TOP 14+ di tích lịch sử tại Yên Bái cực nổi tiếng nên ghé thăm 1 lần

Không chỉ là nơi có khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, các di tích lịch sử tại Yên Bái là điểm đến của đông đảo du khách đến khám phá. Vậy, trong hành trình khám phá Yên Bái nên tham quan di tích nào?

Mặc dù, chưa phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch nhưng Yên Bái vẫn là nơi ấn chứa nhiều tiềm năng to lớn với hàng loại các di tích lịch sử nổi tiếng. Trong hành trình du lịch Yên bái, hãy cùng theo chân 63Stravel khám phá top 10+ di tích lịch sử tại Yên Bái mà bạn nhất định không thể bỏ lỡ.

Khám phá top 14+ di tích lịch sử tại Yên Bái nổi tiếng

Di tích ruộng bậc thang Quốc gia Mù Cang Chải

Mù Cang Chải là một thị trấn nhỏ xinh nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, nổi tiếng với vẻ đẹp kỳ vĩ của ruộng bậc thang. Trên đường đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đèo Khau Phạ - một trong những địa điểm đẹp nhất thế giới dành cho các phi công chơi dù lượn.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - di tích đặc biệt của quốc gia

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - di tích đặc biệt của quốc gia

Thời gian lý tưởng để đến Mù Cang Chải là từ tháng 9 đến tháng 10, khi mùa lúa chín vàng rực rỡ và các lễ hội văn hóa độc đáo của đồng bào Mông diễn ra. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ sẽ mang lại cho bạn những bức ảnh đẹp lung linh.

Nếu khởi hành từ Hà Nội, bạn nên ghé thăm Mường Lò trước. Qua đêm tại đây và tiếp tục hành trình vào ngày hôm sau để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của đèo Khau Phạ trên đường đến Mù Cang Chải.

Di tích lịch sử Bến Âu Lâu

Di tích lịch sử Bến Âu Lâu, được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2012, là một địa danh quan trọng trong lịch sử kháng chiến của Việt Nam. Với gần sáu thập kỷ hoạt động, nơi đây đã trở thành cầu nối duy nhất giữa Việt Bắc và Tây Bắc, nơi bí mật đưa đón cán bộ chỉ đạo phong trào kháng chiến và hỗ trợ nhân dân giành chính quyền, góp phần tạo nên mùa thu lịch sử năm 1945.

Bến Âu Lâu được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

Bến Âu Lâu được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

Trong kháng chiến chống Pháp, Bến Âu Lâu đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc vận chuyển cán bộ, bộ đội, dân công, vũ khí và lương thực cho chiến trường Tây Bắc. Đặc biệt, bến này đã đóng góp lớn trong các chiến dịch như Lý Thường Kiệt (1951), Tây Bắc (1952) và Điện Biên Phủ (1954), góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Hiện nay, Bến Âu Lâu được công nhận là một điểm di tích lịch sử quan trọng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiến hành lập quy hoạch bảo tồn nguyên trạng để phát huy tối đa giá trị lịch sử của di tích trong tương lai.

Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y

Di tích lịch sử-khảo cổ học Hắc Y là một quần thể di tích quan trọng với nhiều di vật quý hiếm từ các thời kỳ lịch sử khác nhau. Được công nhận là di tích quốc gia vào năm 2001, Hắc Y nổi bật với các hiện vật có hình dạng và niên đại tương tự những hiện vật kiến trúc đất nung khai quật ở Hoàng thành Thăng Long. Những hiện vật này bao gồm gạch, ngói, đá chân cột, lá đề, tượng đất nung linh vật như đầu rồng, phượng, uyên ương, lân, voi, garuda, cùng đồ thờ, gốm sứ và tiền đồng, mang phong cách vương triều. Vì vậy, quần thể di tích Hắc Y còn được gọi là "Hoàng thành Yên Bái."

Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y

Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y

Các nhà khoa học lịch sử xác định đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo quy mô lớn, giống như một trung tâm văn hóa Phật giáo thời bấy giờ. Đặc biệt, việc khai quật đã phát hiện hai bài minh bằng chữ Hán khắc vào tháp đất nung, cung cấp thông tin rất quý giá.

Không chỉ mang giá trị lịch sử và văn hóa, quần thể di tích này còn nằm trong một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với núi Bạch Mã hùng vĩ và dòng nước ngòi Đại Cại hòa vào sông Chảy, đầu nguồn của hồ Thác Bà. Khu vực này còn nổi tiếng với ngôi đền Đại Cại linh thiêng, thu hút nhiều du khách đến chiêm bái. Hắc Y có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch văn hóa và tâm linh cho tỉnh Yên Bái, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội phát triển bền vững trong tương lai.

Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ

Ngày 27/8/2012, nơi thành lập Đội du kích Khau Phạ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Sự công nhận này tôn vinh những cống hiến và hy sinh anh dũng của Đội du kích Khau Phạ trong kháng chiến.

Đội du kích Khau Phạ được thành lập vào tháng 10 năm 1946 tại bản Trống Tông Khúa trên đỉnh đèo Khau Phạ. Trước đó, vào năm 1944, đội đã hình thành từ lực lượng vũ trang của đồng bào H'mông để chống lại sự đàn áp của bọn thống trị và sau đó chống lại Quốc dân đảng. Ban đầu, đội chỉ có 7 thành viên với vũ khí thô sơ như súng kíp, dao nhọn và cung nỏ. Đội trưởng đầu tiên là ông Giàng Khua Kỷ - một người có uy tín trong cộng đồng và được giác ngộ cách mạng. Các chỉ huy khác gồm ông Lý Nủ Chu, Giàng Sống Tu và Giàng Sống Của, với sự tham gia của hai du kích nữ. Sau khi ông Giàng Khua Kỷ bị bắt, các ông Giàng Sống Tu và Lý Nủ Chu lần lượt đảm nhiệm vai trò đội trưởng.

Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ Yên Bái

Nơi thành lập đội du kích Khau Phạ Yên Bái

Trong suốt những năm hoạt động từ 1946 đến 1952, đội du kích đã tham gia nhiều trận đánh, gây nhiều khó khăn và tổn thất cho quân Pháp. Đội đã tổ chức và phối hợp với bộ đội đánh địch 41 trận, trong đó có 16 trận độc lập, tiêu diệt 120 tên địch và thu giữ 150 khẩu súng cùng nhiều quân trang, quân dụng.

Ngoài ra, đội còn tổ chức giao thông, liên lạc cho các cán bộ cách mạng và thiết lập cơ sở ở Lai Châu. Mặc dù nhiều đội viên bị bắt và tra tấn dã man, họ vẫn thể hiện tinh thần bất khuất và anh dũng, xứng đáng là những người con yêu quý của đồng bào H'mông. Di tích Khau Phạ không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu kiên cường của nhân dân Mù Cang Chải.

Đền Đại Cại

Quần thể di tích đền Đại Cại nằm cách thành phố Yên Bái khoảng 80km. Quần thể này bao gồm đình Bến Lăn, chùa tháp đất nung Hắc Y, đền Đại Cại và thành nhà Bầu, bao bọc quanh bãi đua ngựa huấn luyện kỵ binh. Nằm dưới chân núi Vua Áo Đen, bên cạnh sông Chảy và suối Đại Cại, quần thể này thờ những người có công khai sơn lập thạch, mở mang chợ búa, và lập ra làng bản.

Đền Đại Cại có từ thời Hậu Lê, do nhân dân tổng Lâm Trượng Hạ xây dựng để thờ bà Vũ Ngọc Anh, con gái một quần thần nhà Lê bị nhà Mạc giết hại. Bà có công xây thành, lập chợ. Ngoài ra, đền còn thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyển, những người có công chống quân nhà Mạc.

Đền Đại Cại - Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái

Đền Đại Cại - Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái

Đền Đại Cại và đình Bến Lăn có kiến trúc đẹp, đầy đủ đồ thờ tự như bát nhang đồng, ngai thờ sơn son thếp vàng, chạm trổ tứ quý từ gỗ quý như chò chỉ, vàng tâm, lõi thọ, đinh hương. Đặc biệt, những tảng đá kê cột đình, đền được chạm trổ hình mặt trăng, hoa sen, lá đề, mỗi tảng nặng hơn 100 kg. Đền còn có chiêng đồng, chuông đồng và sắc phong của vua Cảnh Phong và vua Tự Đức.

Kiến trúc của đền rất đồ sộ, với các chân tảng kê cột lớn, đường kính 45cm, loại nhỏ 32cm, đỡ các cột nách và cột lòng. Các chân tảng đều chạm 16 cánh hoa sen đều đặn vây quanh. Tại đây còn tìm thấy bệ Phật hoa sen bằng đất nung, bát sứ, lọ sứ men ngà rạn trang trí hình cánh sen đặc trưng của nghệ thuật thời Trần. Dưới chân núi, tại thung lũng song song với sông Chảy, vẫn còn dấu vết của ngôi đền và tường đất của một tòa thành bao quanh, cùng bãi đua ngựa luyện tập kỵ binh nằm ngay trước đình Bến Lăn.

>> Tham khảo thêm: Tổng hợp ảnh đẹp về những địa điểm du lịch Yên Bái

Hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà - hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam, được xây dựng để ngăn sông đắp đập xây thủy điện Thác Bà, công trình thủy điện đầu tiên của đất nước. Với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ bao quanh, hồ tạo nên một cảnh quan yên bình và thơ mộng. Du khách đến Yên Bái có thể du thuyền quanh hồ, tận hưởng không khí trong lành và ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này.

Hồ Thác Bà - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên tại Yên Bái

Hồ Thác Bà - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình yên tại Yên Bái

Hồ Thác Bà không chỉ là điểm check-in lý tưởng mà còn là chứng nhân lịch sử cho truyền thống vẻ vang của dân tộc. Trên hành trình tham quan, du khách sẽ được trải nghiệm không gian xanh mát và thanh bình giữa mặt nước mênh mông. Đặc biệt, trước khi kết thúc chuyến đi, du khách có thể thăm đền Mẫu Thác Bà, một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, cùng những dãy núi đá vôi và hang động với nhiều truyền thuyết lâu đời.

Đèo Lũng Lô

Đèo Lũng Lô hay còn gọi là Đèo Đao. Địa danh này nổi tiếng trong sử sách chống Pháp của dân tộc ta, nơi nhà thơ Tố Hữu đã viết nên những câu thơ hào hùng, khơi gợi niềm tự hào dân tộc và khiến thực dân Pháp khiếp sợ.

Khám phá đèo Lũng Lô Yên Bái gắn liền với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ

Khám phá đèo Lũng Lô Yên Bái gắn liền với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ

Di tích Đèo Lũng Lô nằm ở bản Dạ, xã Thượng Bằng La (huyện Văn Chấn) và bản Bau, xã Mường Cơi (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). Đây là điểm nhấn lịch sử quan trọng với những đóng góp về sức người, sức của trong chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trong đó, xã Thượng Bằng La, nằm dưới chân đèo, là nơi tập trung quân lương và quân dụng để vượt đèo tiếp tế cho chiến dịch. Hơn 200 ngày đêm, quân và dân ta đã mở đường, bảo vệ và vận chuyển hàng nghìn tấn lương thực, vũ khí, đạn dược đến nơi an toàn, làm nên kỳ tích lịch sử khiến thực dân Pháp khiếp sợ với tinh thần quả cảm dân tộc ta.

Con đường 13A, nay là Quốc lộ 32A, qua đèo Lũng Lô, đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân ta. Đèo Lũng Lô đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, mãi mãi lưu giữ giá trị lịch sử và văn hóa của một thời kỳ hào hùng.

Đền Tuần Quán

Đền Tuần Quán nằm bên bờ sông Hồng yên bình và được bao bọc bởi đồi núi hùng vĩ. Ngôi đền này giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử từ thời kháng chiến. Đền còn được gọi là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm, có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh và đức thánh Trần Quốc Tuấn, người đã giúp vua đánh giặc cứu nước.

Đền Tuần Quán - Nơi thờ Bà Lớn Tuần Lẫm Sơn Công Chúa

Đền Tuần Quán - Nơi thờ Bà Lớn Tuần Lẫm Sơn Công Chúa

Trước thế kỷ 19, đền được gọi là "Miếu Quán Tuần" và chính thức mang tên "Đền Tuần Quán" từ cuối thế kỷ 19. Qua thời gian và những biến cố lịch sử, đền đã bị tàn phá nhiều lần nhưng được tôn tạo lại vào năm 1992. Đến năm 2005, đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Đền Tuần Quán không chỉ là điểm đến cầu an lành của tín đồ phật tử mà còn là nơi du khách xa gần tìm đến trong hành trình tâm linh cầu tài lộc, đặc biệt vào dịp đầu xuân. Sự hòa quyện giữa nét trang nghiêm, tôn kính và thiên nhiên hùng vĩ càng làm tôn lên vẻ đẹp thanh tịnh của ngôi đền, tạo nên một điểm nhấn văn hóa và lịch sử không thể bỏ lỡ khi đến Yên Bái.

Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ

Ngày 27/9/1996, Căng Đồn Nghĩa Lộ được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia bởi Cục Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cách thành phố Yên Bái khoảng 80km theo quốc lộ 32, Trong đó ở phía Tây của Nghĩa Lộ là khu di tích Căng Đồn, được xây dựng cùng nhà sàn Bác Hồ.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Căng Đồn Nghĩa Lộ là nơi diễn ra nhiều trận chiến oanh liệt. Đặc biệt, năm 1952, người dân Nghĩa Lộ đã cùng nhau giải phóng vùng đất này, tạo nên dấu son chói lọi trong lịch sử. Từ trục đường chính, du khách có thể nhìn thấy từ xa tượng các chiến sĩ Nghĩa Lộ phất cờ khởi nghĩa, biểu tượng cho tinh thần chiến đấu quật cường của người dân Yên Bái.

Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ và lịch sử hào hùng của vùng đất Yên Bái

Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ và lịch sử hào hùng của vùng đất Yên Bái

Di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ là nơi ghi dấu trận quyết chiến ác liệt của quân và dân ta, góp phần giải phóng Nghĩa Lộ và phá tan tuyến phòng thủ sông Đà của Pháp ở Tây Bắc, trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và tinh thần đoàn kết của dân tộc.

Khi tham quan Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ, du khách có thể kết hợp thăm khu tưởng niệm Bác Hồ, cánh đồng Mường Lò và chợ Mường Lò. Ngoài ra, huyện Văn Chấn còn nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác như Đèo Lũng Lô, đèo Khế và thác Háng Đề Chơ.

Khu ủy Tây Bắc

Di tích Khu ủy Tây Bắc được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 2012. Từ cuối năm 1953 đến cuối năm 1954, nơi đây là trụ sở của Khu ủy, nơi lãnh đạo quân và dân các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và Lai Châu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

Khu ủy Tây Bắc sống mãi trong lòng nhân dân

Khu ủy Tây Bắc sống mãi trong lòng nhân dân

Tại đây, Khu ủy Tây Bắc đã chỉ đạo việc xây dựng lực lượng, tăng gia sản xuất và huy động sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần giải phóng quê hương. Khu ủy Tây Bắc cũng là nơi khởi nguồn của điệu múa sạp, một biểu tượng sống động của tình quân dân gắn bó và điệu múa này đã trở thành một di sản văn hóa, sống mãi với thời gian.

Chiến khu Vần

Khi nhắc đến Yên Bái, nhiều người thường nghĩ ngay đến những thắng cảnh thiên nhiên như ruộng bậc thang Mù Cang Chải hay Hồ Thác Bà. Tuy nhiên, Yên Bái còn có những địa điểm lịch sử đặc biệt, đáng để bạn khám phá. Một trong số đó là Chiến khu Vần - một trong bảy căn cứ cách mạng quan trọng trong cả nước gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Chiến khu Vần được thành lập vào ngày 14/05/1945 tại chùa Hiền Lương theo lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh. Trước năm 1945, Chiến khu Vần nằm trên địa bàn Giới Phiên (Trấn Yên), Đại Lịch (Văn Chấn) và Lương Ca. Hiện nay, trung tâm của Chiến khu Vần thuộc huyện Trấn Yên và phía Nam, Đông Nam huyện Văn Chấn, bao gồm ba xã Việt Cường, Việt Hồng và Vân Hội. Đặc biệt, làng Vần (xã Việt Hồng) và làng Đồng Yên (xã Vân Hội) là những điểm lịch sử quan trọng, từng là trung tâm chỉ huy và huấn luyện quân sự của căn cứ cách mạng.

Chiến khu Vần - Chứng tích lịch sử hào hùng của Yên Bái

Chiến khu Vần - Chứng tích lịch sử hào hùng của Yên Bái

Chiến khu Vần còn là nơi an toàn cho các đồng chí cách mạng vượt ngục từ nhà tù Sơn La trở về và những hoạt động cách mạng bị lộ ở miền xuôi. Các địa điểm lịch sử như Đình Làng Dọc, Đình Làng Vần, cây gạo, cây sữa, cây vải của ông Đình Trung và khu nhà của ông Trần Đình Khánh đều được người dân nơi đây gìn giữ và trân trọng, trở thành những minh chứng sống động cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt của dân tộc.

Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái

Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái ở phường Hồng Hà, từng là khán đài sân vận động thị xã xưa. Nằm cách ga Yên Bái khoảng 600m về phía tây và cách bến xe khách Yên Bái khoảng 1,2 km, di tích này có lịch sử lâu đời, từ thời Pháp thuộc. Ban đầu, sân vận động được xây dựng để phục vụ đời sống tinh thần của binh lính Pháp.

Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái

Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái

Ngày 25/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và nói chuyện với gần 5000 cán bộ và nhân dân tại sân vận động này, tạo nên một sự kiện lịch sử đáng nhớ. Lễ đài trở thành nơi lưu giữ những kỷ niệm thiêng liêng về Bác Hồ trong lòng người dân Yên Bái. 

Dù bị hư hại do bom Mỹ vào năm 1966 và được sửa lại vào năm 1977, lễ đài vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Đây là di tích duy nhất lưu giữ kỷ niệm về vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh tại Yên Bái, mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, giáo dục truyền thống đoàn kết và cần cù lao động cho các thế hệ sau.

Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học

Nằm tại công viên Yên Hòa, khu di tích của Nguyễn Thái Học là điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đặt chân đến thành phố Yên Bái. Đây không chỉ là nơi an nghỉ của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 mà còn là biểu tượng vững chắc của tinh thần yêu nước và dũng cảm quyết tử.

Khu di tích này nằm ở vị trí thuận tiện cho mọi phương tiện giao thông. Được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1990, khu di tích Nguyễn Thái Học đã trải qua ba đợt tôn tạo để giữ gìn và khắc ghi sâu sắc những dấu ấn lịch sử.

Thăm di tích mộ Nguyễn Thái Học và những chiến sĩ trẻ tuổi trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái

Thăm di tích mộ Nguyễn Thái Học và những chiến sĩ trẻ tuổi trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái

Tượng đài tại khu di tích, với sự hiện diện của Nguyễn Thái Học và những nhân vật lịch sử khác, là biểu tượng cho lòng dũng cảm và sự hy sinh vì độc lập tự do. Mỗi tượng đài là một câu chuyện đầy cảm xúc, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về những người con đã hy sinh cho quê hương.

Qua mỗi chi tiết tại khu di tích, du khách không chỉ được tiếp xúc với lịch sử mà còn cảm nhận được tinh thần kiên cường và quyết tâm của những người anh hùng. Đây là không gian linh thiêng, giữa lòng thành phố Yên Bái, nơi mà tâm hồn của mỗi người được tĩnh lại sau những cuộc phiêu lưu và khám phá.

>> Nên đọc: Chiêm ngưỡng TOP những điểm du lịch mạo hiểm hàng đầu Việt Nam

Đền Đông Cuông

Đền Mẫu Đông Cuông, với các tên gọi khác như Đền Đông, Đền Đông Cuông, Đền Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn… nằm tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 55 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi có vị thế phong thủy đẹp, nằm giữa phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, âm dương hòa hợp, là điểm sáng trong danh sách các di tích lịch sử và văn hóa của Yên Bái.

Đền Mẫu Đông Cuông - Cội nguồn tín ngưỡng thờ Mẫu tại Yên Bái

Đền Mẫu Đông Cuông - Cội nguồn tín ngưỡng thờ Mẫu tại Yên Bái

Đền Mẫu Đông Cuông được xem là nguồn gốc của tín ngưỡng Mẫu Thượng Ngàn trong văn hóa thờ Mẫu của người Việt, với vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống thờ đạo Mẫu. Kiến trúc của đền mang đậm dấu ấn thời Lý Trần, với các cột gỗ son sắc và hình rồng cuốn trang nghiêm. Mỗi chi tiết đều tỉ mỉ, tinh xảo, thể hiện sự thành kính và tín ngưỡng của người Việt đối với thờ Mẫu.

Ngoài việc duy trì tục lệ thờ Mẫu, đền cũng thờ các vị anh hùng dân tộc và tướng lĩnh như Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng, những người đã có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Đến với Đền Mẫu Đông Cuông, du khách không chỉ được trải nghiệm không gian linh thiêng, mà còn cảm nhận được sự hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời của Yên Bái, là nơi gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hóa Việt Nam.

Tất tần tật top 14+ di tích lịch sử tại Yên Bái được 63Stravel.com tổng hợp và chia sẻ cho bạn đọc theo dõi và lưu lại cho chuyến hành trình khám phá của mình. Mong rằng, qua đó mọi người có thêm thông tin đầy đủ để chuyến du lịch Yên Bái được trọn vẹn, thú vị.

30 Tháng 05, 2024 158

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành