Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Địa điểm lưu niệm sự kiện Tàu C235

Địa điểm lưu niệm sự kiện Tàu C235

Di tích Địa điểm lưu niệm sự kiện Tàu C235 (đường Hồ Chí Minh trên biển) thuộc xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của nhân dân ta, để chi viện vũ khí, trang bị cho cách mạng miền Nam, cùng với đường Hồ Chí Minh trên bộ; tháng 7/1959, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đoàn 759 tổ chức đường vận chuyển trên biển mang tên “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Đây là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam.Đặc biệt là chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ đạo Đoàn 125 cho tàu C235 sẵn sàng làm nhiệm vụ. Tàu C235 gồm 21 cán bộ, chiến sĩ do Trung úy Nguyễn Phan Vinh làm Thuyền trưởng và Trung úy Nguyễn Tương làm Chính trị viên, chỉ huy. Tàu C235 có 2 chuyến đi: Chuyến thứ nhất xuất phát lúc 18h 30 phút ngày 6/02/1968, chở 16 tấn vũ khí rời cảng ở căn cứ A2 vào bến Hòn Hèo (thôn Đầm Vân - nay là thôn Tây, xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa). Ngày 10 tháng 2, khi còn cách bờ 38 hải lý, tàu bị tàu chiến và máy bay địch bám theo. 12 giờ ngày 11/2, Sở chỉ huy lệnh cho tàu quay trở lại cảng A3. Ở A3, tàu được ngụy trang và sẵn sàng làm nhiệm vụ tiếp. Chuyến thứ 2, Tàu C235 rời bến lúc 11 giờ 30 phút ngày 27/2 từ vị trí A3.Đến 18 giờ ngày 29/2 khi đến ngang vùng biển Nha Trang, Tàu C235 bị máy bay trinh sát địch phát hiện. Lúc 23 giờ 30 phút, tất cả đèn của tàu địch đều tắt, chúng phục kích, theo dõi tàu ta bằng ra đa. Cuộc săn đuổi Tàu C235 mà sau này địch gọi là chiếc tàu “ma” rất quyết liệt. Chúng nã đạn dữ dội rồi gọi máy bay đến thả pháo sáng và bắn rốc-két. Các thủy thủ liên tiếp dùng DKZ 14 ly 5 bắn về phía tàu địch. Cuộc chiến đấu mỗi lúc một ác liệt. Cuối cùng, khi tàu vào gần bờ, quân ta nhảy khỏi tàu bơi vào bờ và cho nổ tàu để dịch mất dấu. 14 cán bộ, chiến sỹ tàu C235 đã anh dũng hy sinh. Tàu C235 còn lại 7 đồng chí, tất cả đều thương tích đầy mình. Anh em cố gắng dìu nhau di chuyển khắp vùng núi đá Hòn Hèo để tránh sự lùng sục của địch và tìm du kích bến. Mười một ngày phơi dưới nắng, không lương thực, không nước uống, những chiến sĩ Tàu C235 kiệt sức. Đến ngày thứ 12 các cán bộ chiến sĩ mới liên lạc được với du kích ở bến và lúc này chỉ còn lại 5 đồng chí. Sau thời gian điều trị và phục hồi sức khỏe, họ đã vượt núi, băng qua đại ngàn Trường Sơn và trở lại miền Bắc tiếp tục nhận nhiệm vụ mới. Với giá trị tiêu biểu về lịch sử, quân sự, sự chiến đấu và anh dũng hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ tàu C235 thể hiện tính nhân văn cao đẹp và sâu sắc, thể hiện truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngày 26/4/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng Địa điểm lưu niệm sự kiện Tàu C235 (đường Hồ Chí Minh trên biển) là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nguồn: Sở văn hoá thể thao tỉnh Khánh Hoà

Khánh Hòa 1339 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Khánh Hòa

Văn miếu Diên Khánh

Khánh Hòa 2506

Di tích cấp quốc gia

Lăng Bà Vú

Khánh Hòa 1894

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Trần Quý Cáp

Khánh Hòa 1641

Di tích cấp quốc gia

Tháp Bà Pônagar

Khánh Hòa 1536

Di tích cấp quốc gia

Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết

Khánh Hòa 1514

Di tích cấp quốc gia

Phủ Đường Ninh Hoà

Khánh Hòa 1462

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Diên Khánh

Khánh Hòa 1398

Di tích cấp quốc gia

Miếu Bình Tây Đại Tướng

Khánh Hòa 1367

Di tích cấp quốc gia

Địa điểm lưu niệm sự kiện Tàu C235

Khánh Hòa 1340

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin

Khánh Hòa 1080

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật