Đình Tấn Lộc

Đình Tấn Lộc

Đình Tấn Lộc thuộc khu phố 4, phường Tấn Tài, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Đình được xây dựng ở đầu làng. Theo các cụ già trong làng thì vào năm Minh Mạng thứ 11 sau khi ông Phan Văn Nghi xin thành lập làng Tấn Lộc thuộc Kinh Dinh, phủ Ninh Thuận thì Đình Tấn Lộc lúc bấy giờ có tên là Đình Dinh Thủy, mới được xây dựng ở cuối làng bằng các vật liệu thanh tre đơn giản. Đến năm Giáp Dần (1853) đời vua Tự Đức, Đình Dinh Thủy mới được dời về địa điểm hiện nay. Đình thờ Thần Thành Hoàng, Thiên Y A Na và Chưởng Thái Giám Bạch Mã. Theo tục lệ của tiền nhân lưu lại, hàng năm thôn Tấn Lộc tổ chức tại đình làng làm đại lễ theo Xuân kỳ vào tháng 2 Âm lịch và làm trung lễ theo thu lệ vào tháng 8 Âm lịch. Mỗi đợt tế được chia làm ba phần, với những nghi thức rất trang trọng, từ lễ Khai sắc, đến lễ kỵ Tiền hiền và lễ Tế tại Chánh điện. Đình Tấn Lộc phường Tấn Tài đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá , kiến trúc nghệ thuật. Đình Tấn Lộc được xây dựng trên một khu đất có diện tích là 1.950 mét vuông, xung quanh có tường rào bao bọc. Mặt trước của Đình hướng ra sông Dinh, mặt sau nhìn ra xa có ngọn núi Cà Đú là điểm tựa lưng vững chãi. Đình Tấn Lộc là một tổng thể kiến trúc bao gồm: từ ngoài vào là nghi môn, bình phong, sân gạch, cách chừng 15m là tòa chánh điện, nối chánh điện với nhà Kiều là một khoảng sân nhỏ mà các cụ thường gọi là Thiên Tĩnh (giếng trời). Liền với nhà Kiều là nhà Tiền Hiền. Hai bên hông của tòa Chánh điện là nhà Đông và nhà Tây, phía trước nhà Đông và nhà Tây là hai ngôi miếu nhỏ, miếu Đông thờ Ngũ hành, miếu Tây thờ Thổ thần, còn hai bên hông của nhà Kiều là hai nhà Trù (nhà bếp) nhưng chỉ còn một căn phía Đông, còn căn phía Tây đã bị đổ nát. Ở phía Đông, giữa nhà Đông với nhà Trù có một cổng nhỏ (còn gọi là cổng Đông) dùng để ra giếng lấy nước. Đình Tấn Lộc là một công trình kiến trúc, điêu khắc gỗ có giá trị. Về mặt kiến trúc Đình là một quần thể gồm nhiều ngôi nhà Tứ trụ ghép lại, sự có mặt của các kèo đâm, kèo khuyết làm cho diện tích của ngôi đình được nới rộng ra xung quanh. Đề tài trang trí ở Đình khá phong phú, hầu hết các mô típ cổ điển đều được sử dụng và mang tính triết lý sâu sắc như: “Tứ linh”: Rồng biểu trưng cho quyền lực, Lân biểu trưng cho ước vọng Thái Bình, Quy ngoài biểu trưng cho sự chịu đựng và sống lâu thì nó còn được quan niệm là hợp thể trong quan hệ đối đãi của trời cha đất mẹ, Phụng biểu hiện về ước vọng muôn đời của người dân Việt trong mối quan hệ với thần linh. Với đề tài bát bửu thì có Hoa mặt trời (trời) tượng trưng cho nơi ngự trị của thần linh mang tính linh thiêng. Gươm biểu hiện cho sức mạnh của con nhà võ diệt trừ xấu xa, ma quỷ. Quạt vả nhằm tiêu trừ độc hại ma quỷ. Đàn biểu hiện sự thanh cao của đạo nhân. Bầu rượu biểu trưng của Lý Thiết Quài đi tìm “lẻ quên” thoát khỏi sự ràng buộc xấu xa của cuộc đời và cây gậy Như Ý biểu hiện cho quyền lực… Hơn 100 năm qua, do sự tác động của thiên nhiên nên Đình đã qua nhiều lần tu bổ. Trong những lần tu sửa đó, do nhận thức có hạn nên một số kiến trúc như nhà Đông, nhà Tây đã được làm mới lại hoàn toàn trên nền cũ song cơ bản Chánh điện và nhà Tiền hiền vẫn giữ được những yếu tố nguyên gốc nên vẫn không làm mất đi dáng vẻ uy nghi, cổ kính của ngôi đình. Nguồn: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Ninh Thuận

Ninh Thuận 548 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Ninh Thuận

Di tích Đề-pô xe lửa Tháp Chàm

Ninh Thuận 1152

Di tích cấp tỉnh

Di tích lịch sử cách mạng quốc gia Bẫy đá Pi Năng Tắc

Ninh Thuận 1036

Di tích cấp quốc gia

Trùng Sơn Cổ Tự

Ninh Thuận 993

Di tích cấp quốc gia

Núi Cà Đú

Ninh Thuận 924

Di tích cấp tỉnh

Đình Làng Tri Thủy

Ninh Thuận 913

Di tích cấp quốc gia

Di tích Tháp Hòa Lai

Ninh Thuận 900

Di tích quốc gia đặc biệt

Miếu Năm Bà

Ninh Thuận 888

Di tích cấp tỉnh

Miếu Xóm Bánh

Ninh Thuận 846

Di tích cấp quốc gia

Đình Văn Sơn

Ninh Thuận 815

Di tích cấp quốc gia

Đình Đắc Nhơn

Ninh Thuận 777

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật