Ho chi minh Opera House có địa chỉ tại số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1. Là một trong những công trình tại tp Hồ Chí Minh thuộc loại lâu đời theo lối kiến trúc Tây Âu đầy hoa mỹ. Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc, văn hóa tiêu biểu của thành phố hiện nay. Mặt tiền của nhà hát thì hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi. Còn ở bên cạnh là hai khách sạn lớn là Caravelle và Continental. Với vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát không chỉ là nơi tổ chức các sự kiện mà còn là một địa điểm du lịch lý thú thu hút rất nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng. Nhà hát lớn Sài Gòn còn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội. Tác giả của tòa kiến trúc cổ kính này chính là các kiến trúc sư Ernest Guichard, Eugène Ferret và Félix Olivier. Được xây dựng vào năm 1900 theo lối kiến trúc “flamboyant” của thời Đệ tam cộng hòa Pháp. Cửa mặt tiền của nhà hát lớn chịu ảnh hưởng rõ nét nghệ thuật của Bảo tàng Petit Palais xuất hiện cùng năm tại Pháp. Bên trong thì được thiết kế tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt ra còn có thêm 2 tầng lầu với sức chứa lên tới 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất của nhà hát đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống lại với mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 vô cùng đẹp mắt. Hệ thống các ô cửa vòm với dãy lan can nhô cao được thiết kế mang đậm nét kiến trúc cổ điển Pháp. Trải qua rất nhiều biến cố của lịch sử thì cho tới nay, Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị hư hại phần nào. Mãi đến năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo lại nhưng được sử dụng làm Hạ Nghị viện của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Và sau năm 1975, nhà hát được quay trở lại chức năng ban đầu của nó là tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Để nhân dịp 300 năm Sài Gòn – Gia Định thì vào năm 1998, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định tiến hành tu bổ lại nhà hát lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu. Cho nên, các trang trí và điêu khắc nổi ở mặt tiền như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa… đều đã được phục chế nguyên trạng so với trước đó gần 100 năm. Bất kể bạn là người thích tìm hiểu về văn hóa hay chỉ đơn giản là được ngắm nhìn những công trình kiến trúc đẹp. Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm dừng chân không thể thiếu của bạn trong chuyến du lịch vòng quanh Sài Gòn. Một công trình kiến trúc tuyệt đẹp đã góp phần làm tăng thêm vẻ sang trọng và duyên dáng cho Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài việc thăm quan và chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kích của nhà hát lớn thì du khách có thể ghé qua khách sạn Continental Sài Gòn. Một trong những khách sạn cổ xưa nhất ở Sài Gòn với tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nơi đây đã từng đón tiếp rất nhiều nguyên thủ, chính khách từ khắp nơi trên thế giới.
TP Hồ Chí Minh
Từ tháng 1 đến tháng 12
1212 lượt xem
Những ngày nắng nóng gay gắt thì ai cũng mong muốn được thả mình trong làn nước trong xanh mát lành. Tới công viên nước Đầm Sen bạn có thể xua tan mọi mệt mỏi trong cuộc sống mà công viên nước Đầm Sen giá vé không tưởng sẽ là địa điểm du lịch lý tưởng cho mọi du khách trong những ngày Sài Gòn “thiếu thốn” những cơn mưa. Với không gian hài hòa được kết hợp với những dòng sông đầy lãng mạn làm tan đi những lo lắng buồn phiền đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho một ngày mới. Đến với Công viên nước Đầm Sen, các bạn sẽ cảm nhận ngay về một ốc đảo xanh mát tọa lạc ngay giữa lòng thành phố. Với 36 thiết bị trò chơi dưới nước hiện đại cùng một hồ tạo sóng mát lạnh rộng 3000m2 hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm giác thư giãn thú vị. Công viên nước hiện đại rộng 3000m2 với công nghệ tạo sóng hiện đại và 31 trò chơi đầy thử thách. Du khách sẽ được trải nghiệm không gian mát lạnh như nằm trong ốc đảo xanh tọa lạc giữa lòng Sài Gòn. Đắm mình vào những làn sóng khỏe khoắn mà đầy lãng mạn để xua đi những mệt mỏi, gánh nặng cuộc sống. Nạp lại năng lượng cho một tuần làm việc mới. Khi đến Công viên nước Đầm Sen, bạn sẽ được trải nghiệm những trò chơi sau: Hồ Thiếu Nhi, Hồ Tạo Sóng, Máng Trượt Phao 3 – Boomerang, Massage Tia Nước, Siêu Tốc – Kamizake, Lốc Xoáy – Tornado,.. và nhiều trò chơi khác.
TP Hồ Chí Minh
Từ tháng 1 đến tháng 12
1197 lượt xem
Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2km, cùng thuộc xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cách thành phố Vinh khoảng 15km. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù rộng 3.500m2, gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường - ông ngoại của Bác Hồ, ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan - thân sinh Bác Hồ. Vào dịp Tết Mậu Dần năm 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết gặp một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó tên là Nguyễn Sinh Sắc, vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 4 tuổi. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Được sự dạy bảo của cụ Hoàng Đường, Nguyễn Sinh Sắc càng học càng thông minh, nổi tiếng khắp vùng. Năm Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ chọn ông làm con rể cho con gái đầu lòng Hoàng Thị Loan. Năm 1883, hai người thành hôn, ra ở riêng trong ngôi nhà nhỏ 3 gian mới dựng. Ngôi nhà là nơi chứng kiến người học trò Nguyễn Sinh Sắc miệt mài đèn sách, chứng kiến sự tần tảo, thủy chung của người vợ và sự ra đời của những người con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân trường Nghệ, năm 1895, vào kinh đô Huế để ôn luyện và đưa cả vợ con theo. Sau khi sinh người con thứ tư (năm 1900), bà Hoàng Thị Loan qua đời trên đất Huế ở tuổi 33 (tháng 2-1901). Cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đau buồn rời đất đế đô trở lại làng Hoàng Trù sinh sống. Tới kỳ thi Hội khoa Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự thi và đậu Phó bảng, được vua Thành Thái ban cho tấm biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt). Theo truyền thống, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con tạm biệt làng Hoàng Trù trở về quê nội - làng Kim Liên để vinh quy bái tổ. Khu di tích Hoàng Trù với ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính tại nơi đây, Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương, được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao, để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa của đất nước Việt Nam và của nhân loại.
Nghệ An
Từ tháng 1 đến tháng 12
1081 lượt xem
Hang Thẩm Ồm đặt ở độ cao 15m so với mực nước biển, cửa hang ở hướng Đông Bắc. Nơi đây kỳ vĩ với những hóa thạch và huyền bí cần được khám phá. Hang Thẩm Ồm nằm ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, cách đường 48 khoảng 7km. Nơi này được xem là chứa đựng nhiều hiện vật quý giá của người Việt cổ, lưu giữ nền văn hóa lâu đời. Đi tham quan Hang Thẩm Ồm không chỉ là dịp để tìm hiểu lịch sử mà còn trải nghiệm nền văn hóa cổ xưa. Hang miễn phí và hoạt động cả ngày, nên hãy dành thời gian tới đây để khám phá những điều thú vị tại địa điểm này. Năm 1975, Hang Thẩm Ồm được phát hiện và khai quật. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều hiện vật quý giá, từ đồng, đá, tới xương răng động vật hóa thạch, phản ánh cuộc sống của người Việt cổ. Người Thẩm Ồm được coi là những con người hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. Phiên âm tiếng Thái, “Thẩm Ồm” có nghĩa là hang lớn. Nơi đây thường thu hút nhiều du khách tới tham quan hàng năm. Hang Thẩm Ồm được xem như một tuyệt tác thiên nhiên độc đáo của Nghệ An. Hãy dành thời gian đến địa điểm này để tự mình khám phá, trải nghiệm và cảm nhận vào một ngày gần nhất. Khi đặt chân đến Hang Thẩm Ồm, Quỳ Châu, Nghệ An, bạn sẽ cảm nhận ngay vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên rừng núi. Tiếng chim hót rộn ràng và không khí mát lành sẽ làm cho chuyến đi của bạn thêm phần hấp dẫn. Bên trong hang là hiện tượng đặc biệt của phong hóa do nước chảy xói mòn trên núi đá vôi. Mỗi bước di chuyển, bạn sẽ bắt gặp thạch nhũ, vách đá lớn, cùng với hình thù đa dạng, độc đáo. Tất cả tạo ra cảm giác như có sự ban tặng đặc biệt từ tạo hóa. Đến với hang này, bạn sẽ được thưởng thức những món ẩm thực dân dã như hoa chuối, quả nhâm, rau dún, măng, nhộng ong rừng, châu chấu thơm ngon đậm đà. Đừng quên mang theo những sản phẩm đặc sản Nghệ An làm quà biếu người thân sau chuyến du lịch nhé.
Nghệ An
Từ tháng 1 đến tháng 12
1762 lượt xem
Biển Cửa Lò trực thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Nơi đây cách thành phố Vinh khoảng 16km về phía Đông, và cách thủ đô Hà Nội 340km. Xưa kia, Cửa Xá – Lạch Lò được biết đến như một vùng hiểm yếu, có vị trí quân sự mang tính chiến lược. Trải qua dâu bể thăng trầm, biển Cửa Lò mới chính thức được định danh và trở thành điểm nhấn nổi bật trong ngành du lịch ở miền Duyên hải Bắc Trung Bộ. Cửa Lò có nhiều núi nhỏ, đỏa cùng bán đảo, ngoài ra vẫn có địa hình đồng bằng bằng phẳng. Bao bọc xung quanh là sông Cấm và sông Lam xinh đẹp, tạo nên một bức tranh sơn thủy đẹp mắt. Du lịch biển Cửa Lò là lựa chọn lý tưởng cho mọi gia đình để thư giãn và giải nhiệt vào những ngày hè oi ả. Du lịch biển bao giờ cũng hấp dẫn hơn vào những ngày nắng nóng, bởi lúc này bạn có thể tận hưởng sự sảng khoái khi hòa mình vào làn nước mát lạnh. Thời điểm lý tưởng nhất đến đến biển Cửa Lò là từ tháng 5 đến hết tháng 10. Vì đây là lúc Cửa Lò hưởng trọn ánh nắng mặt trời, tiết trời ấm áp, thích hợp cho các hoạt động ngoài trời. Nếu bạn muốn chuyến đi được thoải mái và không quá nhiều người, hãy tránh đi vào những dịp Lễ lớn hoặc cuối tuần. Thế nhưng dù bạn đến vào bất kỳ thời gian nào, biển Cửa Lò vẫn rất đáng để trải nghiệm nhờ vẻ đẹp tuyệt vời cùng nhiều hoạt động thú vị. Bãi biển Cửa Lò được mệnh danh là một trong những nơi đẹp nhất Bắc Trung Bộ. Nơi đây thu hút nhiều tín đồ du lịch không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng với biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Mà còn ấn tượng bởi nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc và tiết mục bắn pháo hoa mãn nhãn khi kết thúc mùa du lịch ( độ khoảng cuối tháng 9). Đến với Cửa Lò, bạn có thể thưởng thức các món ngon sau. Mọc cua bể: Món ăn không chỉ đánh thức khứu giác và vị giác của mọi thực khách mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Mọc cua được chế biến kỳ công từ thịt cua và nhiều loại gia vị đi kèm, đảm bảo ăn một lần là không thể quên. Ghẹ hấp me: Tuy là món hải sản phổ biến, nhưng ghẹ hấp me ở Cửa Lò lại hấp dẫn mọi người bởi hương vị đặc trưng. Nước me sền sệt thơm mùi gia vị cùng phần ghẹ đã chiên rồi đem hấp tạo nên hương vị hấp dẫn, sẵn sàng làm siêu lòng mọi thực khách. Cháo nghêu: Dù là món ăn khá bình dị song để nấu được nồi cháo ngon cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp, Cháo nghêu khi ăn được trộn thêm với rau thơm để kích thích vị giác. Mực nhảy: Đây là món ăn đặc sản của Cửa Lò bởi độ tươi ngon của mực khi vừa được đánh bắt và chế biến ngay tại chỗ. Mực nhảy có thể hấp, nướng… dùng kèm nước chấm vô cùng hấp dẫn.
Nghệ An
Tháng 5 đến tháng 10
2044 lượt xem
Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết dân gian, trong một giấc chiêm bao vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật bà Quan Âm đang tọa trên đài sen tỏa ánh hào quang và mời nhà vua lên cùng. Tỉnh giấc chiêm bao nhà vua liền kể với bề tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá y như trong giấc mơ, làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên. Trong sử sách có chép lại tại vị trí chùa Một Cột bây giờ có một cột đá phía trên có ngôi lầu ngọc, trong lầu ngọc có tượng Phật Quan Âm đã được dựng ở hồ nước vuông. Nhà vua thường lui tới tụng kinh niệm phật, cầu nguyện. Sau hoàng tử nối dõi tu sửa lại thành chùa và dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh cách 10 m về phía Tây Nam. Cụm di tích này được đặt tên Diên Hựu Tự với mong muốn “phước lành dài lâu”. Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Đến năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một chiếc chuông lớn đặt tên là “Giác thế chung” với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân. Trong chiến tranh chống Pháp chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp cho đặt mìn phá hủy. Sau khi tiếp quản thủ đô Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nghiên cứu lập dự án đại trùng tu xây dựng lại chùa Một Cột y như kiến trúc ban đầu. Đến năm 1955 chùa Một Cột Hà Nội được tôn tạo lại và bảo tồn cho đến nay. Bên cạnh vẫn còn ngôi chùa có cổng tam quan với bức hoành phi ghi ba chữ “Diên Hựu Tự”. Năm 1962, quần thể chùa Một Cột ở Hà Nội đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Đến năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”. Kết cấu nguyên bản của chùa Một Cột được đỡ bởi các dầm gỗ bám chắc cột đá. Cấu trúc của chùa Một Cột hiện nay gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa. Cột trụ của chùa một cột được dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau tạo thành khối trụ đứng có chiều cao 4 m chưa tính phần chìm phía dưới chân Đường kính cột đá rộng 1,2 m làm người nhìn có cảm giác “vững như bàn thạch”. Đài Liên hoa có hình vuông mỗi cạnh 3 m, chắn song bao lơn xung quanh, được đỡ bằng hệ thống cột quân vững chắc, phía dưới là những dầm gỗ lớn được gắn trực tiếp lên trụ đá một cách chắc chắn. Các mối mộng được đục chính xác đến từng ly khớp nối vừa khít với nhau tạo nên cấu trúc vô cùng vững chãi. Bên trong đài Liên Hoa được bài trí lộng lẫy sang trọng, có một án thờ bên trên đặt tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng. Xung quanh bày biện nhiều đồ thờ: đôi lục bình gốm sứ, bình cắm hoa sen, bộ ấm chén thờ, lư hương bằng đồng. Ban thờ được sơn son thiếp vàng trang trí nhiều họa tiết hình vân mây màu vàng. Trên trần phía trong cùng đặt tấm hoành phi nhỏ ghi 3 chữ vàng “Liên Hoa Đài” trên nên sơn đỏ. Mái chùa được lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian. Mỗi viên ngói như biểu hiện của sự kỳ công, tỉ mỉ của người thợ làm ra. Khi lợp ngói khó nhất công đoạn ghép ngói ở góc xối sao cho không hở một khe nào, vì đây là vị trí tiếp giáp giữa bốn cạnh của mái chùa thường có khe hở. Muốn lợp ngói ở vị trí này thuận tiện thì ngay từ công đoạn đóng sối ghép các mối mộng phải thực sự kín kẽ và ăn khớp nhau. Chùa Một Cột có bốn mái cong đầu đao vút lên trời hay còn gọi là “tàu đao”. Mái chùa được đỡ bằng hệ thống thanh bẩy vươn ra sát phía dưới. Trên đỉnh mái chùa đắp hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt”, đây là nét kiến trúc đặc trưng trong các chùa, chiền, đình, miếu. Hình lưỡng long uốn mình quay đuôi về phía nhau nhưng đầu đều hồi hướng về mặt nguyệt. Nét kiến trúc này biểu tượng cho sự sinh sôi, âm dương hài hòa. Đôi long tượng trưng cho khí dương, hình mặt nguyệt tượng trưng cho khí âm. Tổng lại thành con số ba của sự sinh sôi nảy nở, cũng vì lẽ đó khi đi chùa người ta hay thắp 3 nén nhang là biểu trưng cho 3 vật thể trong “lưỡng long chầu mặt nguyệt”. Đây là một hình ảnh mang đậm chất nhân văn trong kiến trúc nghệ thuật tâm linh của dân tộc. Hoa sen được xem như biểu trưng trong văn hóa Phật giáo, gợi đến cho người ta những đức tính lương thiện, kiên nhẫn, không nhiễm tạp, hành trực … Liên Hoa Đài được tạo tác theo hình tượng bông sen đặt trên trụ đá cao giữa lòng hồ Linh Chiểu như đang vươn mình hướng lên thoát khỏi thế tục. Một hình ảnh vô cùng thanh tao, thuần khiết và độc đáo. Hồ Linh Chiểu có tường hoa bao quanh trang trí bằng những họa tiết hình khối. Bên ngoài có đào thêm một hồ lớn nữa là hồ Bích Trì. Hồ Bích Trì thuộc trong khuôn viên chùa Diên Hựu nằm bên phải chùa Một Cột. Trước sân chùa Diên Hựu đựng tháp đá Bạch Tuynh, từ tháp đá có cầu nhỏ dẫn vào chùa Một Cột. Vào ngày rằm, mùng Một hàng tháng bạn quan lý tổ chức khánh tiết lau dọn và thực hành lễ cúng trong chùa. Người dân cũng hay đến tham quan và chiêm bái từ xa. Mùa hè chùa mở của đón khách vào tất cả các ngày trong tuần, đến mùa đông đóng cửa tất cả các ngày thứ Hai và thứ Sáu trong tuần. Vào chùa tham quan không mất phí. Đến với chùa Một Cột người ta thường cầu cho trí tuệ viên mãn, sinh khí tràn đầy. Qua những nét kiến trúc nghệ thuật vô cùng nhân văn văn đẹp đẽ như sự tinh khôi thanh thoát của cánh sen biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Cột trụ hình trụ – dương khí nằm giữa hồ Linh Chiểu – âm khí kết hợp mang đến sự sinh sôi trường thọ nối tiếp.
Hà Nội
Từ tháng 1 đến tháng 12
1623 lượt xem