Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Phủ Đường Ninh Hoà

Phủ Đường Ninh Hoà

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, từ thời vua Gia Long đến Minh Mệnh năm thứ 1 (1820), Phủ đường Ninh Hòa là trụ sở hành chính cấp huyện; đến thời Minh Mệnh năm thứ 12 (1831) lỵ sở này được xây dựng lại với quy mô khang trang, tương xứng là trụ sở hành chính cấp huyện (sau đó là Phủ). Hiện nay, Phủ đường Ninh Hòa nằm trong khuôn viên Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hòa thuộc phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Phủ đường Ninh Hòa là công trình kiến trúc có dạng hình chữ nhật với bốn cạnh là tường hồi bít đốc, mặt tiền quay về hướng Đông Nam. Về tổng thể, di tích được kết cấu theo mô típ nhà truyền thống của vùng đồng bằng Khánh Hòa theo kiểu 3 gian 2 chái. Riêng phần tường phía trước hiên và phần mái trang trí theo mô típ cấu trúc thành cổ ở cố đô Huế - kiến trúc truyền thống của thời Nguyễn. Chính điều này tạo cho di tích vừa có nét cổ kính, vừa có sự trang nghiêm mang tính chất một công đường; kết cấu kiến trúc hài hòa, giá trị nghệ thuật cao. Năm 1930, đồng thời với việc thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa thì Đảng bộ huyện Tân Định cũng được thành lập. Thực hiện quyết định của Xứ ủy Nam Kỳ, trên cơ sở đánh giá cao phong trào cách mạng của huyện Tân Định, Tỉnh ủy lâm thời Khánh Hòa chỉ thị cho Đảng bộ Tân Định huy động quần chúng biểu tình đấu tranh hưởng ứng phong trào ở Nghệ An. Khoảng 5 giờ sáng ngày 16/7, đoàn biểu tình tiến vào Quốc lộ 1 đoạn ngã ba quốc lộ 1 lên Bệnh viện thị xã hiện nay. Nhiều người hưởng ứng rất nhiệt tình, họ kéo nhau đi cùng đoàn biểu tình và cùng hô vang khẩu hiệu, đoàn biểu tình mỗi lúc một đông, lên đến cả ngàn người, khí thế mỗi lúc một mạnh. Đoàn biểu tình tiến vào Huyện đường, Tri huyện Đinh Bá Cẩn và bọn nha lại khiếp sợ không dám có hành động gì chống đối. Giành được thắng lợi, đoàn biểu tình tỏa ra đường diễu hành qua phố rồi tập trung trước chợ Dinh làm lễ mít tinh. Nhân dân trong khu phố và đồng bào đang mua bán trong chợ đến nghe rất đông. Đồng chí Dương Chước đứng lên vạch rõ âm mưu, tội ác của bọn thực dân, phong kiến, đồng thời nói vắn tắt chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi đồng bào đoàn kết đứng lên đấu tranh chống ách áp bức bóc lột. Thắng lợi của cuộc biểu tình ngày 16/7/1930 là dấu son chói lọi mở đầu thời kỳ đấu tranh cách mạng rạng rỡ của Đảng bộ và nhân dân huyện Ninh Hòa. Để đánh dấu sự kiện trọng đại này, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa ra Nghị quyết, lấy ngày 16/7 hàng năm làm “Ngày truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa”. Năm 1931, huyện Tân Định và 3 tổng của huyện Quảng Phước được sát nhập thành Phủ Ninh Hòa, huyện đường Tân Định trở thành Phủ đường Ninh Hòa. Tháng 8/1945, cuộc khởi nghĩa ở Vạn Ninh bùng nổ và giành thắng lợi mở màn cho khí thế cách mạng ở Khánh Hòa. Phong trào cách mạng giành chính quyền ở Phủ Ninh Hòa lên cao, nhân dân Ninh Hòa nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền ở hầu hết các vùng nông thôn. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ủy ban Cách mạng lâm thời Phủ Ninh Hòa đóng tại Phủ đường Ninh Hòa. Ngày 02/9/1945, các cán bộ cách mạng và nhân dân địa phương đã tập trung về Phủ đường để nghe qua Radio bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Phủ đường Ninh Hòa cũng là nơi Ủy ban Cách mạng lâm thời Phủ Ninh Hòa đã tổ chức phát động các phong trào yêu nước như: Tuần lễ vàng, Quỹ độc lập, Hũ gạo kháng chiến, Hũ gạo nuôi quân… trong những ngày đầu giành độc lập. Ngoài ra, Phủ đường Ninh Hòa cũng là nơi diễn ra các sự kiện khác như: Nơi thành lập và đóng quân của Bộ chỉ huy Tiền phương Mặt trận Nha Trang và Tây Nguyên; nơi nhân dân tập trung để nghe đồng chí Lê Văn Hiến đọc thư Bác gửi cho đồng bào, chiến sĩ Khánh Hòa; nơi tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam; nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp đến làm việc và sinh hoạt trong thời gian kiểm tra tình hình chiến đấu của quân và dân Khánh Hòa… Với những giá trị lịch sử-văn hóa của Phủ đường Ninh Hòa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng Phủ đường Ninh Hòa là di tích lịch sử-văn hóa Quốc gia ngày 21/8/2000 . Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hoà

Khánh Hòa 1465 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Khánh Hòa

Văn miếu Diên Khánh

Khánh Hòa 2512

Di tích cấp quốc gia

Lăng Bà Vú

Khánh Hòa 1899

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Trần Quý Cáp

Khánh Hòa 1646

Di tích cấp quốc gia

Tháp Bà Pônagar

Khánh Hòa 1543

Di tích cấp quốc gia

Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết

Khánh Hòa 1520

Di tích cấp quốc gia

Phủ Đường Ninh Hoà

Khánh Hòa 1466

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Diên Khánh

Khánh Hòa 1464

Di tích cấp quốc gia

Miếu Bình Tây Đại Tướng

Khánh Hòa 1372

Di tích cấp quốc gia

Địa điểm lưu niệm sự kiện Tàu C235

Khánh Hòa 1342

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin

Khánh Hòa 1082

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật