngọc Bình và bà Trà Thị Huệ ở làng Thanh Ba tổng Phước Điền Trung huyện Phước Lộc. Ban đầu thiền sư tu học ở chùa Vĩnh Quang, gần chợ Trường Bình, được sư phụ đặt cho pháp danh là Viên Ngộ. Thuở ấy đường vào chợ Trường Bình cỏ cây rậm rạp, lầy lội khó đi, hùm beo, thú dữ thường ra làm hại người. Thấy vậy thiền sư Viên Ngộ phát nguyện một mình chặt cây, đắp đường từ chợ Trường Bình xuống thôn Tích Đức và phường Hòa Thuận dài 250 trượng. Năm Gia Long thứ 7 (1808) sư Viên Ngộ đến làng Thanh Ba (nay thuộc xã Mỹ Lộc) cất chùa Lan Nhã - đó chính là chùa Tôn Thạnh hiện nay. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đây là ngôi chùa ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' nổi tiếng ở đất Gia Định xưa. Thiền sư còn cho đúc tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đồng để thờ trong chùa. Tương truyền, khi đúc lần đầu, tượng Bồ Tát bị khuyết, thiền sư Viên Ngộ đã chặt một ngón tay của mình cho vào nồi nước đồng để tượng đúc lần sau được viên mãn. Ông không những là một người con chí hiếu mà còn là một người đầy lòng từ bi bác ái. Khi cha bị bệnh, thiền sư đã thề trước Phật đài là sẽ ''trường tọa'' 10 năm để kéo dài tuổi thọ cho cha. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820) trong vùng có dịch đậu mùa, sư Viên Ngộ đã nguyện ''trì kinh niệm Phật, chung thân tịch cốc'' để cầu cho nhân dân thoát khỏi cơn tai ách. Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), ông thấy mình đã xuất gia 40 năm mà chưa đắc đạo nên tịch thủy 49 ngày rồi viên tịch. Pháp thân của ông được tăng chúng an táng ở bảo tháp phía tây chùa Tôn Thạnh. Tưởng nhớ đến một thiền sư suốt đời hy sinh thân mình để đem lại điều lành cho chúng sinh, nhân dân đã gọi chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Ông Ngộ. Mười sáu năm sau khi thiền sư Viên Ngộ viên tịch, chùa Tôn Thạnh đã đi vào lịch sử nước nhà với bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Trong ba năm 1859-1861 nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã về đất Thanh Ba, lấy chùa Tôn Thạnh làm nơi dạy học, làm thơ và làm thuốc. Trong trận tập kích đồn Tây Dương tại chợ Trường Bình đêm rằm tháng 11 năm Tân Du, một trong ba cánh nghĩa quân đã xuất phát từ chùa Tôn Thạnh đốt nhà dạy đạo, chém rơi đầu quan hai Phú Lang Sa. Cảm khái trước tấm lòng vị nghĩa của những người ''dân ấp dân lân'', nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác nên bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng tại chùa Tôn Thạnh. Lịch sử đã lưu danh ngôi chùa này của đất Long An qua những câu văn bất hủ: ''Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm. Đồn Lang sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ''. Trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, chùa Tôn Thạnh ngày nay không còn nguyên vẹn cảnh ''rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng'' như xưa. Thay vào đó là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang mái lợp ngói, tường gạch. Tuy nhiên chùa Tôn Thạnh vẫn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột kiểu tứ tượng ở chánh điện, những tượng Phật có từ đầu thế kỷ 19, và các hoành phi câu đối chữ hán sơn son thếp vàng. Bên phải chùa Tôn Thạnh hiện còn hai bia kỷ niệm được xây dựng vào năm 1973 và 1997 để lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Long An
Long An 1498 lượt xem