Du lịch suối dịp hè ở Bình Thuận

Bình Thuận đang vào mùa mưa, du lịch biển gặp nhiều rào cản. Suối La Ngâu là lựa chọn thích hợp cho khách ưa thích loại hình du lịch chậm và muốn “ngắt kết nối” với chốn náo nhiệt.

Bình Thuận đang vào mùa mưa, du lịch biển gặp nhiều rào cản. Suối La Ngâu là lựa chọn thích hợp cho khách ưa thích loại hình du lịch chậm và muốn “ngắt kết nối” với chốn náo nhiệt.

Tháng 5-10 là mùa mưa ở Bình Thuận, cũng là thời điểm du lịch hè. Địa phương nổi tiếng với những bãi tắm đẹp nhưng du lịch biển sẽ bị hạn chế do thời tiết. Các hoạt động ngoài trời tạm gác lại đến khi trời tạnh mưa.

Tuy nhiên, ngoài biển, khu vực thuộc miền Trung còn sở hữu những con suối nằm ẩn mình dưới tán rừng rậm rạp. La Ngâu là một trong số đó. Bên cạnh suối còn có khu vực cắm trại theo dạng dịch vụ hoặc tự túc. Du khách có thể vừa cắm trại vừa ngắm mưa và vẻ đẹp của con suối.

Suối La Ngâu còn hoang sơ, được nhiều du khách đánh giá là “một trong những con suối đẹp nhất miền Trung”. “La Ngâu mùa nào cũng đẹp, dù mùa khô hay mùa mưa”, Khải Hoàng (ngụ Tánh Linh, Bình Thuận) nhận xét.

Hoang sơ đúng nghĩa, không có Internet.

Theo Khải Hoàng, suối La Ngâu chỉ mới được dân thích cắm trại biết đến khoảng ba năm trở lại đây. Năm 2016 là lần đầu tiên bạn trẻ này biết đến con suối. 7 năm sau quay lại, khu vực này bắt đầu được người dân khai thác, triển khai các loại hình dịch vụ cắm trại. Song, La Ngâu vẫn còn hoang sơ, không có Internet và điện. Người dân sinh sống ở khu vực này chủ yếu sử dụng điện Mặt Trời.

Một du khách ngụ TP.HCM đã đến đây cắm trại vào đầu năm cho biết sở dĩ khu vực này chưa tiếp cận với tuyến cáp Internet hay điện vì địa hình nằm sâu trong rừng, cộng thêm đời sống của người dân còn khó khăn, chưa có nhiều điều kiện để kết nối. Sóng điện thoại cũng chập chờn. Đối với một số du khách thực sự muốn ngắt kết nối với thế giới, tập trung cho bản thân, việc không có Internet là một điểm thú vị.

Suoi La Ngau anh 1
Suoi La Ngau anh 3
Du lịch suối dịp hè ở Bình Thuận ảnh 4
Du lịch suối dịp hè ở Bình Thuận ảnh 2

Nước màu xanh ngọc bích tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của suối La Ngâu. Ảnh: Shopcamping.

Từ khi La Ngâu bắt đầu được du khách quan tâm, nhiều người làm du lịch nắm bắt cơ hội, đến khu vực này mua đất, kinh doanh loại hình cắm trại. Người dân địa phương cũng cho thuê các dịch vụ liên quan, dành cho du khách có nhu cầu cắm trại tự túc.

Cụ thể, tại suối La Ngâu có hai loại hình cắm trại. Một là du khách chọn các cơ sở kinh doanh dịch vụ lều trại với đa dạng mức giá, từ vài trăm nghìn đồng đến hơn một triệu đồng một ngày. Hai là du khách trả tiền bãi khi vào khu rẫy của người địa phương, sau đó cắm trại tự túc. Mức giá thuê là 50.000 đồng/xe máy và 100.000 đồng/ôtô. Ngoài ra, chủ đất cũng cho thuê bàn, ghế nếu du khách có nhu cầu.

Tuy nhiên, đối với loại hình thứ hai, du khách phải trang bị mọi dụng cụ cần thiết để cắm trại. Hơn nữa, khu rẫy hoang sơ nên sẽ không có nhà vệ sinh.

                 Di chuyển thế nào?

Từ TP.HCM, du khách đi đường cao tốc đến Phan Thiết (Bình Thuận). Sau đó di chuyển thêm khoảng 30 km đường quốc lộ 1A, hướng về Hàm Thuận Nam để đến các bãi cắm trại dịch vụ ở La Ngâu. Đây là khu được người làm du lịch khai phá, phục vụ mục đích kinh doanh nên đường không quá khó đi.

Đối với du khách ưu thích khám phá thiên nhiên, cắm trại tự túc sẽ tiếp tục di chuyển để vào sâu trong rừng, tìm/thuê bãi hoặc đi bộ thẳng về phía thượng nguồn sông La Ngà. Cung đường có phần khó đi hơn, nhưng bù lại du khách có thể thưởng thức cảnh sắc hai bên bờ sông.

Suoi La Ngau anh 6
Du lịch suối dịp hè ở Bình Thuận ảnh 5

Khu vực cắm trại ở suối La Ngâu còn khá hoang sơ. Ảnh: La Ngâu Camping.

Theo anh Trần Trí (ngụ Đức Linh, Bình Thuận), cạnh sông La Ngà có một khu vực để du khách khám phá, người dân gọi là bãi bắp. Tuy nhiên, đường đến địa điểm này khá khó đi. “Chỉ có xe máy hoặc xe hai cầu có thể di chuyển ổn định, vượt chướng ngại vật”, người này nói.

Đại diện La Ngâu Camping, một cơ sở kinh doanh loại hình cắm trại ở khu vực này, cho biết La Ngâu có hai nhánh suối, tạm gọi là nhánh tự nhiên và nhánh thủy điện (Hàm Thuận - Đa Mi).

Ở nhánh thủy điện, sau 16h, thủy điện xả nước, nước dâng cao ảnh hưởng đến trải nghiệm cắm trại của du khách, đôi khi dẫn đến tình trạng sạt lở. Ở nhánh tự nhiên không xuất hiện tình trạng này.

Mực nước tại suối khá thấp, khoảng độ dưới đầu gối. Tuy nhiên, vào mùa mưa và khi thủy điện xả nước, du khách có thể cân nhắc nghỉ dưỡng tại lều. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài nguy cơ lũ quét, hoạt động trekking gặp khó, thậm chí gây nguy hiểm cho người tham gia.

Bình Thuận 999 lượt xem

Tường Vi

Nguồn : Zing News

Link liên kết

Khám Phá Bình Thuận

Biển Cổ Thạch

Từ tháng 1 đến tháng 12

1106 lượt xem

Khu du lịch Mũi Né

Tháng 8 đến tháng 12

1074 lượt xem

Coco Beach Camp

Từ tháng 1 đến tháng 12

1070 lượt xem

Cù Lao Câu – Tuy Phong

Từ tháng 3 đến tháng 8

1046 lượt xem

Đảo Phú Quý – Phan Thiết

Từ tháng 12 đến tháng 6

1396 lượt xem

Mũi Kê Gà

Từ tháng 03 đến tháng 07

221 lượt xem

Núi Tà Cú

Từ tháng 12 đến tháng 02; Tháng 06 đến tháng 07

203 lượt xem

Công viên Đồi Dương

Từ tháng 03 đến tháng 08

213 lượt xem

Bãi Rạng Mũi Né

Từ tháng 03 đến tháng 08

214 lượt xem

Bãi đá Ông Địa

Từ tháng 03 đến tháng 08

210 lượt xem

Bàu Trắng

Từ tháng 05 đến tháng 08

255 lượt xem

Mũi Yến

Từ tháng 03 đến tháng 08

294 lượt xem

Suối Tiên Mũi Né

Từ tháng 03 đến tháng 08

280 lượt xem

Làng chài Mũi Né

Từ tháng 06 đến tháng 08

271 lượt xem

Khu du lịch Thác Bà Tánh Linh

Từ tháng 09 đến tháng 12

230 lượt xem

Tin tức nổi bật