Tham quan ngôi đền linh thiêng - đền Trần Nam Định

Đền Trần tọa lạc tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định để nhớ ơn công lao bảo vệ và giữ nước của các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Hãy nghe Nguyễn Thị Phượng một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Đền Trần Nam Định để lại trong lòng du khách là một công trình kiến trúc tâm linh linh thiêng, tinh tế và mang nặng dấu ấn giá trị lịch dân tộc. Đền Trần ngày nay được xây dựng trên nền Phủ Thiên Trường xưa - Thái miếu cũ của nhà Trần ( là nơi ở của các vị vua nhà Trần nên có thể nói đây là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt). Đầu thế kỷ XV, quân Minh đã tàn phá phủ Thiên Trường vì thế để tưởng nhớ công ơn xây dựng và bảo vệ nước của các vị vua Trần, về sau nhân dân nơi đây xây dựng lại khu di tích lịch sử đền Trần.

                                                    

                                                                                      ( Ảnh tự chụp)

Khu di tích lịch sử linh thiêng Đền Trần Nam Định bao gồm 3 công trình chính, đó là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Cả 3 công trình được xây dựng theo cùng một kiểu kiến trúc, mỗi ngôi đền đều có tiền đường rộng 5 gian, trung đường rộng 5 gian, chính tẩm rộng 3 gian. Trước khi vào đền, du khách sẽ đi qua cổng ngũ môn, tiếp đó sẽ là một hồ nước trong lành, chính giữa hồ nước là đền Thiên Trường, phía Đông là đền Cố Trạch và phía Tây là đền Trùng Hoa.

                                                

                                                                                 ( Ảnh tự chụp)

Đền Thiên Trường bao gồm 9 tòa và 31 gian. Khi tham quan đền, đầu tiên bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét độc đáo của tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Hầu hết trần đền và cửa đều được làm từ gỗ lim quý hiếm, màu sắc cổ kính, mái lợp ngói đỏ với các hoa văn chạm khắc sắc sảo mang đậm kiến trúc thời Trần. Ngoài ra những bệ đá hình cánh sen, được chạm khắc bằng đôi tay khéo léo, mắt nhìn tinh xảo, tỉ mỉ của những người nghệ nhân cũng được rất nhiều du khách chú ý tới. Bên trong tiền đường là khu ban thờ bài vị của các quan có công lớn đối với nhà Trần. Tại trung đường, bạn có thể thấy 14 bài vị của các vị hoàng đế nhà Trần. Đây là là khu vực rất thiêng liêng, cùng mới mùi hương sắc hoa được thắp trong đền tạo cho du khách một cảm giác rất an lạc và yên bình.

Còn Đền Cố Trạch nằm ở phía Đông của khu di tích Đền Trần. Theo người dân địa phương nơi đây và đã được Văn bia ghi lại, vào năm 21 đời vua Tự Đức (1868), người dân đào được một mảnh bia ở phía Đông, trên bia có khắc “Hưng Đạo thân vương cố trạch”. Do đó, vào năm 1895, sau khi nhân dân địa phương và nhân dân láng giềng cùng nhau đồng lòng xây xong đền đã đặt tên đền là Cố Trạch Từ - mang ý nghĩa là đền cũ, nơi thờ cúng tướng Trần Hưng Đạo, gia đình.

Còn Đền Trùng Hoa Được xây dựng từ năm 2000 trên nền cung Trùng Hoa. nằm ở bên trái Đền Thiên Trường. Đây từng là nơi các hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng các hoàng đế nhà Trần được làm bằng đồng. Những pho tượng này được đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ các quan tướng. Trong đó gian tả vu thờ các quan văn còn gian hữu vu thì thờ các quan võ.

Đối với những du khách tín đạo sẽ nên tham quan đền Trần vào tháng Giêng và tháng Tám Hằng vì đây là dịp tổ chức 2 lễ khai ấn Đền Trần. Nghi lễ khai ấn có ý nghĩa hết sức tâm linh thiêng liêng và nhân văn lớn lao cầu mong cho đất nước thái bình, người dân ấm no, sức khỏe tốt, mọi nhà chung hưởng lộc. Lễ hội khai ấn đầu xuân diễn ra từ 14 - 15 tháng Giêng, từ tối ngày 14 bắt đầu các nghi thức như rước hòm ấn từ cung Cố Trạch sang đền Thiên Trường sau đó làm lễ khai ấn vào giờ Tý,… Lễ hội thu hút được đông đảo khách địa phương và thập phương vì thế lễ hội sẽ rất đông đúc. Ngay sau khi Ấn mở, mọi người tập trung vào đền để lễ cúng tế và cầu nguyện, ai cũng đều muốn xin một lá Ấn cho mình. Nên nếu du khách khách thực sự muốn xin ấn thì nên nghỉ một đêm tại thành phố để có thể xuất phát từ sáng sớm hôm sau để kịp giờ. Còn Lễ hội Đền Trần Nam Định được tổ chức từ ngày 15 - 20 tháng 8 âm lịch. Những năm chẵn lễ hội đền Trần sẽ được tổ chức lớn hơn những năm lẻ. Những hoạt động văn hóa cả về tâm linh cả về nghệ thuật chắc chắn sẽ làm cho lễ hội Đền Trần trở nên hấp dẫn và thu hút du khách từ khắp bốn phương.

                                                     

                                                                                       ( Ảnh tự chụp)

Những năm gần đây, lễ hội đền Trần Nam Định được nhân dân và chính quyền địa phương tổ chức với quy mô ngày càng rộng lớn, hấp dẫn nhưng vẫn giữ gìn và bảo tồn được những giá trị truyền thống tốt đẹp. Nếu có dịp, các bạn hãy đến tham quan khu di tích đền Trần Nam Định nhé.


27 Tháng 06, 2024 116

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành