Tháp Bà Ponagar Nha Trang - Khám phá di sản văn hóa Chăm Pa lớn nhất tại Việt Nam

Tháp Bà Ponagar là tên gọi chung của toàn bộ cụm tháp Champa nằm trên đỉnh ngọn đồi tại cửa sông Cái, Nha Trang, nằm cách trung tâm thành phố chỉ 2km về hướng Bắc. Tháp Bà Ponagar được xem là nét kiến trúc nổi bật trong thời kỳ rực rỡ của Hindu giáo. Hãy nghe Nguyễn thị tuyết mai một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Nha Trang được biết đến là thành phố du lịch biển thuộc hàng “siêu sao” tại Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, Nha Trang còn lưu giữ nhiều điểm đến lịch sử - văn hoá, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến chính là Tháp bà Ponagar. Tháp bà Ponagar hay còn được gọi với cái tên khác là khu di tích lịch sử Tháp bà Nha Trang, tọa lạc trên con đường 2 tháng 4 Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa. Địa điểm du lịch Nha Trang này cách trung tâm thành phố biển khoảng 2km về hướng Bắc.


Lịch sử hình thành của Tháp bà Ponagar bắt đầu từ khoảng hơn 10 thế kỷ trước. Đây là công trình nổi bật cho kiến trúc Chăm Pa cổ xưa, gắn liền với truyền thuyết về nữ thần Po Nagar Dara. Trong tiếng Chăm, Ponagar có nghĩa là “mẹ xứ sở”. Điều này thể hiện sự tôn kính và biết ơn của người dân đối với vị nữ thần này. Theo truyền thuyết, Nữ vương Po Ina Nagar, hay còn gọi là Yang Po Nagar, được tạo nên mây trời và bọt biển. Bà là người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối, lúa gạo và đã dạy người dân nơi đây biết kéo sợi, dệt vải, giúp cho cuộc sống của họ ấm no hơn. Chính vì thế, Tháp bà Ponagar là công trình mang ý nghĩa tín ngưỡng vô cùng quan trọng với người Chăm khu vực Khánh Hoà, đồng thời cũng là một di tích lịch sử góp phần vào sự phát triển du lịch của thành phố Nha Trang. 


Quần thể kiến trúc Tháp bà Ponagar được chia thành 3 khu vực: Khu tháp cổng, Khu tiền đình và Khu đền tháp. Mặc dù các khu vực đã bị tổn hại theo thời gian, nhưng bạn vẫn có thể quan sát tổng thể sự hoành tráng của quần thể tháp và cảm nhận được rõ nhất lịch sử hào hùng của thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ.


Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva..Bên trong tháp là tượng nữ thần cao 2,6m tạc bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề. Có thể nói, tháp như một kiệt tác về điêu khắc và chạm trổ, là đỉnh cao của vương quốc Chăm cổ xưa trù phú.


Quần thể di tích Tháp Bà Ponagar được xem là một trung tâm thờ tự quan trọng của người Chăm và người Việt. Đây là quần thể những đền tháp thờ Mẹ xứ sở Po Inư Nagar của người Chăm và Thánh Mẫu Thiên Y A Na của người Việt. Di tích Tháp Bà Ponagar có niên đại xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Mỗi công trình trong quần thể di tích chứa đựng những tinh hoa nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của nền văn hóa Chămpa. 


Lễ hội Tháp Bà Poh Nagar tại Nha Trang diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Khu di tích Tháp Bà Ponagar lại đón hàng vạn du khách tới hành hương. Lễ hội Tháp Bà Ponagar, được coi là một trong những lễ hội lớn nhất khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, gắn liền với truyền thuyết và tục thờ nữ thần Thiên Y Thánh Mẫu Ana – bà mẹ xứ sở của đồng bào Việt, Chăm ở các tỉnh miền Trung. Trong những ngày vía Bà, xen kẽ giữa lễ chính là các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng dân gian như: đọc kinh cầu an của nhà sư, biểu diễn hát bộ, trình diễn múa lân, múa bóng…Đây là lễ hội truyền thống lớn và nổi tiếng nhất của khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Lễ hội là dịp để cộng đồng cùng trở về với cội nguồn truyền thống văn hóa, vun đắp những giá trị tinh thần trong hành trình đi tới tương lai.

Cho đến nay, tháp bà Ponagar vẫn còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người Chăm. Tháp Ponagar có kiến trúc vô cùng độc đáo và còn ẩn chứa rất nhiều bí mật chưa lời giải đáp, chính vì những giá trị vô giá ấy mà tháp Ponagar được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1979 và trở thành địa điểm du lịch hút khách cho đến ngày nay.

09 Tháng 06, 2024 190

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành