Thác Mây Thanh Hóa được xem là con thác đẹp nhất gắn liền với huyền thoại 9 bậc tình yêu. Thác Mây nằm trên con suối Làng Sủ, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành. Thác Mây chỉ cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 50 km nên được coi là điểm đến hấp dẫn cho chuyến du lịch Thanh Hóa của bạn. Thác Mây dài khoảng 100m gồm 9 ngọn thác lớn nhỏ được tạo thành bởi hệ thống núi đá vôi ở phía bắc Trường Sơn. Dòng nước từ độ cao khoảng 400m đổ xuống nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và huyền ảo đến ngỡ ngàng. Không những thế, phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây với làn nước trong vắt, hòa cùng khung cảnh thiên nhiên hữu tình cũng níu chân bao khách du lịch. Con thác này còn được gọi là thác "chín bậc tình yêu". Theo tương truyền, trong một lần đi ngao du hạ giới, 9 nàng tiên đã vô tình đi qua một thác nước tuyệt đẹp. Do không thể cưỡng lại được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây nên 9 nàng tiên đã xuống tắm. Theo kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa, thời điểm lý tưởng nhất để đến thác Mây là vào mùa hè. Khi thác đổ xuống sẽ tạo thành một dòng suối mát lạnh, giúp bạn có thể tận hưởng cảm giác tắm thác một cách trọn vẹn nhất. Người ta ví thác Mây dịu dàng như một cô gái Mường, ngày đêm lẩm nhẩm một mình, tung bọt trắng xóa lên trời. Thác Mây có nước quanh năm nhưng đẹp nhất có lẽ là vào các tháng 6, 7, 8. Vào những ngày nắng đẹp, cảm giác hồ nước mát lạnh như pha lê. Cũng vì lý do đó, khách du lịch thường đổ dồn đến tham quan thác Mây vào thời điểm này. Trên đường đến Thác Mây, bạn sẽ đi qua một cây cầu gỗ làm bằng những cành cây dại bắc qua sông Ngang. Thác Mây có 9 bậc thác cao thấp gối chồng lên nhau như ruộng bậc thang bắt mắt. Từ trên cao nhìn xuống, dòng tác đẹp tựa như một dải lụa trắng xóa tuyệt đẹp. Người Mường ở đây thường kể những truyền thuyết về con thác hiền hòa này. Theo tương truyền, 9 nàng tiên bay qua thác nước và tắm ở đây. Khi bay về trời, 9 nàng tiên để lại 9 dấu chân, tạo thành 9 bậc của thác nước như ngày nay. Người ta tin rằng nếu các cặp đôi cùng nhau xuống thác, họ sẽ trở thành vợ chồng. Vì vậy, con thác thơ mộng này còn được gọi là “chín bậc yêu”. Thác Mây nằm trong vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương nên bạn có thể khám phá hệ động thực vật phong phú ở đây. Hệ sinh thái rừng quốc gia Cúc Phương rất đa dạng nên bạn có thể tự do khám phá các loài chim, động vật quý hiếm. Có diện tích 25.000 ha, Vườn quốc gia Cúc Phương cũng là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Cúc Phương có đặc điểm là rừng mưa nhiệt đới quanh năm tươi tốt, hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nhiều loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy và bảo tồn tại đây, trong đó voọc quần đùi đen trắng được coi là biểu tượng của rừng Cúc Phương. Theo kinh nghiệm du lịch thác Mây Thanh Hóa, dịch vụ du lịch ở đây chưa phát triển nên các điểm ăn uống còn tương đối hạn chế. Vì vậy, để thuận tiện và tiết kiệm, du khách có thể chuẩn bị sẵn đồ ăn khi đến đây. Nếu du khách từ xa đến muốn thưởng thức đặc sản Thanh Hóa có thể thuê nhà sàn để ăn trưa (không nghỉ qua đêm). Tại đây, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng của xứ Thanh như: xôi nếp nướng, rau sắng nấu canh, ốc đá xào, thịt trâu nướng lá lồm, gà đồi nướng,… Tất cả các nguyên liệu đều tươi ngon và được chế biến cầu kì, mang hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Thanh Hóa
Tháng 6 đến tháng 8
1213 lượt xem
Khu du lịch sinh thái Bến En là một trong những thắng cảnh nổi tiếng với hệ sinh thái sinh học vô cùng phong phú, đa dạng, là quần thể du lịch sinh thái, nuôi trai lấy ngọc kết hợp với bảo tồn vườn quốc gia Bến En - nơi được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn của xứ Thanh”. Khu du lịch Bến En nằm trải dài giữa hai huyện Như Thanh và Như Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 45km theo hướng Tây Nam. Được thành lập vào năm 1992 với điện tích lên đến khoảng 15.000ha, vườn quốc gia Bến En là khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Nơi đây còn được bao quanh bởi hồ Sông Mực rộng hơn 4000ha, mặt hồ tĩnh lặng, xanh biếc quanh năm như một đôi tay thiên nhiên rộng lớn ôm lấy trái tim vườn quốc gia Bến En. Tọa lạc trên dải đất miền Trung khô cằn, khu du lịch sinh thái Bến En là một điểm đến lý tưởng được nhiều người lựa chọn bởi nét đẹp hoang sơ, độc đáo của núi rừng hùng vĩ. Do thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, vườn quốc gia Bến En nằm trong khối khí hậu nhiệt đới gió mùa: nắng nóng vào mùa hè và lạnh vào màu đông. Tuy nhiên nhờ được bao phủ bởi cánh rừng nguyên sinh xanh mát nên thời tiết của Bến En hết sức mát mẻ. Vào mỗi thời điểm thì vườn quốc gia Bến En lại có những vẻ đẹp khác nhau nên dù đi vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm thì bạn đều sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để tham quan khu du lịch sinh thái Bến En là vào mùa hè. Đây là thời điểm thu hút khách du lịch nhất năm của địa điểm này bởi lúc này, khu du lịch sinh thái Bến En khoác lên mình một tấm thảm xanh mướt trong nắng vàng rực rỡ, tạo nên những bức tranh diễm lệ giữa núi non. Vườn quốc gia Bến En có hệ nguyên sinh động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 462 loài cây cùng với khoảng 125 họ thực vật. Trong đó nổi bật với cây lim xanh nổi tiếng ở Việt Nam có tuổi đời lên đến vài trăm năm với đường kính thân đạt gần 3m. Tại đây cũng bảo tồn nhiều loại cây và dược liệu quý hiếm khác như chò chỉ, bù hương, vàng tâm, sến mật, lát hoa, lim, xẹt, trai lý,... Đặc biệt, nơi đây với diện tích hồ Sông Mực rộng khoảng 4000ha, mực nước rất sâu, trong xanh thăm thẳm tạo nên một khung cảnh rất dịu dàng, nên thơ. Đến vườn quốc gia Bến En, bạn đừng bỏ lỡ những món ăn mang đậm hương sắc của nơi đây như các món ăn được làm từ cá mè đánh bắt ở hồ Sông Mực. Ngoài ra, có thể thưởng thức những món ăn nổi tiếng của người dân bản địa như canh gà, canh đắng. Đặc biệt, khi tới bản Vơn - nơi mang đậm những nét truyền thống của người Thái cổ xưa, bạn nhớ thưởng thức món rượu cần đặc sản. Hương vị đặc biệt này sẽ lưu giữ dấu ấn khó phai trong lòng bạn đấy.
Thanh Hóa
Tháng 3 đến tháng 8
1284 lượt xem
Khu du lịch Hải Tiến là điểm du lịch sinh thái biển, thuộc địa phận của 4 xã phía đông huyện Hoằng Hoá (tỉnh Thanh Hoá) là Hoằng Hải, Hoằng Trường, Hoằng Thanh và Hoằng Tiến. Bãi biển Hải Tiến cách Thủ đô Hà Nội chừng 155 km, vẫn giữ được môi trường sinh thái tự nhiên. Bờ biển thoai thoải với nền cát ổn định cao, dòng chảy điều hoà và không có dòng xoáy nguy hiểm. Độ dốc bờ biển và mức tạo sóng cũng an toàn cho hoạt động tắm biển của du khách. Lợi thế lớn nhất của khu du lịch này là nằm gần các điểm di tích lịch sử - văn hoá của xứ Thanh. Từ bãi biển, du khách có thể đến bãi Sầm Sơn, Lạch Hới, khu bảo tồn rừng bần, sú vẹt Cồn Trường bằng du thuyền. Với những điểm mạnh kể trên, khu du lịch Hải Tiến là điểm đến hấp dẫn trong các chuyến du lịch Thanh Hoá. Ngoài nghỉ dưỡng và tắm biển, du khách đến đây còn có cơ hội tham gia vào các hoạt động vui chơi thú vị, thưởng thức ẩm thực địa phương. Từ tháng 4 – tháng 8 hàng năm là thời gian thích hợp cho các chuyến du lịch biển miền Bắc nói chung là biển Hải Tiến nói riêng. Sau thời gian này, tiết trời sẽ chuyển dần sang thu, nền nhiệt cũng bắt đầu giảm. Tuy nhiên, các tháng mùa hè cũng trùng với thời điểm mùa mưa bão ở miền Bắc, có thể có bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Do đó, trước khi đến khu du lịch Hải Tiến Thanh Hóa, du khách vẫn nên xem dự báo thời tiết trước. Có 2 hình thức lưu trú phổ biến ở khu du lịch Hải Tiến là khách sạn mặt biển và khách sạn có view hướng biển. Khách sạn mặt biển có mức giá khá cao, từ 600.000 – 2.500.000 VND/ đêm. Bù lại, chúng nằm rất gần biển, chỉ cách biển khoảng 30 – 100 m. Khách sạn hướng biển có giá phải chăng hơn, chỉ từ 400.000 – 1.500.000 VND/ đêm. Sở hữu bãi biển đẹp và địa thế đắc địa – gần các điểm tham quan, du lịch nổi tiếng, Hải Tiến là điểm đến hút khách nhất trong thời gian vừa qua. Đến đây, du khách sẽ có những trải nghiệm vui chơi, nghỉ dưỡng tuyệt vời, không thể nào quên. Điểm nhấn lớn nhất của khu du lịch Hải Tiến chắc chắn là bãi biển Hải Tiến đẹp mộng mơ. Bãi biển vẫn giữ được nét nguyên sơ vốn có, gần cửa biển nhưng có phù sa bồi đắp nên rất sạch, ít cát và mịn. Dọc theo bờ biển là những hàng phi lao xanh mướt, không gian yên tĩnh và vô cùng nên thơ. Đặc biệt, bãi biển còn cực kỳ an toàn, bờ biển thoải nên có thể bơi ra khá xa. Du khách đến đây có thể tha hồ ngụp lặn dưới dòng nước trong xanh, dạo biển ngắm nhìn khung cảnh bình yên mỗi khi chiều xuống. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thưởng thức các loại hải sản tươi ngon – sản vật do thiên nhiên, biển cả ban tặng.
Thanh Hóa
Tháng 3 đến tháng 8
1134 lượt xem
Tọa lạc trên mảnh đất Thanh Hóa “địa linh nhân kiệt” với những cảnh đẹp non nước sơn thủy hữu tình, bãi biển Sầm Sơn là một trong những điểm đến nổi bật và thu hút khách du lịch bởi mặt biển xanh trong, bao la, hùng vĩ; những bãi cát trải dài bất tận và không khí trong lành, thoáng đãng đến yên lòng. Sầm Sơn, một cái tên không còn lạ lẫm với tất cả mọi người, chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng vô cùng hoàn hảo và độc đáo. Thời tiết trong năm của Thanh Hóa đặc trưng với hai mùa rõ rệt. Mùa nóng kéo dài trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 Dương lịch với những cơn mưa và nhiệt độ cao. Còn mùa lạnh tràn về vào những ngày tháng 11 đến tháng 4 năm sau, ít mưa và thời tiết khá lạnh. Với những người muốn trải nghiệm du lịch biển vào mùa hè để xả bay cơn nóng thì thời điểm thích hợp nhất cho chuyến đi Sầm Sơn của bạn là vào tháng 5 đến tháng 7, nhưng vào khoảng thời gian này, Sầm Sơn thường rất đông khách du lịch tới đây nghỉ dưỡng nên nhiều lúc cho thể gây ảnh hưởng tới việc thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên rộng lớn ở nơi đây. Một thời điểm vắng vẻ hơn cho những ai muốn đi du lịch Sầm Sơn đó chính là vào tầm tháng 2 đến tháng 4. Vào thời điểm này thời tiết còn hơi se se lạnh, nên nhiều người ngại tắm biển nhưng bù lại bãi biển vắng người hơn, rộng rãi hơn và bạn hoàn toàn có thể ôm trọn cả thiên nhiên hùng vĩ ấy vào tầm mắt của bạn. Đến với bãi biển Sầm Sơn là một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, nơi có sự giao thoa giữa bầu trời và mặt đất, giữa núi rừng và biển cả. Khách du lịch khi tới đây đều thích thú với bãi biển trải dài với làn nước xanh trong, mát lạnh, bãi cát trắng trải dài được tô điểm với những rặng dừa, phi lao rì rào trong gió. Sầm Sơn vào mỗi thời điểm trong ngày lại mang một vẻ đẹp riêng biệt. Hãy cố gắng dậy sớm một chút để không bỏ lỡ cảnh mặt trời mọc trên biển nhé. Từ màn đêm đen kịt, mặt trời hồng ló rạng đỏ rực lóng lánh trên mặt biển lớn tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Buổi chiều là thời điểm mọi người cùng nhau xuống biển thư giản và nghỉ dưỡng. Bãi biển Sầm Sơn đặc biệt đông đúc vào mùa hè, khi mọi người đều muốn ra biển, thả mình trong không gian rộng lớn để xua đi hết mọi mệt nhọc, ưu phiền. Màn đêm buông xuống trên bãi biển Sầm Sơn mới thật kì áo, khi phố xá lên đèn, biển như thu mình lại, đen kịt, chỉ còn nghe thấy tiếng rì rào của sóng và tiếng những rặng dừa đang rung rinh trong gió. Sầm Sơn không chỉ là nơi nghỉ dưỡng với không gian thiên nhiên đẹp lí tưởng mà còn là địa điểm mà bạn có thể thưởng thức những món hải sản cực tươi ngon trên những con tàu đầy ắp cá tôm của người dân chài mới cập bến. Khi đến Sầm Sơn, bạn có thể ghé qua một vài di tích lịch sử gần đó như núi Trường Lệ, đền Độc Cước,… Với cảnh đẹp và dịch vụ du lịch đạt chuẩn, Sầm Sơn hứa hẹn sẽ là một điểm đến lí tưởng cho chuyến đi của bạn. Vừa có được ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa được trải nghiệm văn hóa ẩm thực miền biển với những món ăn tươi ngon, độc đáo nhất. Chính những điểm đó đã làm nên tên tuổi của Sầm Sơn, biến Sầm Sơn trở thành một lựa chọn hàng đầu cho những chuyến đi du lịch vào mùa hè.
Thanh Hóa
Tháng 5 đến tháng 10
1338 lượt xem
Là khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp trong quần thể Tràng An, vườn chim Thung Nham hay khu du lịch Thung Nham là nơi bạn nên đến ít nhất một lần trong đời. Khu du lịch vườn chim Thung Nham (hay còn gọi là Thung Chim) thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây nằm trong lõi quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng và rất gần với Tam Cốc Bích Động. Là một khu du lịch sinh thái trải rộng trên 334 ha, vườn chim Thung Nham có rất nhiều danh thắng đẹp nên thơ mà bạn không thể bỏ qua. Nếu không có nhiều thời gian, bạn nên tới ít nhất 3 địa điểm sau đây. Đầu tiên là hang Bụt. Hang Bụt là hang đá tự nhiên dài 500m thuộc khu du lịch vườn chim Thung Nham. Trong hang có thạch đá hình ông Bụt đang ngồi bên dòng sông ngầm rất đẹp. Hang tối và không có hệ thống đèn điện chiếu sáng, bạn sẽ cầm theo đèn pin để tham quan. Như đã nói ở đường đi Thung Nham Ninh Bình, bạn nên mua vé ở đò ở ngay cổng soát vé đầu tiên để tham quan hang Bụt. Tiếp theo là Động Vái Giời. Động Vái Giời là động nằm trên núi cao, rộng khoảng 5000 m2 với 3 tầng động chứa rất nhiều măng nhũ đá chia thành “Trần gian, Địa ngục và Thiên đường”. Có tích rằng đây là nơi lập đàn tế Trời của người xưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Các du khách tới vườn chim Thung Nham hầu như đều đi thăm động để cầu chúc chuyến tham quan bình an tốt đẹp. Để tham quan Động Vái Giời, sau khi đi qua cổng soát vé 500m, bạn rẽ phải để hướng lên động. Sau khi vượt qua thử thách 439 bậc thang đá, bạn sẽ tới được cửa động. Cuối cùng là Khu vường chim. Đây chắc chắn là điểm đến quan trọng nhất của khu du lịch vườn chim Thung Nham Ninh Bình. Khu vườn chim là không gian sinh sống của rất nhiều loài chim như cò, vạc, le le, chích chòe,… đặc biệt là hai loài quý hiếm trong sách đỏ là hằng hạc và phượng hoàng. Dãy núi đá vôi sừng sững in bóng trên làn nước xanh cùng những đàn chim chuyền cành tạo nên khung cảnh bình yên thơ mộng hiếm nơi nào có được. Thời gian tốt nhất để tham quan khu vườn chim là mùa thu, tiết trời se lạnh, khoảng 17h khi chim đi kiếm ăn về. Tuy nhiên nếu không sắp xếp được thời gian, bạn có thể tới vào 5h – 7h sáng hoặc 16h – 18h để ngắm chim bay, hoặc 14h – 15h để kịp về Hà Nội trong ngày. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn nên tham quan đầy đủ các địa danh khác tại Vườn chim Thung Nham, ví dụ như: Động Tiên Cá, Khu miệt vườn, Động Thủy Cung, Cây đa di chuyển, Thung lũng tình yêu,…
Ninh Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1234 lượt xem
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long cách trung tâm thành phố Ninh Bình 17 km về phía Đông Bắc, được UBND tỉnh Quyết định thành lập tháng 12 năm 2001, là một trong ba khu rừng đặc dụng của tỉnh Ninh Bình và nằm trong hệ thống hơn 100 khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Diện tích tự nhiên hơn 3.500 ha, trong đó diện tích thuộc khu bảo tồn quản lý là 2743 ha, trong đó phần đất ngập nước thường xuyên có diện tích khoảng hơn 400 ha. Đây được coi là khu đất ngập nước nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Vân Long là nơi tập trung nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn, có vị trí thuận lợi cho việc thăm quan du lịch, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với ý nghĩa “Vân” là mây, “Long” là rồng, Vân Long là nơi rồng mây hội tụ, cũng có nghĩa là nơi tụ thuỷ (vì mây và rồng đều là biểu hiện của nguồn nước). Cái tên “Vân Long” mang trong mình một ước mơ, một khát vọng của con người nơi đây về cuộc sống yên bình, mưa thuận, gió hoà “như rồng gặp mây”. "Vân Long" còn có nghĩa là rồng bay trong mây. Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình là các xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân, Gia Thanh ở phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình. Địa hình Vân Long bằng phẳng, độ chênh không quá 0,5m. Là khu vực có đa dạng sinh học cao, có hệ sinh thái núi đá vôi là nơi sinh sống của quần thể “Voọc quần đùi” lớn nhất Việt Nam. Rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi, 127 họ. Đặc biệt có 8 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (1996) là kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán… Về động vật có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú; có 12 loài động vật quý hiếm như Voọc quần đùi (với số lượng lớn nhất ở Việt Nam), gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ, cày vằn,… Trong các loài bò sát có 9 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là rắn hổ chúa, kỳ đà, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn ráo thường, rắn sọc đầu đỏ, rắn cạp nong, rắn hổ mang, tắc kè. Điều đáng chú ý là tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc họ chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm, hiện còn rất ít ở Việt Nam. Cà cuống sống được thể hiện sự trong lành của môi trường nước, của không gian cảnh quan xung quanh. Khu du lịch sinh thái Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang rộng có giá trị như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh. Ở đây còn có Kẽm Chăm và đền thờ Mẫu, nơi thờ mẹ của bốn tướng Hồng Nương. Non nước Vân Long là một nơi du lịch sinh thái rất tốt, là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi muốn nghiên cứu về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.
Ninh Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1183 lượt xem
Chùa Bích Động nguyên có tên “Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng”, nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Năm 1774 chúa Trịnh Sâm trong một lần đến thăm nơi này mới đổi tên thành cái tên như ngày nay. Chùa Bích Động là kiểu chùa trong hang động rất phổ biến ở Ninh Bình. Một số chùa trong hang khác ở Ninh Bình như chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa Kỳ Lân, chùa Hoa Sơn, chùa Cánh Diều, chùa Hang… Chùa vốn được hình thành từ năm 1428 và chỉ là ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi. Năm 1705, hai vị hoà thượng Trí Kiên và Trí Thể gặp nhau kết nghĩa làm anh em. Hai nhà sư đều mong muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa. Đến đây, thấy hang Bích Động địa thế đẹp và đã có sẵn một ngôi chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành. Năm 1707, hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể đã đúc một quả chuông lớn, hiện còn treo ở Động Tối. Năm Giáp Ngọ 1774, chúa Trịnh Sâm đến thăm chùa, nhìn toàn cảnh quanh chùa đều xanh tươi nên đã đặt tên cho chùa là Bích Động. Chùa Bích Động được dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, các góc của mái đều có đầu đao cong vút hoặc như hình cái đuôi con chim phượng, làm cho mái uốn lượn, uyển chuyển như sóng nước thủy triều. Chùa Bích Động được dựng theo kiểu chữ “Tam”, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng. Điều độc đáo của chùa là núi, động và chùa bổ sung cho nhau ẩn hiện giữa những đại thụ, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên. Chùa Hạ có 5 gian xây trên một nền cao. Trong chùa thờ Phật, kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Vì kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa là hai tầng mái uốn cong, gồm 8 mái. Các cột đá ở chùa Hạ đều bằng đá liền khối, không chắp nối, cao hơn 4m. Từ chùa Hạ bước lên 120 bậc theo đường hình chữ S là chùa Trung. Phía trước chùa là hai chữ “Bích Động” tạc vào vách núi. Đây là ngôi chùa độc đáo, một nửa gắn vào hang động, một nửa lộ thiên. Chùa có 3 gian thờ Phật. Lễ Phật xong ở thượng điện, bước lên 21 bậc đá là đến động tối. Phía trên của mái chùa có mười chữ Hán màu vàng: “Già Lam Thần Đại Hùng Bảo Điện Nam Thiên Tổ” – “tất cả các vị sư tổ ở trời Nam này đều xuất phát từ chùa Bích Động ra đi”. Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Trung có cửu long phù giá. Hai tượng phía ngoài là Vân Thù Bồ Tát, bên trái là Phổ Hiền Bồ Tát, bên trong chính cung là tượng thờ A-nan-đà tôn giả. Lên chùa Thượng, du khách phải đi thêm 40 bậc đá theo sườn núi. Chùa Thượng còn gọi là chùa Đông, chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất, gần đỉnh núi Bích Động. Từ chùa nhìn ra xa có 5 ngọn núi trông giống như 5 cánh sen, là Ngũ Nhạc Sơn, gồm núi Tầm Sặng, Gia Định, Con Lợn, Đầu Cầu và núi Hang Dựa. Chùa Bích Động là ngôi chùa trong hang độc nhất vô nhị ở Việt Nam, không nơi nào có thế đất, thế núi giống như vậy. Đứng ở chùa Thượng có thể phóng tầm mắt bao quát được toàn bộ cảnh đẹp của Bích Động, cũng như của non nước Ninh Bình.
Ninh Bình
Tháng 3 đến tháng 11
1480 lượt xem
Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích là 25.000ha và cũng là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Đặc trưng của Cúc Phương là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm cùng quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Có không ít loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao đã được phát hiện và bảo tồn tại đây, trong đó nổi bật là loài voọc mông đen trắng được xem là biểu tượng của rừng Cúc Phương. Thời điểm thích hợp nhất để đến vườn quốc gia Cúc Phương là vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5), lúc này thời tiết trong rừng rất mát mẻ. Tránh đi vào mùa mưa bởi lúc này đường trơn cũng như có rất nhiều muỗi và vắt, sẽ làm ảnh hưởng tới những trải nghiệm khi du lịch. Đặc biệt đến với vườn quốc gia Cúc Phương vào tháng 5 là thời điểm bướm ở rừng Cúc Phương nở rộ nhất. Với số lượng cá thể có thể lên tới hàng triệu con cùng đua nhau khoe sắp ngợp trời, khiến cho nơi đây giống như một “rừng bươm bướm” tuyệt đẹp như trong chốn thần tiên. Động người xưa: Hay còn có tên là hang Đắng. Đây là nơi lưu giữ những dấu tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là một di sản quý của vườn Cúc Phương. Hang Con Moong: Bởi bên ngoài cửa hang có một khối đá lớn nhô ra trông giống hình con thú nên được đặt tên là hang Con Moong (hang con thú theo tiếng Mường). Đây cũng là nơi cư trú của người tối cổ, đồng thời cũng là di chỉ khảo cổ quan trọng được xếp dạng di tích quốc gia. Động Trăng Khuyết: nhìn từ xa nhìn cửa động có hình trăng khuyết, động nằm ở sâu phía trong rừng. Đỉnh Mây Bạc: Đỉnh mây bạc có độ cao 648m, từ đỉnh ta có thể ngắm nhìn bao quát toàn cảnh khu vườn quốc gia cùng với cố đô Hoa Lư và chùa Bái Đính. Tuy nhiên đường lên đỉnh Mây Bạc có nhiều dốc đá khá khó đi, thế nên nơi đây chỉ thích hợp với những người có sức khỏe tốt. Hồ Yên Quang – động Phò Mã: đi ngược ra đường Nho Quan khoảng 7km, đến cầu Tri Phương rẽ về phía Tây là đến hồ Yên Quang. Đi tiếp qua Thung lá tới chân dãy núi đá vôi là động Phò Mã. Động Phò Mã là công trình kiến trúc ảo diệu của thiên nhiên tạo hóa với vô số nhũ đá có hình thù thú vị. Những cây cổ thụ ngàn năm: rừng Cúc Phương có rất nhiều cây cổ thụ như: Cây Đăng cao 45m với đường kính 5m, cây Chò xanh ngàn năm có chu vi hơn 20 người ôm, cây sấu cổ thụ … Bản Mường: Cúc Phương cũng là nơi sinh sống của cộng đồng người Mường với nhiều nét văn hóa đặc trưng độc đáo như nhà sàn, ruộng bậc thang, khung dệt thổ cẩm… Trung tâm cứu hộ linh trưởng: Là nơi bảo tồn và nuôi dưỡng nhiều loài linh trưởng quý hiếm. Đến đây du khách sẽ không chỉ được quan sát vẻ đẹp của các loài linh trưởng mà còn được tìm hiểu nhiều hơn kiến thức về loài động vật này. Những điều cần lưu ý khi du lịch Vườn Quốc Gia Cúc Phương bao gồm: Cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như: mũ, giày đi rừng, thuốc men, băng gạc, đồ ăn thức uống…. trước khi tham Cúc Phương. Có thể mang theo ống nhòm để ngắm cảnh. Trong rừng có rất nhiều các loại muỗi vắt, vì thế có một mẹo để các bạn phòng tránh những con vật đáng ghét này là mua thuốc DEP (thuốc trị ghẻ ngứa) dạng kem bôi vào các khu vực nhạy cảm như đầu, gáy, cổ tay, cổ chân… Mùi khét của loại thuốc này chính là khắc tinh của các loài động vật trên.
Ninh Bình
Tháng 3 đến tháng 8
1312 lượt xem
1. Du lịch chùa Bái Đính thời điểm nào đẹp nhất? Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch vào mùa xuân thời tiết nơi đây vô cùng ấm áp cũng là thời điểm đẹp nhất để đi Bái Đính Tràng An. Bạn có thể kết hợp du xuân vãn cảnh, lễ chùa cầu may và tham gia các lễ hội lớn ở cả Tràng An và Bái Đính. 2. Di chuyển đến chùa Bái Đính như thế nào? Bạn có thể tham khảo một số cách phổ biến để di chuyển đến chùa Bái Đính sau đây: - Đi bằng xe máy: Để hạn chế chi phí bạn có thể chủ động di chuyển bằng xe máy đến Ninh Bình. Với cách này, bạn di chuyển theo Quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố sau đó đi theo biển chỉ dẫn để đến Bái Đính. - Đi bằng xe khách: Từ Hà Nội có thể bắt các chuyến xe khách đi Ninh Bình từ các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Giá vé khoảng tầm khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/ người. Dừng chân tại bến xe Ninh Bình, bạn tiếp tục bắt xe bus hoặc taxi khoảng 130.000 VNĐ/lượt để tới khu chùa Bái Đính. - Đi bằng tàu hỏa: Với cách này, bạn lên tàu từ Hà Nội và xuống ở ga Ninh Bình. Từ đây bạn có thể đi xe bus hoặc bắt taxi để đến Bái Đính. Giá vé tàu dao động khoảng 70.000 – 120.000 VNĐ/người tùy theo hạng chỗ ngồi. 3. Di chuyển tại chùa Bái Đính như thế nào? Những du khách lựa chọn đi xe điện sẽ đợi xe tại khu vực nhà chờ, sau đó di chuyển 3.5km đường nhựa để đến thẳng cổng Tam Quan Chùa Bái Đính. Giá vé xe điện từ bãi xe đến cổng Tam Quan cấp nhật mới nhất 2022 là: Giá vé xe điện chùa Bái Đính dành cho người lớn: khoảng 30.000đ/vé/lượt ⇔ khoảng 60.000đ/vé khứ hồi. Giá vé xe điện dành cho trẻ em: Dưới 1m miễn phí vé, trên 1m tính như người lớn. 4. Giá vé tham quan chùa Bái Đính. Bạn sẽ cần phải thuê dịch vụ thuê hướng dẫn viên cho chùa Bái Đính là khoảng 300.000 đồng cả chùa mới và chùa cổ là khoảng 500.000 đồng. Vé lên Bảo tháp Chùa Bái Đính là khoảng 50.000 đồng. 6. Du lịch chùa Bái Đính ăn gì? Bạn có thể tham khảo một số địa điểm ăn ngon khi du lịch chùa Bái Đính được nhiều người ghé tới dưới đây: Miến lươn bà Phấn: 999 Trần Hưng Đạo, Thanh Bình, Ninh Bình. Nhà hàng Luận Nhàn: Xóm 4, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Nhà hàng Thăng Long: Tràng An, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Nhà hàng Nhà Sàn Vân Long: Xã Gia Vân, Huyện Gia Viễn, Gia Vân, Gia Viễn, Ninh Bình. 7. Lưu ý khi du lịch chùa Bái Đính Tuy chùa Bái Đính là một địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau để có thể có một chuyến đi du lịch trọn vẹn nhất nhé: Vì trong suốt hành trình tham quan chùa các bạn sẽ đi bộ khá nhiều đấy, vì vậy bạn nên đi những đôi giày thể thao thay vì bạn đi những đôi cao gót sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn. Nếu như muốn mua đồ lưu niệm thì hãy đợi khi xuống núi hãy mua. Vì nếu bạn mua trong khuôn viên chùa sẽ có giá "cắt cổ" đấy. Hãy mang theo vài đồng lẻ để quyên góp, cầu may mắn cho bản thân, gia đình. Nếu bạn đi dịp đầu xuân thì nên mang theo ô để đề phòng có những cơn mưa phùn nặng hạt nhé. Nguồn: https://63stravel.com/
Ninh Bình
Đang cập nhật
1366 lượt xem
Quần thể Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Tràng An nằm trên địa bàn nhiều huyện của tỉnh Ninh Bình. Đây là di sản “kép” duy nhất của nước ta được UNESCO công nhận. Quần thể di sản này gồm liên khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động - cố đô Hoa Lư - rừng đặc dụng Hoa Lư. Trong quần thể ấy, cố đô Hoa Lư tọa lạc ở phía Bắc; Tam Cốc - Bích Động nằm ở phía Nam; còn khu du lịch Tràng An nằm ở vị trí trung tâm. Từ trung tâm thành phố Ninh Bình, du khách chỉ cần đi thêm khoảng 8km là có thể tới đây. Mỗi mùa xuân - hạ - thu - đông, Tràng An lại khoác lên mình một tấm áo mới. Và mỗi thời điểm trong năm, du khách đều tìm thấy những điều đáng khám phá nơi đây: Mùa xuân, du khách được hòa mình vào những lệ hội đặc sắc như: Lễ hội Tràng An (giữa tháng 3 âm lịch); hội Cờ Lau (mồng 8 - 10 tháng 3 âm lịch). Mùa hè nơi đây đẹp mê hồn với đồng lúa chín vàng hay đầm sen ngát hương thơm. Mùa thu, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, rất lý tưởng cho những hoạt động tham quan, khám phá ngoài trời. Mùa đông, Tràng An ẩn hiện trong làn sương mờ ảo tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Đến khu du lịch Tràng An, du khách có thể viếng thăm các địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng như: Đền Trình - nơi thờ phụng 4 vị công thần nhà Đinh. Đền Trần Ninh Bình: Ngôi đến được lập bởi vua Đinh Tiên Hoàng để thờ thần Quý Minh - vị thần trấn cửa ải phía nam tứ trấn Hoa Lư. Đền Tứ Trụ - nơi thơf 4 vị đại thần dưới triều Đinh có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân để dựng nên nhà nước Đại Cồ Việt. Phủ Khống - nơi thờ 7 vị quan trung thần triều Đinh. Hành cung Vũ Lâm - địa điểm check-in không ai muốn bỏ lỡ. Những hang động huyền bí: Hang Địa Linh với chiều dài gần 1500m và hệ thống nhũ đá hóa thạch. Hang Nấu Rượu với mạch nước ngầm sâu hơn 10m và hàng trăm vò rượu được chưng cất từ chính mạch nước ngầm này. Hang Bói - nơi phát lộ dấu tích của người tiền sử cách đây khoảng một vạn năm. Hang Sáng – hang Tối, hang Ba Giọt cũng là những hang động đáng để du khách tham quan. Với địa hình sông nước, thuyền là phương tiện đi lại chủ yếu ở khu du lịch Tràng An. Du khách có thể chọn đi thuyền truyền thống với 3 tuyến xuất phát từ bến thuyền gồm: Tuyến 1: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Tối – Hang Sáng – Hang Nấu Rượu – Đền Trần – Hang Ba Giọt – Hang Seo – Hang Sơn Dương – Phủ Khống – Chùa Báo Hiếu – Hang Khống – Hang Trần – Hang Quy Hậu – trở lại bến thuyền. Tuyến 2: Bến thuyền – Hang Lấm – Hang Vạng – Hang Thánh Trượt – Đền Suối Tiên – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – trở lại bến thuyền. Tuyến 3: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Mây – Suối Tiên – Hang Địa Linh – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – trở lại bến thuyền. Ngoài ra, khu du lịch cũng cung cấp dịch vụ chèo thuyền Kayak với 2 tuyến chính: Tuyến 1: Bến thuyền - Đền Trình - Cổng Tam Quan - Cửa hang Tối - Cửa hang Quy Hậu - Núi Ngọc. Tuyến 2: Bến thuyền - Bến Đảo Kong - Thủy Đỉnh - Hành Cung Vũ Lâm.
Ninh Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1443 lượt xem
Đã từ lâu, Nhà thờ đá Phát Diệm không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh chung của bà con giáo dân trong vùng Kim Sơn, mà còn là công trình kiến trúc đặc sắc thu hút du khách gần xa đến tham quan, chiêm ngưỡng. Bởi đây không chỉ là một công trình kết hợp hài hoà, đặc sắc giữa nghệ thuật kiến trúc phương Đông và phương Tây mà còn là một kỳ tích của thế hệ cha ông để lại cho đời sau. Nhà thờ đá Phát Diệm được Chánh xứ Phát Diệm Phêrô Trần Lục (tức Cụ Sáu) - người được bổ nhiệm làm Chánh xứ Phát diệm vào năm 1865 cho xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19 sau nhiều năm nghiên cứu, hoàn chỉnh phác thảo họa đồ và tập trung tài lực, vật lực. Nhà thờ được làm bằng chất liệu chủ yếu là đá và gỗ. Trên từng phiến đá, phiến gỗ như nở hoa khoe sắc với các đường nét khắc trạm tinh xảo. Đáng chú ý nhất là nghệ thuật điêu khắc đá vô cùng mềm mại, uyển chuyển, có những mảnh đá chỉ dày 3,5cm. Cả khu kiến trúc gồm có 9 vỉ kèo với 9 giai thợ khác nhau, do vậy mỗi vỉ kèo mang một nét văn hoá riêng biệt, thể hiện khiếu thẩm mỹ phong phú của những người thợ thủ công lành nghề. Hơn nữa, nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá mà không cần đến lõi bê tông cốt thép. Phần khó nhất của công trình này là việc xử lý nền móng. Do Kim Sơn vốn là vùng đất bãi bồi lầy lội nên Chánh xứ Phê rô Trần Lục phải cho khai thác và vận chuyển hàng ngàn tấn đá từ một quả núi ở Thanh Hóa đưa về chống lún, trong đó có những khối đá nặng đến 20 tấn. Đồng thời, cụ Lục cũng cho khai thác và vận chuyển hàng mấy trăm cây gỗ lim từ rừng núi Nghệ An về xây dựng công trình. Tuy nhiên, điều làm cho các nhà nghiên cứu văn hóa, kiến trúc sư say mê ở quần thể Nhà thờ Phát Diệm, là kiểu kiến trúc đình chùa phương Đông kết hợp hài hòa với lối kiến trúc Gôtic của phương Tây. Cụ Sáu là người đã thiết kế, sáng tạo ra nhà thờ với những chi tiết vô cùng mới lạ. Cũng có thể do cụ không phải là người theo đạo Thiên chúa mà theo đạo Phật nên trong bản thiết kế của mình, cụ đã có sự kết hợp rất tài tình giữa kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc mái uốn cong như mái đình trong đạo phật. Tinh hoa nghệ thuật ở nhà thờ đá Phát Diệm còn thể hiện rõ sự hài hòa giữa nghệ thuật chạm khắc đá và nghệ thuật chạm khắc gỗ của Việt Nam như biểu tượng thánh giá (biểu trưng đạo Công giáo) ngự trên đài sen (biểu trưng Phật giáo), những chữ “vạn” của nhà Phật khắc trên mấy đóa hoa mân côi, các phù điêu đá, gỗ chạm khắc hình ảnh Chúa Jesus và các vị thánh; trong đó các vị thánh trang phục theo kiểu Việt nhìn thật sống động mà gần gũi, quen thuộc như xem tranh dân gian; cột đá chạm hình hoa sen biểu hiện các giai đoạn “sinh - lão - bệnh - tử” theo triết lý nhà Phật. Ấn tượng hơn nữa là Nhà thờ Trái tim Đức Mẹ được tạo dựng hoàn toàn bằng đá, cung thánh sơn son thếp vàng chói lọi với nhiều hoa văn, họa tiết chạm trổ tinh tế, công phu nhưng vẫn tạo cảm giác thật dịu dàng, yên bình bởi thiết kế bình dị và quen mắt theo nguyên lý Dịch học của phương Đông “trời tròn, đất vuông”. Nơi đây còn có một câu Kinh thánh được chạm khắc lên đá bằng Việt ngữ thời sơ khai. Có thể nói, Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm là sự giao thoa, sự kết hợp hài hoà, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống phương Đông. Công giáo mang đức tin đến cho con người nhưng phong cách kiến trúc, không gian thờ tự mang đậm hình ảnh mái đình, ngôi chùa vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tạo nên sự bình an, che chở, đây cũng là biểu tượng của sự gặp gỡ giữa công giáo và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam từ rất sớm.
Ninh Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1256 lượt xem
Cố đô Hoa Lư là một quần thể kiến trúc đặc sắc ở tỉnh Ninh Bình, đã được UNESCO công nhận là một trong 4 vùng lõi thuộc quần thể di sản Thế giới Tràng An. Nơi đây cũng được nhà nước xếp hạng là quần thể kiến trúc, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng, cần được hết sức gìn giữ. Với bề dày lịch sử hơn 1000 năm, nơi đây đã cùng trải qua biết bao thăng trầm biến chuyển của dân tộc, là nơi lưu giữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại cũng như trở thành minh chứng lịch sử cho đất nước ta tự ngàn đời. Tuy nhiên cho dù đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian nhưng Hoa Lư vẫn còn giữ được những dấu vết lịch sử của nó. Đó là những bức tường thành vững chãi, là hai ngôi đền thờ vưa Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành uy nghiêm được xây dựng mô phỏng kinh đô Hoa Lư xưa. Các bạn có thể đến Hoa Lư vào bất kì thời điểm nào trong năm đều được. Tuy nhiên mùa xuân là thời điểm đẹp nhất cũng như rất nhiều lễ hội được tổ chức, thế nên đây là thời điểm thích hợp dành cho bạn nếu muốn tham gia và trải nghiệm không khí nhộn nhịp, đông đúc của những lễ hội này. Còn nếu là người thích yên tĩnh, muốn tận hưởng không gian thanh bình của nơi đây thì bạn có thể lựa chọn đi vào những ngày còn lại. Từ trong quá khứ, Hoa Lư đã là đế đô thật nguy nga, tráng lệ. Những núi đồi mọc lên trùng điệp xung quanh vòng đai kinh đô như bức tường thành vững chãi. Con sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên vô cùng thuận lợi. Toàn bộ khu di tích lịch sử – văn hóa Cố đô Hoa Lư, bao gồm vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và các di tích như động Thiên Tôn, chùa Bái Đính, đều nằm trong hệ thống núi đá vôi ở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trực thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, giáp ranh giới hai huyện Gia Viễn và Hoa Lư. Nơi đây cách phía Nam thủ đô Hà Nội khoảng gần 100km. Cố đô Hoa Lư là một quần thể kiến trúc, và mỗi kiến trúc lại mang một nét riêng, tất cả làm nên vẻ cổ kính và hào hùng của di tích lịch sử thời xưa. Các dấu tích lịch sử vẫn còn lưu lại tại quần thể di tích rất đa dạng và phong phú, gồm các kiến trúc tường thành, hoàng thành, hang động, đền chùa, lăng mộ và nhiều loại công trình kiến trúc khác có giá trị lịch sử và văn hóa cao. Đặc biệt nhất, tại đây vẫn còn hai di tích là đền vua Đinh và đền vua Lê. Đây là hai di tích được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 với nghệ thuật điêu khắc trên gỗ đá vô cùng kì công và đặc sắc. Con đường vào đền vua Đinh dẫn du khách đi dưới tán những hàng cây phượng vĩ ven đường. Người ta gọi Hoa Lư là kinh thành đá và đền vua Đinh, vua Lê cũng sử dụng nhiều chất liệu từ đá. Ví dụ như khi bước vào sân đền, du khách sẽ thấy long sàn bằng đá tảng và hai con nghê chầu cũng được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Vào hậu cung, du khách sẽ thấy tượng thờ vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên tảng đá xanh. Đền vua Lê nằm cách đền vua Đinh 50m cũng cùng chung cấu trúc như thế. Cách đền vua Lê 200 m, là chùa Nhất Trụ, được xây từ đời vua Lê Đại Hành, trước cửa chùa có cột đá, cao 4,16 m hình tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật. Nằm ngay cạnh là khu di tích gắn liền với câu chuyện của công chúa thứ ba của vua Đinh Tiên Hoàng đã nhảy xuống giếng tự vẫn chứ không theo chồng phản tặc chống lại vua cha. Ngôi đền này thờ cô công chúa ấy. Vào ngày 8/3 – 10/3 hàng năm là thời điểm diễn ra lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư nhằm tôn vinh các vị vua và anh hùng dân tộc đã xây dựng và phát triển nên kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt vào thế kỉ X. Lễ hội Cố đô Hoa Lư bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Bên cạnh phần lễ thì phần hội với các trò chơi đậm nét truyền thống như đua thuyền, đấu vật, hát chèo… được diễn ra trong không khí vô cùng tưng bừng, náo nhiệt. Khi đến khu di tích này bạn cần lưu ý những điều sau. Hoa Lư Ninh Bình là địa điểm du lịch tâm linh, vì thế khi đến đây bạn cần phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Đến thăm đền vua Đinh, vua Lê các bạn cần phải nhẹ nhàng trật tự để giữ gìn sự tôn nghiêm cũng như thắp hương để tỏ lòng thành kính với các vị vua đã có công với nước. Cần phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của ban quản lý di tích hoặc hướng dẫn viên nếu đi theo đoàn. Phải vứt rác đúng nơi quy định, không được xả rác bừa bãi. Nếu tự đi thì bạn nên xem trước bản đồ để thuận tiện hơn cho chuyến hành trình khám phá của mình. Các bạn có thể trực tiếp trò chuyện với các cụ trong ban quản lý di tích đền để tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, giá trị văn hóa, kiến trúc… của khu di tích. Nếu muốn được tận mắt ngắm nghía, chiêm ngưỡng những công trình vô cùng có giá trị lịch sử cũng như giá trị kiến trúc thì hãy mau tới với cố đô Hoa Lư Ninh Bình-một công trình mang ý nghĩa lịch sử hết sức lớn láo mà thế hệ cha ông ta đã bỏ công gìn giữ và bảo tồn đến tận bây giờ. Hãy cùng về nơi đây để thăm lại cố đô xưa, sống lại với những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc.
Ninh Bình
Tháng 1 đến tháng 12
1383 lượt xem
Tam Cốc – Bích Động thường được biết đến với những cảnh đẹp nên thơ, thanh bình nhưng không kém phần mỹ miều, làm say đắm lòng người – nơi được ưu ái bằng những cái tên đầy ví von “Nam thiên đệ nhị động” hay “Vịnh Hạ Long trên cạn.” Sẽ thật là một thiếu sót nếu bạn không dành thời gian du lịch Tam Cốc – Bích Động Ninh Bình, bởi đây là một điểm đến tuyệt vời. Phải nói Tam Cốc – Bích Động mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng. Nhưng nếu bạn muốn chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, tràn trề sức sống trải dài trên dòng sống uốn lượn như một dải lụa mềm mại, mang đến cho bạn cảm giác trong veo, tươi mới, đắm chìm trong hương vị của đất trời, của sông nước, của thiên nhiên thì dịp sau Tết vào độ tháng 1, tháng 2 là thời điểm thích hợp. Còn nếu bạn muốn chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp của tạo hóa với những nét chấm phá xen lẫn của màu vàng lúa chín, hòa quyện với màu xanh núi rừng và xa xa điểm xuyến bằng những con thuyền nhẹ trôi vô cùng thơ mộng thì tầm cuối tháng 5, đầu tháng 6 – khi mùa hạ đã về là dịp thích hợp để thưởng thức vẻ đẹp của Tam Cốc – Bích Động. Một kinh nghiệm du lịch Tam Cốc – Bích Động đó là bạn có thể đi rồi về trong ngày, để tiết kiệm thời gian – hãy xuất phát từ sáng sớm vừa được hít hà không khí ban mai, vừa có một chuyến đi trọn vẹn vì Tam Cốc – Bích Động chỉ cách trung tâm Hà Nội tầm 110km, cũng chính vì vậy hành lý bạn mang theo chỉ cần một vài đồ dùng đơn giản như áo khoác mỏng phòng khi vào đi thuyền vào hang nhiệt độ thấp cùng với hơi nước sẽ gây cảm giác lành lạnh. Bạn cũng có thể mang thêm ô để dùng trong lúc ngồi thuyền trên sông. Thêm nữa, tốt nhất bạn nên mang giày bệt để thuận tiện cho quá trình di chuyển và tham quan thoải mái. Ngoài ra bạn có thể mang thêm chút đồ ăn nhẹ để dùng khi đói. Có hai lựa chọn cho bạn, một là bạn tự túc di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô hay xe máy để chủ động trong suốt quá trình du lịch Tam Cốc – Bích Động, hoặc nếu bạn đi nhóm đông người và muốn có cơ hội vừa tham quan vừa tản bộ thì có thể đón xe đi Ninh Bình từ bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Để chuyến đi thuận lợi thì các bạn nên thống nhất trước phương tiện, thời gian di chuyển cũng như tôn trọng sự đúng giờ. Để chiêm ngưỡng và hòa mình vào vẻ đẹp Tam Cốc Bích Động, bạn chỉ có một lựa chọn duy nhất là đi thuyền. Và nếu bạn là một người ưa chụp ảnh, mong muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ, những khung cảnh nên thơ thì hãy trao đổi và nhờ sự giúp đỡ của những người lái thuyền. Kinh nghiệm và sự thông thạo địa hình của họ sẽ giúp bạn ghi lại những tấm hình kỉ niệm. Một lưu ý nữa là bạn nên căn thời gian để chuyến đi được trọn vẹn vì thời gian ngồi thuyền khi du lịch Tam Cốc – Bích Động cũng chiếm gần 3h đồng hồ, tránh việc phải ngồi thuyền vào giờ trưa lúc có nắng to, hay quá tối muộn khi mặt trời đã lặn. Và chắc chắn là sẽ rất tuyệt nếu bạn tìm được một chỗ ngồi lý tưởng để ngắm mặt trời lặn ở đây, ánh hoàng hôn chan hòa bao bọc cả những cánh đồng, cả những dòng sông như câu chuyện gắn bó, sẽ chia của tự nhiên với con người nơi đây. Đến với Tam Cốc – Bích Động bạn nhất định sẽ có những giây phút thư giãn tuyệt vời và đáng nhớ.
Ninh Bình
Tháng 5 đến tháng 10
1328 lượt xem
Nhắc tới Nam Định là nhắc tới vùng đất Thành Nam có lịch sử văn hóa, văn hiến lâu đời. Nhắc tới Nam Định là nhắc đến vùng đất học, nơi đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Nam Định từ xưa đã được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long bởi đây là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần. Chính vì thế mà khu di tích đền Trần không chỉ trở thành nơi tưởng nhớ các vua Trần có công bảo vệ đất nước mà còn là một điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách Để đi vào Đền phải đi qua cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ sen, hoa nở thơm ngát cả một vùng. Đường vào đền rợp bóng cây cổ thụ to lớn, tạo bóng râm cho khách đến vãn cảnh. Khu di tích Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính. Chính giữa phía sau hồ là đền Thiên Trường. Phía bên phải là đền Cố Trạch còn bên trái là đền Trùng Hoa. Nguồn ảnh: instagram vickyvan97 Hàng năm đền Trần diễn ra hai lễ hội lớn thu hút rất nhiều khách thập phương. Đó là Lễ hội Đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm và Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng đã được ghi danh vào mục di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia.
Nam Định
Từ tháng 1 đến tháng 12
1190 lượt xem
Vườn quốc gia Xuân Thủy chính là khu bảo tồn ngập nước ven biển tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Đây là khu rừng ngập mặt đầu tiên của Đông Nam Á tham gia công ước quốc tế RAMSAR. Với hệ thống sinh thái lý thú và hấp dẫn nhiều loài chim quý hiếm trở về đây cư trú nơi đây đã tạo lên một bức tranh tươi đẹp, sống động của một vùng quê điển hình ngay cửa sông ven biển miền Bắc. Thời điểm thích hợp đi du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy là từ tháng 10 – 11 đến tháng 3 – 4 năm sau, bởi vào lúc này lượng chim tăng đột biến tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt của hàng ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ phương Bắc. Bên cạnh đó theo kinh nghiệm du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy thì bạn cũng có thể tới thăm vào các tháng mùa Hè để tận hưởng gió biển và ngắm cảnh sắc rực rỡ tại đây. Du lịch vườn quốc gia cũng là dịp để bạn thưởng thức những món ăn đặc sắc Giao Thủy như: nem chạo, nem nắm Giao Thủy, nước mắm Sa Châu, nộm sứa, mật ong rừng ngập mặn... hay những loại hải sản tươi ngon của vùng biển như: ngao, sò, tôm, cua… Hệ sinh thái quốc gia Xuân Thủy được UNESCO công nhận là vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế giới khu ven biển liên tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đây được coi là sân ga của những loài chim di trú quốc tế với hơn 200 loài trong đó có hơn 50 loài chim nước và 100 loài chim di cư. Vì thế, vườn quốc gia Giao Thủy sẽ trở thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước khi đi du lịch Nam Định. Bên cạnh việc tham quan tại vườn quốc gia Xuân Thủy thì du khách quay lại đất liền, nghỉ ngơi tại khách sạn, nhà nghỉ. Và nếu muốn có chuyến trải nghiệm đáng nhớ trong đời thì bạn nên dựng lều ngủ trong rừng thông bên cạnh cánh đồng ngao để sáng sớm thức giấc có thể đón bình minh tuyệt vời. Với trên 200 loài chim với hàng chục nghìn cá thể, VQG Xuân Thuỷ thực sự là một ga chim lớn của vùng đồng bằng Sông Hồng. Đến với VQG Xuân Thuỷ bạn sẽ được khám phá các loài chim mới lạ, được thoả sức ngắm nhìn những chú chim đang say sưa kiếm ăn, những đàn cò bay lượn trên nền rừng xanh biếc.
Nam Định
Từ tháng 1 đến tháng 12
1265 lượt xem
Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy (gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh) tọa lạc trên địa bàn hai thôn Tiên Hương và Vân Cát thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, cách trung trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km về hướng Tây Nam. Đây là di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa xếp hạng quốc gia theo quyết định số 09-VH/QĐ ngày 21 tháng 02 năm 1975. Phủ Dầy thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần đứng đầu trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam phủ, Tứ phủ) của người Việt, đồng thời cũng là một trong “Tứ bất tử” của thần điện Việt Nam. Bà được các triều đại phong kiến từ thời Lê đến thời Nguyễn ban tặng nhiều sắc phong tôn làm “Mẫu nghi thiên hạ” (Mẹ của muôn dân) với các duệ hiệu: Mã Vàng Bồ tát, Chế Thắng Hòa Diệu đại vương. Hầu hết các làng xã và đô thị ở nước ta đều có đền, chùa, phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh rất tôn nghiêm. Trong đó, di tích Phủ Dầy từ lâu đã được coi là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam phủ, Tứ phủ) của người Việt. Căn cứ vào sử sách và các công trình nghiên cứu khoa học cùng truyền thuyết dân gian về sự tích của Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì di tích Phủ Dầy được xây dựng trên mảnh đất quê hương nơi Mẫu giáng sinh lần thứ hai. Theo nội dung văn bia “Tiên từ phả ký” (Ngọc phả ghi chép việc đền Tiên Hương), “Thánh mẫu cố trạch linh từ bi ký”(Bia ghi việc nền móng cũ đền thiêng của Đức thánh Mẫu) hiện đang lưu giữ tại di tích thì Phủ Dầy (gồm Phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát) có lịch sử xây dựng sớm nhất vào thời Hậu Lê, niên hiệu Dương Hoà (1642) và Cảnh Trị (1663-1671). Công trình ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ được nhân dân địa phương xây dựng để phụng thờ và tri ân công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trải qua các giai đoạn lịch sử, chính quyền, nhân dân và du khách thập phương công đức tiền của, công sức để trùng tu, xây dựng Phủ Dầy thành một quần thể kiến trúc thờ Mẫu khang trang, bề thế như hiện nay. Phủ Tiên Hương được xây dựng trong một khuôn viên rộng gần 7500m2, mặt quay hướng Tây Nam. Trên mặt bằng tổng thể, công trình gồm 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, cao thấp khác nhau được bố trí đăng đối, hài hòa tạo thành bình đồ kiến trúc kiểu “Nội trùng thềm, ngoại chữ quốc”. Nhìn từ bên ngoài vào, đầu tiên là một giếng tròn mang ý nghĩa “Tụ thủy để tụ phúc”, tiếp đến là 3 tòa phương đình, hồ bán nguyệt và công trình chính. Hai bên công trình chính là 2 giải vũ chạy suốt nối liền lầu Cô, lầu Cậu với nhà bia, nhà khách. Công trình chính có bốn cung thờ gồm: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung thờ đều có bộ khung được lắp dựng bằng gỗ lim, thiết kế theo lối trùng thiềm điệp ốc, tạo cho không gian nơi thờ tự rộng phía ngoài và sâu hút phía trong. Trong số 4 cung thờ thì cung đệ tứ là hạng mục công trình có giá trị nghệ thuật cao nhất. Tại đây, trên hệ thống vì kèo, xà ngang, xà dọc, ván bưng các cấu kiện kiến trúc được các nghệ nhân gia công, chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ với nhiều đề tài, họa tiết sinh động như: tứ linh, tứ quý, cá hóa long, bánh xe pháp luân, cặp tiền “ngũ phúc”, dơi ngậm chữ “thọ”, nghê chầu, lưỡng đào, sen quy... mang giá trị nghệ thuật thời Nguyễn, thế kỷ XIX - XX. Phủ Vân Cát nằm cách Phủ Tiên Hương khoảng 1km về hướng Đông, được xây dựng trên một khu đất rộng gần 3600m2, mặt quay về hướng Tây Bắc. Công trình gồm 7 tòa với 30 gian lớn nhỏ cũng được thiết kế tương tự phủ Thiên Hương theo kiểu “Nội trùng thềm, ngoại chữ quốc”. Trên mặt bằng tổng thể, nhìn từ ngoài vào, đầu tiên là hồ bán nguyệt, giữa hồ là tòa thủy đình 3 gian được lắp dựng hoàn toàn bằng gỗ lim. Tiếp đến là hệ thống nghi môn (ngũ môn) thiết kế theo kiểu chồng diêm 3 tầng, 5 gác lâu và công trình chính. Công trình chính cũng được thiết kế gồm 4 cung: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Phần giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật được thể hiện rõ nét nhất trên các cấu kiện kiến trúc gỗ của cung đệ tứ. Tại đây, các nghệ nhân đã dồn toàn bộ tài trí, công sức chạm khắc nên những tác phẩm nghệ thuật hết sức phong phú, đa dạng với các họa tiết long hóa, rồng chầu phượng múa đan xen là bầy ly vui đùa cùng những chú rùa ẩn hiện dưới ao sen... mang phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê, thế kỷ XVII - XVIII. Lăng Mẫu Liễu Hạnh được xây dựng vào năm 1938, trên một khu đất cao có diện tích rộng 1647m2. Lăng xây hoàn toàn bằng chất liệu đá xanh, gồm nhiều vòng tường hình vuông. Chính giữa các vòng tường đều có cửa được cấu tạo bởi 2 cột trụ, phía trên đỉnh trụ có đặt một bông sen đá màu hồng. Giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh rộng 1,3m. Tổng thể công trình lăng có 60 trụ tương ứng với 60 búp sen trông xa như một hồ sen cạn. Công trình kiến trúc Phủ Dầy, kể từ khi khởi dựng đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo và mở rộng quy mô nhưng vẫn bảo tồn nguyên vẹn những giá trị kiến trúc mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Lê - Nguyễn. Với cách tính toán hợp lý, khoa học về quy mô, kết cấu kiến trúc đến việc kết hợp, sử dụng tài tình các vật liệu xây dựng, cha ông ta đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo và hoàn mỹ. Cả ba di tích phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Mẫu Liễu Hạnh, không chỉ có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học mà còn có giá trị về thẩm mỹ, kiến trúc nghệ thuật. Ngoài vị trí toạ lạc trong cảnh quan sơn thủy hữu tình, các di tích này đều có quy mô bề thế, kết cấu đăng đối, hài hoà, cùng với giá trị nghệ thuật đặc sắc thông qua các đề tài điêu khắc phong phú, đa dạng. Tất cả những yếu tố đó đã trở thành hạt nhân quan trọng cấu thành một quần thể kiến trúc, một “siêu điện thờ” nổi tiếng không chỉ của Nam Định, mà còn tiêu biểu của cả nước. Bên cạnh đó, hệ thống di vật, cổ vật và đồ thờ tự như: văn bia, sắc phong, câu đối, đại tự…cùng truyền thuyết về Thánh mẫu Liễu Hạnh là những nguồn tư liệu phong phú và quý báu giúp các nhà nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực lý giải và nhận diện giá trị to lớn của các di tích này đối với hệ thống di sản văn hoá của dân tộc qua các thời đại.
Nam Định
Từ tháng 1 đến tháng 12
1132 lượt xem
Cách TP.Thái Bình chừng 20 km về phía đông, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm luôn mang một âm thanh đặc trưng của tiếng chạm khắc. Kết quả của những âm thanh đó là bao nhiêu sản phẩm hoa văn tinh xảo được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân nơi này. Nghề chạm bạc đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và chỉn chu đến từng tiểu tiết một của người nghệ nhân. Do đó, người thợ luôn nhẫn nại, cần cù, tỉ mỉ chạm, khắc lên từng hoa văn trang trí từ những công cụ thô sơ như dùi, đinh, búa… Mỗi người một phần việc, người tạo hình tạo dáng, người tạo nét tạo hoa. Với nghề chạm bạc, chạm là công đoạn đòi hỏi sự tập trung nhất, đòi hỏi nghệ nhân phải hết sức khéo léo, không được phép cho mình sai dù chỉ một chi tiết nhỏ, nếu không, toàn bộ sản phẩm đó coi như phải bỏ, phải làm lại từ đầu. Một công việc đòi hỏi cao nhưng xưa kia nhiều người chẳng thể sống được với nghề vì thu nhập hạn hẹp. Nhiều thế hệ dù rất yêu nghề, muốn lưu giữ nghề nhưng vẫn phải rời đi do bị cơm, áo, gạo tiền quấn lấy. Thời gian trôi đi, những sản phẩm chạm bạc ngày trở nên gần gũi hơn với đời thường, từ món quà lưu niệm như dây chuyền bạc, bức tranh đồng… đến những sản phẩm tinh xảo hơn, giá trị hơn như chiếc lư hương có giá trị đến vài trăm triệu. Sự phong phú ấy đã mở rộng đối tượng khách hàng. Dần dần, nghề chạm bạc đã giúp người dân nơi đây cải thiện đời sống. Ngày nay nghề chạm bạc vẫn lưu truyền và phát triển ngày một rộng rãi hơn. Các sản phẩm của Đồng Xâm ngày nay xoay quanh chất liệu đồng, mạ bạc sáng rất ưa nhìn và giá cả phải chăng.
Thái Bình
Tháng 3 đến tháng 8
1059 lượt xem
Làng vườn Bách Thuận đến nay đã có hơn 100 năm tuổi, nằm cạnh dòng sông Hồng mang nặng phù sa, màu mỡ. Đây là một làng quê cổ tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cũng là làng vườn duy nhất của tỉnh Thái Bình còn lưu giữ nhiều nếp nhà Việt cổ và có nghề trồng cây cảnh lâu đời. Người dân Làng vườn Bách Thuận cho hay, từ xa xưa, ông cha họ đã sống bằng nghề làm vườn nên đây là nghề truyền thống đặc trưng của cả làng, hầu như mỗi nhà đều sở hữu một vườn cây rộng từ 2ha đến 5ha, với các loài cây ăn quả, xen lẫn với cây cảnh, cây thế được chăm sóc, uốn tỉa công phu. Làng vườn Bách Thuận không giống như các xã khác trong tỉnh là diện tích đất ruộng lớn hơn đất vườn, mà diện tích đất vườn ở đây nhiều hơn diện tích cấy lúa. Ðến Bách Thuận, du khách như lạc vào một công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm nhạt... Dọc hai bên đường làng là rất nhiều cây với màu sắc khác nhau, màu xanh thẫm của ngâu, màu đỏ của hoa mẫu đơn, cây ngũ sắc... Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống. Ngoài ra, du khách sẽ choáng ngợp với hàng trăm loại cây trái nối tiếp nhau, kéo dài như vô tận như: táo, ổi, roi, mận, chanh, nhãn, vải, hồng xiêm, cam, quýt, nhót... rất phù hợp với vị giác của các chị em. Còn các đấng mày râu có thể ngồi câu cá, tán gẫu và thưởng thức món cá do chính mình câu được bên cạnh chai rượu nếp thơm nồng. Cạnh đó, du khách còn có dịp tham gia vào cuộc sống của người dân như: Chèo thuyền trên những kênh rạch, ao hồ, câu cá, tham quan các vườn cây ăn trái hay làng nghề truyền thống, thưởng thức loại trà pha mật ong có mùi hương nhãn. Bên cạnh những vườn cây ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng nét riêng với những tên gọi khác nhau tuỳ theo sự uốn tỉa của các nghệ nhân. Ngoài thăm vườn cây cảnh và cây ăn quả du khách có thể đến thăm các ngôi nhà cổ có niên đại cả trăm năm hoặc đến với cảnh yên bình tĩnh lặng của chùa Từ Vân, chùa Bách Tính. Làng vườn Bách Thuận còn có chợ Thuận Vi là một ngôi chợ quê nhưng không kém phần đông đúc, tấp nập. Đây cũng là nơi thương lái thu mua nông sản của làng vườn rồi đem bán lại ở các chợ trong thành phố Thái Bình hay Nam Định. Đặc biệt vào buổi sáng, chợ bày bán rất nhiều loại bánh hấp dẫn như bánh cuốn, bánh bèo, bánh hấp, bánh giò, bánh nếp, bánh tẻ, bánh mật, bánh chưng, bánh giày đỗ, bánh rán... trong đó bánh cuốn chợ Thuận Vi là loại bánh ngon có tiếng trong vùng, dễ khiến thực khách mê mẩn. Với những nét đặc sắc của một vùng quê trù phú, Làng vườn Bách Thuận dần thu hút du khách gần xa đến thăm làng nghề truyền thống, chiêm ngưỡng nghệ thuật cây cảnh, tham khảo cách trang trí, xây dựng nhà vườn... và thưởng thức những món ngon dân dã địa phương, cùng hoa thơm, trái ngọt quanh năm.
Thái Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1053 lượt xem
Đền Đồng Bằng thuộc địa phận xã An Lễ, huyện Quỳnh Lưu, được biết đến là ngôi đền linh thiêng đã được xây dựng từ thời vua Hùng Vương thứ 18. Ngôi đền này nhận được sắc phong “Tam Kỳ Linh Ứng - Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Đến nay, Đền Đồng Bằng đã trở thành điểm du lịch Thái Bình nổi tiếng bậc nhất tại Hòa Bình, thu hút rất đông du khách đến tham quan, trải nghiệm. Đền Đồng Bằng khi được xây dựng là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người đã có công giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, lập làng giúp dân. Từ cuối thế kỷ XIII đến nay, đền thờ này còn tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các tướng quân dưới thời nhà Trần có công bảo vệ đất nước, ba lần đánh quân Nguyên – Mông khỏi bờ cõi nước nhà. Vì lịch sử hơn 4000 năm nên Đền Đồng Bằng gắn với rất nhiều truyền thuyết ly kỳ. Trong đó, điển tích về Vua cha Bát Hải là câu chuyện được truyền miệng nhiều nhất. Tương truyền vào thời Hùng Vương thứ 18, khi ngoại bang đến xâm lăng nước ra, triều đình đã chiêu tập binh hùng tướng mạnh, chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng vì thế giặc quá mạnh nên đã phải lập đàn Triệu Linh Sơn Tú Khí, cầu thần linh hỗ trợ chống giặc. Vùng đất này thời ấy thuộc trang Hoa Đào, nằm ở gần cửa sông Vĩnh. Đây là nơi Long Cung Hoàng Thái Tử (tức là Giao Long – con của Lạc Long Quân và người thiếp Ngọc Nữ) đã đầu thai vào một gia đình ngư dân sinh sống gần cửa sông, thuộc Trang Hoa Đào, đất Việt (xã An Lễ, Quỳnh Phụ bây giờ) giúp phò tá vua đánh giặc. Ngài đã cùng với 2 người em và 10 vị tướng hùng mạnh: quan lớn Thượng, quan Đệ tam, quan Đệ tứ, quan Điều thất (ông Hoàng Mười), quân sư quê ở Nuồi, 28 vị nội tướng và binh sĩ, cùng nhau hợp sức đánh tan giặc trên 8 cửa biển, mang về thái bình cho đất nước. Sau chiến thắng ấy ngài được phong là Vĩnh Công Đại vương. Thay vì ở lại triều đình, ngài xin về quê phụng dưỡng cha mẹ và khai khẩn, chiêu dân lập ấp vùng duyên hải, giúp vua giữ yên bờ cõi. Khi Vĩnh Công Đại Vương quy tiên vào ngày 25/8 âm lịch, người dân nơi đây nhớ ơn Ngài nên đã tôn ông là Vua cha – Bát Hải Đại Vương. Vua Hùng cũng đã cho tu sửa lại dinh thất, xây thành miếu điện thờ để người dân hương khói tưởng nhớ. Rất nhiều câu chuyện tương truyền rằng Vĩnh Công Đại Vương rất linh thiêng, vào thế kỉ XIII khi giặc Nguyên - Mông đến xâm lược nước ta, Hưng Đạo Đạo Vương đã đưa các tướng đến đền để cầu nguyện âm phù. Sau ba lần đánh đuổi được quân Nguyên - Mông, binh tướng nhà Trần đã góp sức để tôn tạo đền thờ thêm khang trang. Từ đó đến nay, dù trải qua hàng ngàn năm với rất nhiều biến động lịch sử, người dân Thái Bình vẫn hương khói đầy đủ, thờ cúng Vĩnh Công Đại Vương và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng những anh hùng nhà Trần có công với đất nước. Các cung tại Đền Đồng Bằng hội tụ đầy đủ ngũ hành theo quan niệm truyền thống của người Việt. Giữa các cung là một miệng giếng cổ, theo những câu chuyện xa xưa thì đây chính là nơi mà Vĩnh Công từng ẩn thân. Vì vậy mà người dân tin rằng nước ở giếng này có thể tiêu trừ điều xui rủi, mang đến may mắn. Vẻ đẹp của ngôi đền hàng ngàn năm tuổi này mang nét xưa dáng cũ, thể hiện tinh hoa kiến trúc và văn hóa tâm linh của dân tộc. Trải qua thăng trầm lịch sử, các cuộc chiến tranh liên miên, đền đã nhiều lần bị hư hại. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, đền Đồng Bằng đã được tu sửa, mở rộng khuôn viên để phục vụ khách hàng hương, chiêm bái từ khắp nơi đổ về. Khu di tích lịch sử đền Đồng Bằng hiện nay có diện tích khoảng 20.520m2, bao gồm cả các đền Đức Vua, đền Sinh, đền quan Đệ Nhị, đền quan Điều, đền quan Đệ Tam, đền quan Đệ Bát. Nếu bạn là người yêu thích khám phá các lễ hội truyền thống thì đừng bỏ qua lễ hội nổi tiếng của Đền Đồng Bằng, tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hằng năm. Lễ hội này tổ chức với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ thực hiện rước thần từ các đền Mẫu Sinh, các quan Đệ Nhất, Nhị, Tam, Quan Điều Thất, Quân Đệ Bát về đền của vua cha Bát Hải. Sau đó, người dân sẽ tổ chức lễ dâng hương, khai chiêng, múa trống mở hội, rước bài vị. Các nghi lễ được thực hiện rất bài bản, quy mô, thu hút hàng ngàn khách hành hương đổ về. Sau phần lễ sẽ là phần hội sẽ rất náo nhiệt, bạn có thể trải nghiệm các trò chơi dân gian, tham gia chơi kéo co, bơi chải, cờ tướng, đấu vật, chọi gà.
Thái Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1121 lượt xem
Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang tự, là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Chùa được xây dựng ngay từ năm 1632 dưới thời vua Lê Trung Hưng, với lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” đặc trưng của kiến trúc chùa Việt Nam. Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là công trình có qui mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam. Toàn bộ khuôn viên chùa rộng hơn 41.500m2, gồm 16 tòa kiến trúc với 116 gian xây dựng. Các công trình kiến trúc chính như: Tam quan, chùa Phật, điện thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá, vườn tháp… Từ mặt đê đi xuống là tam quan ngoại, giữa là tam quan nội. Qua tam quan là khu thờ Phật gồm chùa ông Hộ, tòa thiêu hương và điện Phật. Đặc biệt trong khuôn viên chùa còn có ba hồ lớn càng làm cho khung cảnh thêm bình yên. Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau. Các cột đỡ được thiết kế tỉ mỉ, thể hiện dấu ấn điêu khắc thời Hậu Lê. Ấn tượng nhất là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế, với bộ khung được kết cấu bởi gần 100 con sơn chồng lên nhau với tổng chiều cao hơn 11m, liên kết bằng mộng gỗ, nâng đỡ 12 mái ngói cong thanh thoát. Gác chuông này đã được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là tháp chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam. Hiện nay, chùa Keo còn bảo lưu được hàng trăm tượng pháp và đồ tế thời Lê. Chùa Keo được đánh giá là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc. Lễ hội chùa Keo diễn ra vào mùng 4 tháng Giêng hàng năm thu hút nhiều khách du lịch.
Thái Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1127 lượt xem
Thái Bình vốn không phải là vùng đất có thế mạnh về du lịch giống các tỉnh, thành phố lân cận như Hải Phòng, Hải Dương. Nhưng ở Thái Bình lại có nhiều danh lam, thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hóa như chùa Keo, di tích vua Trần, vườn Bách Thuận, nhà thờ chánh tòa Thái Bình hay các bãi biển với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị thu hút khách du lịch. Trong số đó không thể không kể đến Khu du lịch biển Cồn Đen. Cồn Đen không phải là bãi biển có bờ cát vàng óng, chạy dài ôm ấp lấy mặt biển trong xanh. Cồn Đen chỉ là một bờ biển mộc mạc, giản dị, hoang sơ, nhưng đã UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004. Chính khung cảnh tự nhiên hoang sơ trên cồn mà biển Cồn Đen được nhiều người đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc, với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao. Theo đó, vào năm cồn Đen được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái có bãi tắm biển, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí (sân thể thao, khu trượt nước), khu du lịch văn hóa tổng hợp, trung tâm mua sắm, hệ thống cây xanh,... Đến khu du lịch biển Cồn Đen, du khách sẽ được hoà mình vào làn nước trong mát, sạch sẽ; đi thuyền để khám phá khu rừng ngập mặn bát ngát; tản bộ dọc cánh rừng thông để hưởng thụ không khí trong lành. Du khách cũng đừng quên tham gia các hoạt động biển thú vị như đi cà kheo, biểu diễn kèn đồng, trống trắc, thi bơi chài,... Khu du lịch sinh thái Cồn Đen hiện có chương trình Du lịch trải nghiệm dành cho các đối tượng học sinh, gia đình và teambuilding dành cho khối doanh nghiệp. Ở Cồn Đen còn nổi tiếng với cây cầu ước mơ - cây cầu tre dài nhất miền Bắc, xuyên qua rừng ngập mặn xanh mướt để du khách ngắm cảnh. Đây cũng là cây cầu tre vượt biển dài nhất tại Việt Nam.
Thái Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1025 lượt xem
Biển Cồn Vành nằm trên địa bàn xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Từ trung tâm huyện đến đây chỉ khoảng 25km. Nếu đi từ Hà Nội sẽ mất khoảng 2 tiếng là tới nơi. Du khách trong và ngoài tỉnh đến đây để tắm biển, thưởng thức hải sản và thư giãn tinh thần. Bãi biển cồn Vành được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của sông Hồng trong nhiều năm. Toàn bãi có diện tích khoảng 1.696 ha. Trong đó, rừng ngập mặn chiếm gần 50% diện tích khu du lịch biển Cồn Vành. Bờ biển dài 6km bao bọc lấy 56 ha rừng phi lao xanh rì. Cồn Vành mang khí hậu đặc trưng của miền Bắc nước ta nên mùa cao điểm du lịch là mùa hè, khi du khách đổ về đây “giải nhiệt”. Thời điểm lý tưởng bạn nên đến Cồn Vành là từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Lúc này thời tiết nắng ráo, thích hợp cho các hoạt động vui chơi, ăn uống ngoài trời. Mùa mưa phù sa lầy lội. Mùa đông khí hậu và gió biển khá lạnh. Nếu mục đích chuyến đi chỉ để thưởng thức hải sản, bạn cũng có thể đến Cồn Vành vào lúc này. Cát ở khu du lịch biển Cồn Vành do phù sa bồi đắp mà thành nên không mịn màng như những bãi biển khác. Nhưng nước cũng khá sạch và thích hợp để du khách thả mình trong dòng nước mát lành của thiên nhiên. Nước biển ở đây không có sóng lớn, không quá sâu nên an toàn với cả trẻ em. Gần bãi biển có dịch vụ cho thuê phao bơi, ghế ngồi rất đầy đủ. Bãi biển cồn Vành là địa điểm lý tưởng để đón bình minh. Đến khu du lịch biển Cồn Vành, bạn hãy dành ít nhất một buổi sáng sớm để hít hà hơi thở trong lành của biển; ngắm mặt trời ló rạng và hòa mình vào bầu không khí mua bán tấp nập của chợ cá sáng sớm.
Thái Bình
Từ tháng 4 đến tháng 9
1032 lượt xem
Tọa lạc cách trung tâm thành phố hơn 30km, biển Đồng Châu là địa điểm tuyệt vời mà bạn nên tới một lần. Vùng biển này trở thành nơi dành cho người muốn tránh xa khỏi sự ồn ào của đô thị và tận hưởng không gian biển trong lành, dịu mát. Với chiều dài bãi tắm lên tới 5km, biển Đồng Châu rất thu hút giới trẻ, các gia đình nhỏ tới thư giãn vào ngày hè. Bãi biển gây ấn tượng với một bức tranh tuyệt đẹp. Nhờ những triền cát trắng bát ngát kéo dài, đón sóng biển êm dịu, kết hợp với rặng phi lao vẽ nên khung cảnh tuyệt đẹp và lôi cuốn. Ngoài việc thỏa mãn niềm đam mê tắm biển và thư giãn dưới ánh nắng mặt trời, Đồng Châu cũng là một trường học tự nhiên tuyệt vời về hệ sinh thái biển. Biển Đồng Châu cũng thường được sử dụng làm địa điểm tổ chức các sự kiện ngoài trời như picnic và teambuilding. Với không gian rộng lớn, thiên nhiên tươi đẹp, và không khí trong lành, nơi đây là lựa chọn lý tưởng cho các nhóm muốn tạo ra những trải nghiệm gắn kết và thú vị. Nếu bạn muốn trải nghiệm thêm có thể thăm làng chài gần đó và tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương. Thời điểm tốt nhất để thăm bãi biển Đồng Châu Thái Bình chắc chắn là từ tháng 6 – tháng 8. Đây là khoảng thời gian mùa hè sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm biển tuyệt vời nhất. Trong những tháng này, anh nắng mặt trời chiếu rọi xuống bãi biển làm cho nhiệt độ không khí trở nên dễ chịu và tạo điều kiện lý tưởng cho một ngày dài trên bãi cát. Nước biển trong xanh và mát mẻ, chờ đón du khách tới tắm biển thú vị và sảng khoái. Ngoài tắm biển, mùa hè cũng là thời điểm tốt nhất để tham gia vào nhiều trò chơi dưới biển thú vị. Tất cả sẽ mang lại cho bạn cảm giác hồi hộp và phiêu lưu. Đến du lịch biển Đồng Châu ở Thái Bình, bạn nhất định phải trải nghiệm tắm biển. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bãi biển này chính là màu nước biển. Thay vì màu xanh biển thường thấy, nước biển ở đây có một màu nâu đặc trưng. Điều này làm cho trải nghiệm tắm biển ở Đồng Châu trở nên vô cùng khác biệt so với nhiều bãi biển khác. Nước biển nâu không chỉ mang lại sự mới mẻ, mà còn có tiềm năng tạo ra trải nghiệm thư giãn tuyệt vời cho làn da và cơ thể của bạn. Nếu bạn từng trải nghiệm tắm bùn khoáng nóng, bạn có thể tưởng tượng được cảm giác dịu mát mà nước biển Đồng Châu mang lại. Có lẽ, ngắm bình minh trên bãi biển Đồng Châu Thái Bình là một cách để tận hưởng chuyến du lịch trọn vẹn đáng nhớ. Khi bạn đặt chân đến bãi biển này, bạn sẽ thấy nhiều chiếc chòi nhỏ xây dựng đơn sơ nằm khắp nơi. Địa điểm này rất lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn hoặc cũng có thể ngủ qua đêm. Bình minh tại bãi biển này thực sự đẹp đến ngạc nhiên. Khi ánh mặt trời bắt đầu lên khiến cho toàn bộ không gian trở nên sáng sủa và rạng ngời. Mặt biển phản chiếu ánh sáng mặt trời, tạo ra một bề mặt biển lấp lánh, tỏa sáng như ngọc quý. Thời điểm này là lúc bạn có thể thấy biển cả trong xanh và trong trẻo hơn bao giờ hết. Du khách có thể chiêm ngưỡng bình minh ở biển Đồng Châu Thái Bình từ bờ biển, chòi lá hay ngồi trên mũi thuyền. Khoảnh khắc tươi đẹp của một ngày mới khiến cho bạn cảm thấy vô cùng yên bình, giản dị và suy tư.
Thái Bình
Từ tháng 1 đến tháng 12
1106 lượt xem
Vườn Quốc gia Cát Bà là điểm đến hấp dẫn tại thành phố “hoa phượng đỏ” Hải Phòng, là một trong những khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Việt Nam và thế giới. Du khách đến Vườn Cát Bà không chỉ được khám phá hệ sinh thái động, thực vật đa dạng mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và tham gia các hoạt động ngoài trời thú vị. Bên cạnh đó, nơi đây còn là điểm dã ngoại lý tưởng vào mỗi dịp cuối tuần mà các gia đình không thể bỏ qua. Vườn Quốc gia Cát Bà thuộc thị xã Trân Châu, huyện Cát Hải, cách trung tâm thành phố Hải Phòng hơn 40km về hướng Nam. Vườn Cát Bà có diện tích tự nhiên lên đến 17.360 ha, với 11.000 ha rừng và 6.500 ha mặt nước biển. Nơi đây là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam, sở hữu hệ sinh thái đa dạng gồm biển, rừng ngập mặn, rừng trên cạn và các loài động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, ở Vườn Cát Bà còn có nhiều di tích khảo cổ học quý hiếm, có giá trị cao về mặt lịch sử. Từ tháng 4 – tháng 11 hàng năm được xem là thời điểm lý tưởng để đi du lịch Vườn Cát Bà. Lúc này, không khí cực kỳ mát mẻ, trời có nắng, thuận lợi cho các hoạt động tham quan và ngắm cảnh. Vườn Cát Bà được biết đến với vẻ đẹp nguyên sơ, tự nhiên và cực kỳ thơ mộng. Du khách đến đây có thể tha hồ trải nghiệm những hoạt động thú vị như ngắm cảnh, trekking hay chụp hình check – in. Vườn Cát Bà sở hữu hệ sinh thái cực kỳ đa dạng, là nơi cư ngụ của hàng nghìn loài động thực vật. Nơi đây có khoảng 58 loài thú, 55 loài bò sát, 274 loài côn trùng và hơn 200 loài chim. Đặc biệt, Vườn Cát Bà còn là nơi bảo tồn các loài thú quý hiếm như khỉ lông vàng, sóc đen, sơn dương, sóc đầu trắng… Vườn Quốc gia Cát Bà đã được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu mến thế giới tự nhiên. Không chỉ sở hữu vô vàn loài động thực vật quý hiếm trên cạn, tạo hoá còn ưu ái cho Vườn Cát Bà một hệ sinh thái biển trù phú. Hệ sinh thái biển của Vườn Cát Bà tập trung chủ yếu ở bờ biển, các vịnh và chân núi đá vôi, gồm gần 1.500 loài cá, rong biển, san hô và động vật phù du. Không chỉ sở hữu vô vàn loài động thực vật quý hiếm trên cạn, tạo hoá còn ưu ái cho Vườn Cát Bà một hệ sinh thái biển trù phú. Hệ sinh thái biển của Vườn Cát Bà tập trung chủ yếu ở bờ biển, các vịnh và chân núi đá vôi, gồm gần 1.500 loài cá, rong biển, san hô và động vật phù du. Vườn Cát Bà là nơi quy tụ của vô số hang động kỳ bí, nổi tiếng nhất phải kể đến động Trung Trang. Đây là hang động lớn và lâu đời nhất trong hệ thống hang động ở đây, xuyên qua lòng núi dài hơn 300 m với những nhũ đá vôi tuyệt đẹp. Ngoài check – in cùng động Trung Trang, du khách có thể ghé thăm các điểm khác như động Đá Hoa, động Quân Y… Vườn Cát Bà là nơi quy tụ của vô số hang động kỳ bí, nổi tiếng nhất phải kể đến động Trung Trang. Đây là hang động lớn và lâu đời nhất trong hệ thống hang động ở đây, xuyên qua lòng núi dài hơn 300 m với những nhũ đá vôi tuyệt đẹp. Ngoài check – in cùng động Trung Trang, du khách có thể ghé thăm các điểm khác như động Đá Hoa, động Quân Y…
Hải Phòng
Từ tháng 4 – tháng 11
1203 lượt xem
Quần thể núi Voi Hải Phòng nằm trải dài qua ba xã là Trường Thành, An Tiến, An Thắng thuộc huyện An Lão, thành phố Hải Phòng và cách trung tâm thành phố khoảng 20km về Tây Nam. Núi Voi bao gồm nhiều quần thể núi đá, núi đất xen lẫn nối đuôi nhau và có hình dáng như một chú voi, núi có độ cao 143m và đây chính là ngọn núi cao nhất tại Hải Phòng.Quần thể núi Voi Hải Phòng nằm trải dài qua ba xã là Trường Thành, An Tiến, An Thắng thuộc huyện An Lão, thành phố Hải Phòng và cách trung tâm thành phố khoảng 20km về Tây Nam. Núi Voi bao gồm nhiều quần thể núi đá, núi đất xen lẫn nối đuôi nhau và có hình dáng như một chú voi, núi có độ cao 143m và đây chính là ngọn núi cao nhất tại Hải Phòng. Núi Voi còn gắn liền với giai đoạn chiến tranh hào hùng của dân tộc khi là nơi ẩn náu của nhiều chiến sĩ bộ đội, lý do là núi Voi có địa hình khá hiểm trở và rất thích hợp cho chiến thuật đánh du kích. Tại đây hiện vẫn còn lưu lại nhiều dấu tích từ thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ngoài ra, núi Voi còn là nơi nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, khảo cổ học trong và ngoài nước. Núi Voi Hải Phòng sở hữu nguồn khí hậu lý tưởng cho phép du khách thoải mái ghé thăm vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì mùa hè và mùa thu sẽ là lúc núi Voi đẹp nhất, mát mẻ nhất để du lịch. Chưa hết vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch mỗi năm sẽ còn diễn ra nhiều lễ hội núi Voi cực kỳ náo nhiệt nữa. Ghé thăm núi Voi Hải Phòng, du khách sẽ được chứng kiến nhiều hệ thống hang động phong phú hoang sơ như là Động Long Tiên, Nam Tài, Cá Chép, Họng Voi,... các hang này đều có cấu tạo rất phức tạp với nhiều lớp nhũ đá, măng đá. Các hang động của núi Voi vốn có lịch sử rất lâu đời, đến nay vẫn giữ được nét hoang sơ tuyệt đẹp. Ngoài lợi ích du lịch, núi Voi Hải Phòng còn mang giá trị khảo cổ học to lớn, theo nhiều tài liệu ghi lại núi Voi chính là một trong những công trình lớn nhất còn lại của nền văn hoá Đông Sơn với lịch sử lâu đời khoảng 2.500 năm trước của Việt Nam. Chính vì thế mà nơi đây thu hút rất nhiều nhà khảo cổ trong và ngoài nước đến khám phá. Sau khi chiêm ngưỡng các hang động hoang sơ, du khách có thể tiếp tục hành trình khám phá các công trình tâm linh độc đáo tại đây, có thể kể đến như đình Chi Lai và chùa Long Hoa. Với Đình Chi Lai, đây là ngôi đình được xây dựng từ thế kỷ 19 với lối kiến trúc cổ xưa, toàn bộ không gian bên trong đều sử dụng chất liệu gỗ, sử dụng nghệ thuật chạm khắc đầy tinh xảo và độc đáo. Còn chùa Long Hoa được xây dựng vào thế kỷ XI thời nhà Lý, là công trình đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và gắn bó mật thiết với sự phát triển của Hải Phòng. Hiện chùa Long Hoa đã được trùng tu với tổng diện tích 7,5ha bao gồm 40 hạng mục xây dựng theo lối kiến trúc văn hoá nghệ thuật cổ truyền. Trong ngôi bảo điện đang đặt pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được chế tạo bằng 15 tấn đồng và được ghi nhận là tượng Phật lớn nhất Hải Phòng.
Hải Phòng
Từ tháng 1 đến tháng 12
1271 lượt xem