Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch) với lối kiến trúc ấn tượng và phong cảnh hữu tình, nên thơ chắc chắn sẽ mang đến bạn trải nghiệm tâm linh vô cùng đặc sắc Hãy nghe Huỳnh Lê Hoàng Sang (Long An) một travel blogger nổi tiếng bật mí .
1. Giới thiệu đôi nét về Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch)
Sau khi tham quan một vòng các điểm đến thiên nhiên nổi tiếng tại Bình Thuận nói chung và Phan Thiết nói riêng như Bãi Rạng Mũi Né, Hòn Rơm... Một địa điểm du lịch tâm linh sở hữu phong cảnh hữu tình, nên thơ thu hút hàng triệu lượt ghé mỗi năm. Đó là Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch) nằm trong Khu du lịch Cổ Thạch (còn có biển cùng tên và bãi đá Bảy Màu) tọa lạc tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Đây là quần thể kiến trúc phật giáo được xây dựng trên sườn núi cao khoảng 64m so với mặt nước biển nằm san sát các hang đá có diện tích hơn 2.000 mét vuông. Sở hữu vị trí liền kề với biển về phía Đông Nam, giáp rừng núi và dãy đá nguyên sinh 3 mặt còn lại, ngôi chùa gây ấn tượng bởi địa thế "tựa sơn hướng thủy" vô cùng linh thiêng. Các nhà phong thủy xưa cho rằng đây là thế đất đón vượng khí cực kỳ tốt giúp mọi nguyện cầu nơi đây đều mau chóng như ý muốn.
Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch) là địa điểm du lịch tâm linh nổi danh (Ảnh: sưu tầm)
Quay ngược về quá khứ, ban đầu điểm dừng chân này chỉ là một thảo am nhỏ do nhà sư Bửu Tạng đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế dựng nên vào năm Minh Mạng thứ 16 (1835) để tu hành và sống cuộc đời cứu giúp chúng sinh thoát khỏi nỗi bất hạnh. Trải qua hơn 100 năm tuổi thọ cùng nhiều lần đại trùng tu, tôn tạo, ngôi chùa ngày một rộng lớn, khang trang hơn đồng thời được công nhận là Di tích, thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1996. Nơi đây dần dần đã trở thành điểm đến mà người hành hương trên khắp mọi miền đất nước thường tề tựu về kính viếng mỗi năm.
Thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch) là vào tháng 3 dương lịch và tháng 8 âm lịch. Bởi vì nằm trong khu địa danh Cổ Thạch, đến vào tháng 3 dương bạn có thể kết hợp viếng chùa và trải nghiệm săn rêu tại các bãi đá tuyệt đẹp nơi đây. Trong khi khoảng thời gian tháng 8 âm đích xác là thời điểm diễn ra các lễ hội quan trọng và sôi động nhất vùng đất này như Lễ hội rước đèn Trung thu Phan Thiết (ngày 13), Lễ hội Nghinh Ông (ngày 16 đến 18)...
Nơi đây ngày trước chỉ là một thảo am nhỏ, sau được trùng tu rộng rãi, khang trang hơn (Ảnh: sưu tầm)
2. Hướng dẫn cách di chuyển đến ngôi chùa nổi danh Phan Thiết này
Để viếng thăm Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch), xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh có 2 cách di chuyển như sau: 1 là sử dụng Các phương tiện di chuyển đến Phan Thiết từ Sài Gòn sau đó đón taxi, thuê xe máy hoặc ô tô đi tới chùa, 2 là phượt bằng xe máy đến thẳng Khu du lịch Cổ Thạch có vị trí cách đó khoảng 300km. Nhìn chung mỗi phương án lại có những ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên nếu chọn phương án thứ 2, bạn có thể thể tham khảo qua cung đường thông dụng dưới đây:
Khởi hành từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, hội xê dịch di chuyển theo hướng Quốc lộ 1A thẳng đến địa phận huyện Tuy Phong. Tại ngã 3 Liên Hương, bạn rẽ phải và chạy vào chừng 3km nữa là đến địa danh Cổ Thạch cụ thể là bãi biển cùng tên. Từ đây bạn có thể hỏi người dân địa phương đường để tới Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch) nằm cách đó khoảng 600m nữa. Địa điểm dừng chân sẽ nằm bên phía tay trái hướng đi của bạn.
Bạn có thể viếng chùa bằng nhiều loại phương tiện như taxi, xe máy, ô tô (Ảnh: sưu tầm)
3. Khám phá địa điểm du lịch tâm linh thành phố biển nổi tiếng gần xa
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch)
Sở hữu nét đẹp nguyên sơ tựa đầu lên núi đồi cùng nhiều dãy đá, hang động kỳ bí, Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch) thấp thoáng trong làn sương mờ tựa chốn bồng lai tiên cảnh khiến ai nấy một lần ghé thăm nơi đây đều không khỏi trầm trồ. Để lên được chùa, bạn phải băng qua con đường quanh co, khúc khuỷu được nối tiếp nhau bởi 36 bậc thang làm bằng phiến thạch. Ngay từ khi bước lên bậc đá đầu tiên, chào đón bạn đã là đôi rồng uốn lượn dọc theo 2 bên đường đi được chạm trổ rất tinh xảo.
Bước gần đến cổng tam quan và nhìn sang chiếc cầu gần đó, bạn sẽ mau chóng bắt gặp ngay "bộ đôi gác chùa" hồ ngồi bên phải và voi nằm bên trái vô cùng ấn tượng. Cổng Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch) được ốp men gốm sứ có hoa văn bắt mắt cực kỳ thích hợp để bạn chụp ảnh lưu lại kỷ niệm viếng thăm nơi đây.
Đến lên chùa bạn phải băng qua con đường quanh co cùng 35 bậc đá phiến (Ảnh: sưu tầm)
Quả như tên gọi "Cổ Thạch" có nghĩa là "đá xưa" của mình, quần thể kiến trúc Phật giáo này được xây dựng chủ yếu bằng những tảng đá tự nhiên khổng lồ có kích thước lên tới hơn 4 hecta. Chúng được gác chồng lên nhau tạo thành những công trình thờ tự riêng biệt, độc đáo giống với chiếc hang động mang đến cảm giác kỳ bí. Cũng bởi lối thiết kế có 1 không 2 này mà người dân địa phương trìu mến gọi nơi đây là Chùa Hang.
Không dừng lại ở phong cách kiến trúc hang động thú vị, từng chi tiết dù lớn hay nhỏ tại đây từ các cây cột trụ, hình tượng Long Lân Quy Phụng chạm khắc trên mái nhà đến bức tượng Phật 8 tay, 23 pho tượng Phật cổ, bức tượng Phật nằm... đều thể hiện được sự kỳ công trong quá trình xây dựng cũng như tôn tạo ngôi chùa Phan Thiết. Lối sắp xếp đặt chính điện nằm lọt thỏm giữa quần thể núi đá nguyên sinh, bao quanh là các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, gác trống đồng thời mang tới cho nơi đây vẻ đẹp uy nghiêm mà độc đáo hơn bao giờ hết.
Không khí thanh bình, tĩnh tại nơi đây luôn khiến người ghé lại cảm thấy thoải mái vô cùng (Ảnh: sưu tầm)
Trải nghiệm vãn cảnh ngôi chùa Phan Thiết hoài cổ, uy nghi
Ghé lại Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch) những ngày thường nhật tận hưởng không gian tĩnh lặng, yên bình hòa cùng tiếng sóng biển rì rào lúc xa lúc gần và tiếng chuông ngân vang đâu đây, người hành hương sẽ cảm thấy tâm hồn mình được thanh lọc và trở nên tỉnh tại, thanh thản hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên nếu đến đúng vào dịp diễn ra những ngày lễ Phật giáo lớn như Lễ Vu Lan, Phật Đản, Lễ Hoài niệm ân sư, Lễ hội Nghinh Ông... hòa cùng không khí nô nức, tưng bừng của nhiều địa điểm khác như hệ thống chùa nằm trên đỉnh Núi Tà Cú, Đình Đức Thắng, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm không khí rất khác của ngôi chùa Phan Thiết này. Đây là thời điểm mà tín đồ tâm linh thường viếng thăm chùa và đem những ước nguyện của mình gửi lên Phật tổ thành tâm mong Người chứng giám.
Vào các ngày này, nhà chùa còn tổ chức nấu cơm chay miễn phí phục vụ cho khách hành hương thập phương với nhiều món ăn dân dã, thơm ngon. 2 bên đường vào chùa lúc này cũng bày bán đa dạng các loại đồ lưu niệm như xâu vòng đeo tay, bùa cầu bình an... để bạn mua về làm quà. Có cơ hội du lịch Phan Thiết, bạn đừng quên viếng thăm Chùa Hang Bình Thuận (chùa Cổ Thạch) nhất là vào mùa lễ hội để tham quan và trải nghiệm nhé !