Khăn xếp là một phần không thể thiếu trong trang phục truyền thống của người Việt. Qua bao năm tháng thăng trầm chiếc khăn xếp - bộ áo dài đã dần được hồi sinh. Hãy nghe Nguyễn Thị Phượng một travel blogger nổi tiếng bật mí .
Nơi duy nhất làm khăn xếp ở miền Bắc – đó là làng Giáp Nhất, tỉnh Nam Định. Chúng ta hãy cùng nhau trở về quá khứ để tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc khăn xếp - một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thời nhà Nguyễn, để làm gọn tóc, người Việt ta thường có tục quấn khăn. Dần theo kịp với sự phát triển của xã hội nhưng vẫn giữ gìn được nét đẹp truyền thống của dân tộc, nhiều tục lệ thay đổi, xu hướng thời trang, về cái đẹp cũng thay đổi, chiếc khăn xếp đã ra đời thay thế cho chiếc khăn vấn tóc.
( ảnh tự chụp)
Một điều đặc biệt chính những người con nơi đây cũng không biết làng nghề khăn xếp có từ bao giờ bởi không có bất cứ sổ sách nào ghi chú về lịch sử hình thành làng nghề. Tuy nhiên với tinh thần yêu nước, giữ gìn văn hóa, bản sắc của dân tộc, những người con thôn Giáp Nhất vẫn kế thừa và phát triển nghề làm khăn xếp cho đến tận bây giờ và có lẽ làng nghề khăn xếp sẽ không bao giờ bị mai một.
Để đáp ứng nhu cầu lễ hội, hầu đồng - tín ngưỡng văn hóa đặc sắc của dân tộc, quanh năm người dân thôn Giáp Nhất đều làm khăn xếp để trữ hàng, và dịp bán chạy hàng nhất chính là những tháng có nhiều lễ hội như tháng tháng Giêng, tháng Hai, tháng Tám và tháng Chạp âm lịch.
( ảnh tự chụp)
Khăn xếp có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi, từ các em thiếu nhi dùng khăn xếp để biểu diễn múa hát, dùng trong đám cưới, đám hỏi xuất hiện cùng tà áo dài tươi tắn, các cụ già trong các dịp lễ hội, tế lễ, mừng thọ,...Số khăn sẽ có từ 30-54, được tính theo chu vi vòng đầu. Khi mua khăn xếp bạn có thể đưa ra kích thước chu vi vòng đầu để có được một chiếc khăn vừa vặn.
( ảnh tự chụp)
( ảnh sưu tầm)
Chiếc Khăn xếp nhỏ bé nhưng quy trình làm ra chiếc khăn xếp không hề đơn giản, cần sự tỉ mỉ, cẩn thận của người nghệ nhân, mà có 7 công đoạn cơ bản để làm ra một chiếc khăn xếp như đo cắt vải, cắt xốp, máy cốt, quấn khăn, vẽ chi tiết trang trí cho khăn… Chiếc khăn xếp đạt tiêu chuẩn cần phải có độ cứng, không bị bở xốp, nếp khăn xếp đều, vải mịn.
Chất liệu để làm khăn trước đây là nhiễu, vải lượt hay vải sa tanh còn lõi khăn làm bằng giấy báo. Hiện tại khăn xếp đã được cách tân nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu của người dùng, khăn xếp được làm bằng chất liệu tốt hơn như sa tanh, bóng, phi, nhung, gấm, lụa…. Bên trong là vải sợi lót, cốt khăn làm bằng mút xốp. Những lớp khăn được gắn chặt bằng keo công nghiệp chứ không phải là hồ dán từ bột sắn tự chế .
Hiện tại ở làng Giáp Nhất có khoảng 7 xưởng làm khăn xếp lớn, mỗi xưởng có khoảng 15-30 nghệ nhân. Công việc làm khăn xếp không đem lại thu nhập cao cho các nghệ nhân nhưng khá nhẹ nhàng, không gò bó thời gian, lại có thể tranh thủ làm buổi sáng sớm và buổi tối nên rất phù hợp với những cụ già. Rất nhiều cụ già trong làng vẫn miệt mài quấn khăn hàng ngày để kiếm thêm thu nhập.
Ngày nay, mặc dù giá trị kinh tế của nghề làm khăn xếp đem lại giá trị kinh tế không cao như các nghề khác trong thị trấn nhưng người dân làng Giáp Nhất vẫn quyết tâm giữ nghề vẫn giữ tâm huyết giữ nghề truyền thống bởi vì chiếc khăn xếp mảng một giá trị văn hóa, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Mặc dù nghề khăn xếp không còn phổ biến như trước kia nhưng thế hệ trẻ tại làng Giáp Nhất luôn được các bậc niên lão trong làng dạy bảo cần phải giữ gìn nét văn hóa đẹp đẽ của thôn làng , vì thế các thế hệ trẻ đều được truyền dạy và thông thạo quy trình làm một chiếc khăn xếp truyền thống. Mong rằng với bài viết này 63 Stravel sẽ đem lại cho tất cả mọi người thêm những kiến thức về văn hóa, dân tộc đặc biệt là về làng nghề khăn xếp độc nhất vô nhị ở miền Bắc Việt Nam.