Điểm du lịch

Việt nam

Đền Bà chúa Kho

Bà Chúa Kho sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh. Sau khi lấy vua Lý, Bà đã xin vua cho về lại làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng đất hoang hóa. Nhân đó nhà vua giao cho Bà trông coi kho quân lương thực tại Núi Kho (Bắc Ninh). Năm Đinh Tỵ 1077, Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Để tưởng nhớ công ơn của bà đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, khai khẩn đất hoang, nhân dân đã lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho, đền thờ bà được sắc phong là “Chủ khổ linh từ” (Đền thiêng thờ Bà Chúa Kho). Đầu thế kỷ XX, người Pháp xây dựng nhà máy giấy Đông Dương với quy mô lớn bao trùm gần như toàn bộ núi Kho và có ý định phá bỏ ngôi đền nhưng đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân địa phương. Năm 1967, giặc Mỹ bắn phá miền Bắc, TP Bắc Ninh là một trong những trọng điểm bị dội bom tàn phá ở nhiều nơi nhưng đền vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay. Năm 1989, đền Bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn như hiện nay. Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền Bà Chúa Kho ngày nay mang kiến trúc thời Nguyễn theo kiểu chữ Nhị, gồm 3 gian tiền tế và 3 gian hậu cung nhìn về hướng nam. Các công trình kiến trúc chính của đền có cổng tam quan, sân đền, hai dải vũ, tiền tế, công đệ nhị và hậu cung. Tất cả tạo nên một quần thể thống nhất, trang nghiêm. Sau hậu cung đền Bà Chúa Kho vẫn còn một đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, đào xuyên qua lòng núi Kho sang phía sông Cầu. Tương truyền đường hầm này do Bà Chúa Kho xây dựng trong cuộc kháng chiến chống quân Tống. Hiện nay, đền còn lưu giữ rất nhiều cổ vật có giá trị lịch sử cao, đó là 2 đạo sắc phong niên hiệu Khải Định, tượng đồng, trâm bạc, lục bình sứ cổ,… Hàng năm, vào ngày 14 tháng Giêng, Đền Bà Chúa Kho chính thức khai hội. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu xuân năm mới kéo dài hết cả tháng Giêng, rất đông người đổ về đền Bà Chúa Kho dự lễ. Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành một thói quan hàng năm với nhiều người. Người cầu an, cầu lộc cho gia đình nhưng phần lớn là giới kinh doanh đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn thuận lợi. Bởi người ta quan niệm rằng Bà Chúa Kho là người cai quản kho lương, là người ban phát “nguồn sống” cho mọi người. Nghi thức “vay – trả” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10,… Với quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, cuối năm tạ lễ ở đền Bà Chúa Kho, mang trả số “vốn” để cảm ơn Bà đã phù hộ trong suốt một năm. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội du khách sẽ được hòa mình trong không khí trang nghiêm của các nghi lễ tế truyền thống cùng các trò chơi dân gian truyền thống náo nhiệt như chọi gà, kéo co,… thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1219 lượt xem

Chùa Bút Tháp

Bắc Ninh là nơi nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng lâu đời. Một trong số đó chắc chắn không thể không nhắc tới Chùa Bút Tháp. Chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo sẽ là điểm đến lý tưởng nếu du khách muốn tìm về một chốn dung dị. Chùa nằm ngay khu vực ven sông Đuống, quanh chùa có dòng sông uốn lượn quanh co là khung cảnh vô cùng nên thơ. Chùa còn có tên khác là Ninh Phúc tự, thuộc xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong số ít những ngôi chùa còn giữ được vẻ đẹp sơ khai lúc ban đầu. Chùa Bút Tháp là một ngôi chùa cổ với nét kiến trúc vô cùng độc đáo tại Bắc Ninh. Ninh Phúc tự được cho xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 thời Hậu Lê. Kiến trúc xây dựng của chùa theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.Tuy đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính. Đây cũng là một trong những di tích lịch sử Quốc Gia mà du khách nên ghé tới. Đặc biệt bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội chùa Bút Tháp. Kiến trúc xây dựng chính của chùa quay về hướng Nam. Theo đạo phật đây là hướng thể hiện trí tuệ. Chùa được xây dựng theo bày trí cân xứng chặt chẽ. Khu trung tâm của tháp được xây dựng bao gồm 8 nếp nhà chạy song hành với một trục dọc theo mô hình đường thần đạo. Khu vực ngoài cùng tháp bút là Tam Quan, rồi đến Gác Chuông và các tòa thờ khác. Bên trái của chùa là nơi thờ tự Chiết Tuyết và tháp đá Báo Nghiêm bao gồm 8 mặt và 5 tầng cao đến 13m. Dọc hai bên tòa Tiền Đường là hai nhà bia và hai dãy hành lang được xây dưng chạy dọc theo chiều dài của ngôi chùa. Nếu có cơ hội được đến tham dự lễ hội chùa Bút Tháp, du khách nên dành thời gian tham quan một số địa điểm được đề xuất. Đảm bảo bạn sẽ có một chuyến du lịch tâm linh trọn vẹn. Đầu tiên là Tượng phật Quan Âm. Tượng phật là 1 trong 4 bảo vật quốc gia được Nhà nước công nhận được đặt tại chùa. Ngoài tượng Phật Quan Âm, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng: Bộ Tượng Phật Tam Thế, cùng Hương Án và tòa Cửu Phẩm Liên Hoa.Một trong những địa điểm được nhiều du khách đặc biệt quan tâm trong Chùa Bút Tháp đó chính là tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt. Pho tượng này đã có tuổi đời rất lâu năm được xác nhận điêu khắc vào năm 1656. Tượng có bề ngang là 2.1m và chiều cao 3.7m, độ dày là 1.15m. Được gọi là tượng phật nghìn tay nghìn mắt bởi tượng Quan Âm có tất cả là 11 đầu với 952 cánh tay ngắn và 42 cánh tay dài. Đây thật sự là một tác phẩm nghệ thuật độc nhất mang đậm ý nghĩa Phật Giáo. Thứ hai là Tháp Báo Nghiêm, Một địa điểm mà du khách nhất định phải ghé đến khi thăm Chùa Bút Tháp đó là tháp Báo Nghiêm. Tháp được đặt nằm ngay bên trong khuôn viên của chùa. Đây chính là nơi thờ tự Hòa thượng Chuyết Chuyết. Tháp Báo Nghiêm được tiến hành xây dựng từ năm 1647 thời vua Lê Chân Tông. Đây cũng là công trình được công nhận có tuổi đời lâu năm. Cửa chính của tháp cũng được xây dựng quay về hướng Nam với dòng chữ “Báo Nghiêm Tháp” ngay tại thân của công trình. Tháp có kiến trúc tương đối độc đáo xây dựng nhỏ dần từ thấp đến cao. Nhìn từ trên cao trông tháp Báo Nghiêm như một chiếc bút khổng lồ giữa bầu trời xanh.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1216 lượt xem

Chùa Dâu

Chùa Dâu còn có tên là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự. Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa Dâu là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lịch sử về văn hóa hết sức lớn lao và sâu sắc, bao gồm giá trị lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật. Năm 2013, chùa Dâu được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Quá trình hình thành và tồn tại của chùa Dâu gắn bó mật thiết với lịch sử phát triển của nước ta. Cùng với một số chùa lân cận, chùa Dâu tạo nên một trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam và khu vực. Đây là trung tâm Phật giáo được hình thành sớm hơn cả hai trung tâm Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán là Bành Thành và Lạc Dương. Nhiều đại sư danh tiếng thời xưa đã từng tu hành, trụ trì ở chùa Dâu như: Mâu Bác ở thế kỷ II, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương ở thế kỷ III và Thiển sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở thế kỷ VI. Chùa Dâu còn là chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, chùa Dâu thờ Thần Mây (Pháp Vân), chùa Thành Đạo thờ Thần Mưa (Pháp Vũ), chùa Phi Tướng thờ Thần Sấm (Pháp Lôi), và chùa Phương Quan thờ các lực lượng thiên nhiên của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và cũng là sự biểu hiện của cả tục thờ Mẫu, một tôn giáo bản địa thuần Việt. Chùa còn thờ “Đức Thạnh Quang” – biểu tượng của thần SiVa trong Ấn Độ giáo. Như vậy, chùa Dâu đã dung hội, cải tiến một cách điển hình các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa với các tôn giáo lớn trong khu vực nhưng vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Hội Dâu tổ chức vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch hàng năm, đây là lễ hội lớn của cả tổng Dâu xưa với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn được duy trì. Trải qua trường kỳ lịch sử, chùa Dâu đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo. Đại tu toàn bộ các hạng mục công trình, tu sửa tháp Hòa Phong, sơn thếp hệ thống tượng, khôi phục Tam quan, giải phóng mặt bằng phía trước chùa để kè hồ, xây dựng tường bao bảo vệ di tích. Chùa Dâu gồm các hạng mục công trình: Tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, nhà Tả vu – Hữu vu, Tam Bảo, Hậu đường, hành lang và các công trình phụ trợ. Nhà Tiền thất gồm 7 gian, 2 chái, bên trong bày một số bộ bàn ghế để khách thập phương sắp lễ trước khi vào lễ Phật. Nổi bật nhất trong các công trình của chùa là tòa tháp Hòa Phong. Theo thư tịch cổ, vào thời Trần, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho trùng tu chùa Dâu, xây tháp cao 9 tầng. Nhưng kiến trúc của tòa tháp hiện còn là của thời Lê Trung Hưng. Tháp được xây bằng gạch nung già, với 3 tầng, cao 15m. Bên ngoài tháp có tượng một con cừu làm bằng đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Trong tháp có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Nhà Tiền đường gồm 7 gian, 2 chái. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt 5 gian giữa. Ở gian chính giữa có 2 thành bậc đá chạm rồng, mang phong cách nghệ thuật thời Trần. Tại Tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương. Tượng Pháp Vân được thờ trong nhà Thượng điện. Đây là một trong 4 pho tượng trong hệ thống tượng Tứ pháp vùng Dâu ​-Luy Lâu được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Khu vực nối Tiền thất và Hậu đường là nơi thờ Thập bát La Hán (18 đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán). Ngoài ra, các pho tượng Bồ Tát, Tam Thế, Đức Ông, Thánh Tăng được đặt ở phần hậu điện. Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử. Chùa Dâu là điểm đến của Phật tử của cả nước, du khách đến với chùa Dâu là về với đạo Phật và cùng chiêm ngưỡng những vẻ đẹp, giá trị mà ngôi chùa mang lại. Như cái tên bình dị, chùa Dâu ngôi chùa cổ bậc nhất xứ Kinh Bắc.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1210 lượt xem

Đình Đình Bảng

Nhắc đến Bắc Ninh không chỉ là nhắc đến những làn điệu dân ca đi sâu vào tiềm thức của người dân Kinh Bắc, mà còn là nhắc đến mảnh đất cổ lâu đời với nét truyền thống văn hóa đặc sắc. Nét văn hoá đó thể hiện qua các làng nghề như Tranh Đông Hồ, làng nghề Đúc Đồng, Gốm Phù Lãng… hay các địa điểm tâm linh như đền Đô, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp. Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình nằm ở làng Đình Bảng (xưa là làng Cổ Pháp) - quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010). Đây được coi là là ngôi đình cổ kính và nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc. Từ xa xưa, dân gian xứ Bắc đã có câu: "Thứ nhất là đình Đông Khang/ Thứ nhì đình Báng, vẻ vang đình Diềm" cũng là để ca ngợi vẻ đẹp kiến trúc và giá trị lịch sử văn hoá mà Đình Bảng đem lại. Đình làng Đình Bảng được xây dựng năm 1700. Người hưng công là quan Nguyễn Thạc Lương (từng làm trấn thủ Thanh Hóa) và vợ là Nguyễn Thị Nguyên. Ông bà đã mua gỗ lim, một loại gỗ quý và bền đem về cúng để dựng ngôi đình. Công trình này đã mất gần 40 năm để xây dựng. Cũng như nhiều đình làng Việt Nam dựng vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, đình Báng có kiến trúc bề thế, hòa hợp với thiên nhiên Việt Nam. Nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Đình có mái dài, cao, các đầu đao uốn cong vút, lợp ngói mũi hài dày bản, rộng khổ. Góc mái tức "tàu đao" làm cong uốn ngược. Đình làng Đình Bảng gồm tòa đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau theo dạng mặt bằng hình chuôi vồ. Công trình đồ sộ nhất và quan trọng nhất là Đại đình (Bái đường). Đại đình hình chữ nhật, dài 20 m, rộng 14 m. Đình có kết cấu hệ kèo chồng rường, gồm bảy gian hai chái (gian phụ). Nội thất đình được trang trí với rất nhiều chủ đề phong phú như tứ quý, tứ linh, thanh gươm, bầu rượu. Nghệ thuật điêu khắc thể hiện xu hướng của thời điểm cuối thế kỷ 17, đầu 18 là nghệ thuật cung đình lấn át nghệ thuật dân gian.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1220 lượt xem

Hội Lim

Vào mỗi dịp đầu xuân, ai nấy cũng hứng khởi và chờ đón những lễ hội diễn ra hàng năm tại nhiều nơi. Và một trong số những lễ hội truyền thống nổi tiếng ai cũng biết chính là Hội Lim Bắc Ninh. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương, là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc. Lịch sử Hội Lim được truyền miệng lại với rất nhiều phiên bản khác nhau. Có quan niệm cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương. Hội Lim vốn có lịch sử rất lâu đời, và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du (sau là Duệ Đông) với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú. Như: hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và hát quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Như vậy, quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu, tháng Tám, với những quy định chung, đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng. 40 năm sau, vào nửa sau thế kỷ XVIII, cũng chính người làng Đình Cả, tướng công Nguyễn Đình Diễn lại tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám sang hẳn mùa xuân tháng Giêng. Ông cũng bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Vân (tức núi Lim) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi. Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới. Ngày nay, hội được mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Do được mở rộng cả về diện tích lẫn quy mô nên phải nói rằng hội Lim là một lễ hội lớn và được tổ chức công phu, hoành tráng. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng 3 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động tập trung. Bởi vậy mà du khách cũng tập trung du lịch Bắc Ninh vào ngày 13 để có mặt tại hội Lim trong chính hội. Hội Lim bắt đầu bằng một lễ rước. Thành phần đoàn rước là những người dân được mặc bộ lễ phục thời xưa với màu sắc sặc sỡ. Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội. Truyền thống xa xưa để lại một phong tục cuốn hút và say mê đặc biệt mà chỉ Bắc Ninh mới có, đó là các sinh hoạt văn hóa hát dân ca Quan họ – loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Hát dân ca Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) và khắp tại các chùa, đình. Hội hát Quan họ Bắc Ninh diễn ra ở bất cứ nơi đâu: trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ – dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Chỉ cần nơi đó có các liền anh, liền chị. Liền anh khăn xếp áo the, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người hát Quan họ, bằng làn điệu dân ca đạt tới trình độ nghệ thuật cao, là sự kết hợp nhuần nhuyễn, mê đắm của thơ cà và nhạc điệu nhằm bảy tỏ tình yêu trong sáng, hết lòng vì người kia, chung thủy một lòng ngóng chông của tình yêu đôi lứa. Nếu bạn có dịp được thưởng thức những khúc quan họ do chính những nghệ nhân mảnh đất Kinh Bắc hát, chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm khiến bạn “nhớ mãi không quên”.

Bắc Ninh

Tháng 2

1145 lượt xem

Đền Đô

Nằm ở làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đền Đô được xây dựng từ thế kỉ thứ 11 và còn được gọi tên là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế. Đền là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Với diện tích hơn 31,000m2, đền Đô có 21 công trình lớn nhỏ được chia làm khu nội thành và khu ngoại thành và với trung tâm là đền thờ chính. Đến đây, bạn sẽ phải trầm trồ trước một cảnh quan rộng lớn với những công trình đại điện hoành tráng, hậu cung uy nghi, thuỷ đình thư thái và những văn bia tĩnh mịch. Trong đền chùa cổ kính, mùi hương trầm như lan toả khắp không gian và khiến ta suy tưởng về một triều đại anh hùng linh kiệt hào hùng. Trải qua nhiều triều đại, đền được nhiều lần tu sửa và mở rộng. Không chỉ sở hữu những giá trị văn hoá và lịch sử đặc sắc, đền Đô còn sở hữu kiến trúc cung đình dân gian độc đáo trong một tổng thể cảnh trí hữu tình và hài hoà với thiên nhiên. Đây cũng là một công trình kiến trúc tiêu biểu với nghệ thuật khắc đá, gỗ, tạc tượng với nhiều đường nét chạm khắc tinh xảo, công phu. Sự độc đáo trong kiến trúc ở đền Đô không mang tính giá trị nghệ thuật cao và phần nào thể hiện đậm nét giá lịch sử và văn hoá của triều đại Lý nói riêng và văn hoá lịch sử dân tộc nói chung. Hàng năm, lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 3 Âm lịch nhân kỉ niệm ngày Lý Công Uẩn lên ngôi vua và ban “Chiếu dời đô”. Đây là một lễ truyền thống có từ lâu đời và đã trở thành một phong tục ăn sâu vào đời sống văn hoá tinh thần của người dân nơi đây. Lễ hội thu hút nhiều du khách đến dâng hương và tỏ lòng thành kính với các vị vua nhà Lý.

Bắc Ninh

Tháng 4

1268 lượt xem

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời mang đậm dấu ấn thời Lý. Chính những di sản văn hoá quý báu này là nguồn tư liệu sống động, đầy tính nhân văn trong hành trình tìm về cội nguồn dân tộc. Vì vậy nếu bạn là người quan tâm đến tín ngưỡng Phật giáo và các giá trị lịch sử truyền thống thì chùa Phật Tích sẽ là địa điểm tham quan không thể bỏ qua. Chùa thuộc địa phận xã Phật Tích, đây chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa tín ngưỡng dân gian Việt cổ và Phật giáo. Sự kết hợp hài hòa đó đã hình thành nên trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Với những giá trị to lớn về mặt lịch sử và văn hóa chùa Phật Tích thu hút rất nhiều du khách đến nghiên cứu, ngắm cảnh hàng năm. Theo sử sách ghi lại thì chùa được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư tức năm 1057. Mục đích xây dựng chùa là để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh và gửi gắm niềm tin của đông đảo nhân dân. Ban đầu, chùa được xây lên với nhiều tòa ngang dãy dọc. Tiếp đó tại nơi đây vua Lý Thánh Tông cho xây dựng thêm một ngọn tháp Linh Quang vào năm 1066. Về sau khi tháp đổ thì lộ ra bên trong có tượng Phật A-di-đà được làm từ đá xanh nguyên khối dát vàng. Dân làng đã đổi tên thành Phật Tích và di chuyển và sinh sống trên sườn núi trước sự kỳ diệu của bức tượng Phật. Cho đến thời điểm hiện tại dù đã trải qua nhiều biến động của thời gian ngôi chùa vẫn giữ được nhiều nét cổ kính, trầm mặc. Chùa được thiết kế theo lối Nội công ngoại quốc. Sân chùa Phật Tích là bậc nền thứ nhất. Nơi đây gắn liền với vườn sự tích hoa mẫu đơn khoe sắc lưu truyền trong truyền kỳ nổi tiếng “Từ Thức gặp tiên”. Bậc nền thứ hai của chùa là nơi có các kiến trúc cổ nhưng theo thời gian ngày nay không còn được thấy. Nền thứ ba ở vị trí cao nhất, có Long Trì là một cái ao hình chữ nhật nay cạn nước. Điểm độc đáo của chùa là bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao đến 1,87 m. Đây là một trong những tác phẩm điêu khắc đặc sắc của kỹ thuật tạc tượng đỉnh cao.Ngoài ra, ở chùa Phật Tích còn có bức tượng người chim đánh trống. Bức tượng này đã thể hiện sự thoát tục và khát vọng vươn tới ước mơ của con người. Ngay phía trước chùa có một dãy thú 10 con: trâu, tê giác, voi, ngựa… có kích thước lớn. Tất cả được làm từ đá đã thể hiện tài hoa của các nghệ nhân thời Lý. Ngày nay, chùa có tất cả 7 gian tiền đường để dùng vào mục đích đón tiếp khách gần xa. Chùa có 5 gian bảo thờ Phật, đức A Di Đà và các vị tam thế. Ngoài ra chìa còn có 7 gian nhà thờ Mẫu, 8 gian nhà Tổ.Lối đi lên chùa có ba bậc nền bạt vào sườn núi có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m. Ba bậc nền có cao từ 3–5m và khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có đến 80 bậc. Bạn có thể tham quan chùa Phật Tích bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng phù hợp nhất là tháng Giêng. Lúc này, tiết trời mát mẻ, hoa cỏ sinh sôi nên rất phù hợp để vãn cảnh chùa. Ngoài ra, lễ hội Khán hoa mẫu đơn ở chùa Phật Tích còn là một trong những lễ hội diễn ra sớm và có quy mô lớn nhất Bắc Ninh. Lễ hội gắn liền với chuyện tình cảm động Từ Thức gặp tiên. Lễ hội chùa Phật Tích thường được diễn ra trong ba ngày, từ mồng 3 đến mồng 5 Tết âm lịch hàng năm. Ngày chính của hội là mồng 4. Từ ngày mồng 3 đã có rất đông du khách kéo về chùa để lễ Phật, cầu may mắn, bình an. Hàng vạn du khách đã nô nức có mặt tại đây dự lễ hội. Một lưu ý nho nhỏ là khi đến vãn cảnh chùa khách du lịch nên ăn mặc lịch sự, kín đáo để thể hiện lòng tôn kính đối với đạo Phật. Chùa Phật Tích thực sự là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử đã có từ hàng ngàn năm của dân tộc. Du khách đến đây không chỉ là để hành hương bái Phật mà còn để chiêm nghiệm những giá trị cổ xưa của dân tộc.

Bắc Ninh

Từ tháng 1 đến tháng 12

1224 lượt xem

Vườn quốc gia Tam Đảo

Vườn quốc gia này nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, trải dài 80 km và thuộc địa phận của 3 tỉnh (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang). Hiện nay, khu du lịch trong khuôn viên vườn quốc gia được khai thác tại Vĩnh Phúc, cho phép du khách ghé qua tham quan và nghỉ dưỡng. Sở hữu diện tích lên đến 34.995 ha, đây là khu rừng sinh thái lớn nhất miền Bắc. Đặc biệt, hệ sinh thái ở đây chủ yếu là rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh với độ che phủ lên tới 70%. Nơi đây nằm trong khu vực núi nên khí hậu có sự phân chia rõ ràng theo độ cao. Với độ cao dưới 700-800m, khí hậu ở vườn quốc gia Tam Đảo đặc trưng bởi độ ẩm cao, nhiệt độ mát mẻ vào ban ngày và trở lạnh khi đêm xuống. Nhờ đó, thảm thực vật luôn xanh tốt quanh năm, tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi mát khiến nhiều du khách thích thú. Ngoài ra, dãy núi Tam Đảo được chia thành sườn Đông và sườn Tây với đặc điểm khí hậu khác nhau. Nhờ đó, hệ sinh thái ở nơi này vô cùng đa dạng với nhiều tầng và nhiều loài. Khi đến đây, bạn sẽ biết thêm nhiều điều kỳ thú về thiên nhiên và được chiêm ngưỡng nhiều cảnh quan độc đáo ở các phân khu khác nhau trong khuôn viên vườn quốc gia. Ngay khi đặt chân đến đây, bạn đã có thể cảm nhận bầu không khí mát mẻ, khác hẳn với khói bụi nơi thành thị. Với thời tiết dễ chịu và cảnh quan xanh mát, du khách sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi bước đi trên những con đường mòn tại đây. Kể cả vào mùa hè, những tán cây cổ thụ rộng lớn cũng làm dịu đi ánh nắng chói chang chiếu xuống mặt đất. Vườn quốc gia còn được biết đến với các con đường xuyên rừng, nơi bạn có thể tản bộ qua rừng trúc bí ẩn và lắng nghe tiếng chim hót líu lo. Trên đường đi, du khách sẽ thấy những loài hoa đặc trưng của Tam Đảo như đỗ quyên, phong lan,… Việc đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sẽ giúp bạn quên đi những âu lo, mỏi mệt và tận hưởng chuyến đi một cách trọn vẹn nhất. Vườn quốc gia còn được biết đến với các con đường xuyên rừng, nơi bạn có thể tản bộ qua rừng trúc bí ẩn và lắng nghe tiếng chim hót líu lo. Trên đường đi, du khách sẽ thấy những loài hoa đặc trưng của Tam Đảo như đỗ quyên, phong lan,… Việc đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp sẽ giúp bạn quên đi những âu lo, mỏi mệt và tận hưởng chuyến đi một cách trọn vẹn nhất. Đặc biệt, khi đứng ở độ cao 1.300m, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh của vườn quốc gia với thảm thực vật xanh tốt. Đây có thể là phông nền hoàn hảo cho các bức ảnh “sống ảo” của bạn. Trong hành trình này, nhiều du khách còn tranh thủ check-in tại rừng trúc và ghé thăm chùa Đồng Cổ trên đỉnh Thiên Thị. Dọc theo tuyến đường xuyên rừng có nhiều bãi đất bằng phẳng, thích hợp cho hoạt động cắm trại qua đêm. Theo kinh nghiệm du lịch vườn quốc gia Tam Đảo, du khách nên dành một ngày khám phá hết các điểm tham quan tại đây và dừng chân cắm trại qua đêm. Khung cảnh thơ mộng và tiếng suối chảy róc rách sẽ khiến bạn có những trải nghiệm vô cùng thú vị. Các hoạt động như đốt lửa trại, tổ chức tiệc nướng ngoài trời hay ngắm sao sẽ giúp bạn có thêm nhiều kí ức khó quên bên bạn bè, người thân. Du khách có thể lưu lại một số địa điểm cắm trại được nhiều người lựa chọn như lầu Gió, đồi Mây, đồi Gió,... Nếu không có thời gian ở lại qua đêm, bạn hãy tổ chức cắm trại vào buổi trưa và quay về trung tâm thị trấn lúc hoàng hôn. Du khách có thể lựa chọn lưu trú tại một trong các khách sạn ở huyện Tam Đảo để hành trình khám phá được thuận tiện nhất.

Vĩnh Phúc

Tháng 4 đến tháng 10

1177 lượt xem

Hồ Xạ Hương

Ẩn mình giữa thung lũng núi Con Trâu, thuộc xã Minh Quang huyện Tam Đảo Vĩnh Phúc, hồ Xạ Hương chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km nên rất dễ để bạn có một chuyến đi phượt bằng xe máy tới đây. Hồ rộng hơn 83ha, là một hồ nước ngọt nhân tạo được đào vét từ năm 1984. Bao quanh hồ là những ngọn núi non trùng điệp theo đúng như ý tưởng thiết kế ban đầu là hồ trên lưng núi. Một năm hồ Xạ Hương có hai mùa nước là mùa ngập nước và mùa nước vơi. Tuy nhiên vào mùa nào thì hồ cũng đẹp, cũng sạch như vậy. Trải qua hơn 30 năm, hồ vẫn luôn giữ được vẻ đẹp đến nao lòng, cảnh sắc thiên nhiên quanh vẫn như những bức tranh sơn thủy hữu tình mê hoặc bao du khách ghé qua đây. Mỗi khi đất trời giao mùa, hồ Xạ Hương lại khoác lên mình một vẻ đẹp yêu kiều mê hoặc khác nhau. Vào mùa xuân, những chồi non bắt đầu chớm nở, hồ Xạ Hương cũng như hòa mình cùng núi rừng cỏ cây vươn mình sau những ngày tháng mùa đông giá rét. Khung cảnh thiên nhiên mộng mơ của những cánh hoa sim tỏa sắc hai bờ, của làn nước phẳng lặng của những rặng cây đang căng tràn nhựa sống khiến nàng thơ của mảnh đất Tam Đảo trở nên xinh đẹp biết nhường nào! Hạ đến cũng là sự xuất hiện của những ánh nắng vàng rực rỡ làm mặt nước Xạ Hương cũng rạo rực đáp lời chào mùa hạ. Cái nắng gay gắt của mùa hè có lẽ cũng phải chịu khuất phục trước không khí mát mẻ, những cơn gió mát lạnh lùa qua rừng cây mặt nước. Một thời điểm vô cùng thích hợp cho các dân phượt Tam Đảo cắm trại. Thu sang, thời điểm mà cảnh sắc của hồ Xạ Hương được phô ra những gì đẹp nhất, quyến rũ nhất. Cả một bầu trời trong xanh với những đám mây trắng hững hờ thả trôi in bóng xuống mặt nước trong veo. Nàng thơ của Tam Đảo được núi rừng hùng vĩ điểm những sắc vàng, sắc đỏ tô thắm. Cả một vùng trời mộng mơ, bình yên khiến bất kỳ một lữ khách nào cũng ngỡ như mình đang lạc vào một chốn Châu Âu nào đó. Đông ghé qua, sự lạnh lẽo của hồ Xạ Hương lại làm nên một vẻ đẹp ma mị đầy quyến rũ. Hòa quyện cùng làn sương trắng xóa buốt giá, núi rừng cũng trở nên trầm mặc hơn. Những ngày đông hồ lại gợi lên trong tâm hồn ai đó một nỗi niềm thật khó tả.

Vĩnh Phúc

Từ tháng 1 đến tháng 12

1171 lượt xem

Làng gốm Hương Canh

Nói đến những làng nghề cổ ở miền Bắc nói chung và làng nghề gồm nổi tiếng nói riêng thì không thể không nhắc đến làng gốm Hương Canh ở tỉnh Vĩnh Phúc. Với tuổi đời hơn 300 năm, làng gốm đã có thời kỳ bị mai một nhưng chính nhờ sự yêu nghề và mong muốn giữ gìn nét đẹp của làng nghề truyền thống của nhiều nghệ nhân chân chính. Giờ đây, làng gốm dù đổi mới nhưng vẫn còn giữ lại lại nét đẹp đơn sơ, giản dị và trở thành điểm tham quan hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. Nằm tại thôn Lò Cang, thị trấn Hương Canh, huyện Xuyên Bình, tỉnh Vĩnh Phúc, làng gốm Hương Canh cách thành phố Vĩnh Yên tầm 12km, cách Hà Nội 42km, vô cùng phù hợp cho những chuyến du lịch ngắn ngày, kết hợp với các điểm du lịch nổi tiếng khác tại Vĩnh Phúc như hồ Đại Lải, Tam Đảo, thiền viền trúc lâm Tây Thiên, v.v… Dù không nổi tiếng như gốm Bát Tràng, Hà Nội nhưng làng gốm Hương Canh, Vĩnh Phúc lại có nét đẹp và sức hút riêng. Nghề gốm ở đây đã có mặt từ cách đây hơn 300 năm nhưng cho đến những năm 1950 – 1970, khi xuất hiện hợp tác xã gốm thì làng nghề mới thực sự lớn mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm gốm cung cấp cho các khu vực gần xa. Đây cũng có thể nói là thời điểm hưng thịnh nhất của làng gốm Hương Canh lúc đó. Giờ đây, làng nghề đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng vẫn quyết tâm tồn tại, trở thành một trong những làng nghề độc đáo của miền Bắc nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong chuyến du lịch Tam Đảo, du khách có thể ghé qua để chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm với nét thẩm mỹ cao cũng như là hiểu hơn về lịch sử của một trong những làng nghề cổ này. Đường đi tới làng gốm Hương Canh không quá khó so với một số điểm du lịch khác trong Vĩnh Phúc. Những du khách du lịch Tam Đảo tự túc có thể thuê xe máy hoặc đi xe buýt từ các bến xe của Hà Nội để tiết kiệm chi phí, còn đối với những khách đoạn nên di chuyển bằng ô tô hoặc là đi tour sẽ là hợp lý nhất. Từ thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc du khách có thể đi theo tuyến quốc lộ 2, hỏi đường về UBND xã Bình Xuyên, đi một đoạn nữa là sẽ tới ngay làng gốm Hương Canh. Còn nếu đi từ Hà Nội, du khách chỉ cần chạy xe máy đi theo quốc lộ 23, tới cầu Lò Cang rồi hỏi đường vào làng gốm. Đây thực sự là điểm đến cho những ai yêu thích nghệ thuật làm gốm cũng như là có niềm đam mê với các sản phẩm gốm truyền thống. Đến với làng gốm, du khách sẽ có dịp được ngắm nhìn và chạm tay vào những sản phẩm gốm truyền thống nhu chậu, chai, lọ, chum, vại,… Ngoài ra, để tạo sự đa dạng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, làng gốm không chỉ chuốt gốm mà còn các loại đồ mỹ nghệ, bức phù điêu bằng gốm vô cùng độc đáo, có giá trị. Một điều thú vị khác là loại đất sét dùng để nặn gốm ở đây là dòng đất sét xanh, nhiều thịt nên khi sản phẩm hình thành có độ dày, màu sắc đẹp và hơn hết là sở hữu nhiều công dụng hơn là một sản phẩm để trưng bày. Những chiếc bình gốm dùng để pha trà sẽ giúp giữ được độ nóng và vị trà rất lâu, càng tuyệt vời hơn khi để đựng rượu vì rượu sẽ không bị giảm đi độ cồn mà còn ngon hơn nếu để lâu. Đặc biệt, do đặc trưng về nguyên liệu nên khi dùng tay để gõ vào, các sản phẩm gốm đều tạo ra tiếng kêu leng keng rất thú vị hệt như những sản phẩm bằng kim loại. Ngày nay, để đáp ứng được nhu cầu và tính thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng, các nghệ nhân tại đây đã đổi mới, sáng tạo nhưng đồng thời cũng giữ lại những sản phẩm truyền thống không chỉ đẹp mà còn đa dạng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho những người dân địa phương. Đến làng gốm nơi đây, du khách cũng đừng bỏ lỡ cơ hội được ngồi nghe các nghệ nhân kể về lịch sử tạo ra gốm, hiểu hơn về quy trình làm gốm và thích thú nhất vẫn là "vào vai" một nghệ nhân gốm thực thụ để tự tạo nên những sản phẩm gốm handmade. Đây cũng chính là những trải nghiệm tuyệt vời hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những giây phút đáng nhớ và ý nghĩa nhất khi đến với làng gốm Hương Canh, Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc

Từ tháng 1 đến tháng 12

1122 lượt xem

Tháp Bình Sơn

Vĩnh Phúc may mắn được mẹ thiên nhiên ban tặng những phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, đẹp mê đắm lòng người, bởi vậy mà khi người ta nhắc đến Vĩnh Phúc là sẽ nhắc đến một khu du lịch tiềm năng với rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng vươn tầm thế giới. Đó là những khung cảnh núi non hùng vỹ của khu du lịch Tam Đảo, chùa Tây Thiên nơi tâm linh an lạc giúp bạn nuôi dưỡng tâm hồn, hay hồ Đại Lải với hồ nước trong xanh thơ mộng,… và đặc biệt không thể không kể đến tháp Bình Sơn. Tháp Bình Sơn là một trong những tháp cao nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với di tích Tây Thiên, tháp Bình Sơn đã được nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt ngày 14/03/2016. Do trải qua quá trình lịch sử khá lâu đời nên tháp Bình Sơn hiện nay chỉ còn lại 11 tầng và 1 tầng bệ. Phần chóp của tháp đã bị phá nên tháp có bình đồ hình vuông và nhỏ dần về phía ngọn với cạnh của tầng cuối cùng là 4,45 mét, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 mét. Nhìn bao quát tháp Bình Sơn là một tuyệt tác tháp uy nghi, cổ kính. Tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung, gồm hai loại là gạch vuông và gạch chữ nhật. Những viên gạch này không cần vôi vữa để lắp ghép với nhau mà được xây dựng bằng phương pháp hết sức đặc biệt đó là nung ở nhiệt độ cao, chính vì sử dụng bằng phương pháp này nên tháp được xây dựng khá vững chắc. Ruột tháp không kín mà có một phần rỗng chạy dọc từ chân tháp lên đến ngọn tháp. Bên ngoài tháp được ốp bằng một lớp gạch vuông được trang trí bằng những hoa văn như hình hoa chanh, hình lá đề, sư tử vờn cầu, rồng uốn khúc,… Những đường nét hoa văn được chạm khắc hết sức tỉ mỉ, tinh tế, mang nét phóng khoáng, chắc khỏe mang đậm nét văn hóa nghệ thuật thời Lý- Trần. Nét độc đáo của tháp Bình Sơn là ở phần chân tháp. Chân tháp có nhiều vành đai sen chồng lên nhau nên khi nhìn vào ta sẽ cảm nhận như tòa tháp được mọc ra từ một đóa sen, mang hình ảnh đặc trưng cho nét đẹp văn hóa Việt. Hình rồng được chạm khắc ở đây cũng rất đặc biệt là hình rồng có sừng và cuộn tròn mình, đầu rúc vào giữa, chân đạp ra ngoài, sống lưng có vây như răng cưa, một chân trước đưa lên. Tháp Bình Sơn với nhiều nét độc đáo về kiến trúc, nghệ thuật cũng như kỹ thuật xây dựng nên tháp Bình Sơn được đánh giá là một trong những cây tháp đẹp nhất xứ Bắc Kỳ. Nếu du khách lựa chọn thời điểm tham quan vào 15 tháng Giêng thì du khách không chỉ có thể tham quan và chiêm ngưỡng vể đẹp nghệ thuật của tháp Bình Sơn mà còn có thể tham gia vào “Lễ hội chùa tháp” với các nghi thức truyền thống nhu rước kiệu, lễ cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, những chương trình văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và những trò chơi dân gian.

Vĩnh Phúc

Từ tháng 1 đến tháng 12

1235 lượt xem

Tây Thiên

Nằm trên sườn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng một giờ lái xe, Tây Thiên là một vùng sơn thuỷ hữu tình với hệ động thực vật phong phú và khí hậu quanh năm dịu mát. Chính vì thế nên bạn có thể du lịch Tây Thiên Tam Đảo vào bất kì thời điểm nào trong năm, mỗi mùa là một trải nghiệm không giống nhau. Nếu đi vào mùa xuân, bạn sẽ được trẩy hội để cầu tài, cầu lộc cho cả năm may mắn và tham gia nhiều hoạt động văn hoá độc đáo. Du lịch Tây Thiên Tam Đảo vào mùa hè bạn sẽ được tận hưởng không khí thanh bình, tịnh tâm và được dự lễ sám hối tại thiền viện. Đi vào mùa thu hoặc mùa đông để hít thở không khí trong lành của núi rừng. Mỗi mùa có một nét đặc sắc riêng nên bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Với diện tích khoảng 148ha, quần thể di tích Tây Thiên nằm trong một vùng đa dạng sinh học với gần 500 loài thực vật và 300 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Tại Tây Thiên có những cây thông đã sống đến ngàn năm tuổi, kiêu hãnh vươn mình và tỏa bóng xuống những lối đi quanh co trong rừng. Một ngày ở nơi đây, người ta có thể thưởng thức được dư vị của bốn mùa trong một năm: gió xuân mơn man lúc bình minh, nắng hạ ấm áp vào buổi trưa, tiết thu dìu dịu khi chiều về và cái se lạnh của mùa đông khi bóng tối đổ xuống. Tây Thiên Tam Đảo không chỉ hấp dẫn bởi phong cảnh thiên nhiên nên thơ trữ tình, núi non trùng điệp thơ mộng mà còn là điểm tâm linh linh thiêng ở miền Bắc. Nếu bạn đang có dự định ghé thăm khu danh thắng đẹp nhất của tỉnh Vĩnh Phúc này thì không thể bỏ qua nơi này. Cảnh sắc thiên nhiên sơn kỳ thuỷ tú, hùng vĩ, thanh bình và ngoạn mục đẹp trong từng giây, từng khoảnh khắc. Đó là cảnh núi rừng nguyên sơ, là những ngôi cổ tự, thảo am tịnh thất cheo leo tren độ cao ngút ngàn hay nguồn Bát Nhã tuyền róc rách ca lên khúc nhạc hoàn hương từ vô thuỷ. Xa xa dòng Thác Bạc trắng xoá như dải ngân hà vắt mình thả xuống từ trời cao xanh thẳm tạo nên một bầu không khí thanh bình. Không những mang vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng hùng vĩ mà Tây Thiên còn đem đến cho du khách những trải nghiệm hết sức thú vị và mới lạ với những loại kiến trúc đền, chùa cổ kính. Thảng trong sự tĩnh lặng đến vô chừng là tiếng chuông từ xa vọng về, gợi ra những yên bình và thanh thản cho tâm hồn của bất kì du khách nào từng đặt chân đến nơi đây. Thiền viện trúc lâm Tây Thiên (hay nhiều người còn gọi là chùa Tây Thiên) nằm cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một quần thể văn hoá du lịch tổng hợp. Cùng với thiền viện Trúc Lâm ở chùa Yên Tử và Đà Lạt, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Nếu quan tâm đến loại hình tôn giáo Phật giáo, có lẽ không ai không biết đến thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự. Đây là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác. Nếu có ghé qua Tây Thiên du khách cũng nên một lần đến với trải nghiệm về Phật giáo tại nơi này. Trong Kiến Văn Tản Lục của Lê Quý Đôn cũng có đoạn tả về Tây Thiên: “Bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có Tây Thiên cổ tự, cảnh sắc thanh nhã. Trên đỉnh núi có chùa Đồng Cổ; từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa. Hai bên ngoài hồ, suối từ sườn núi chảy ra, bên tả là suối Bạc, bên hữu là suối Vàng…”. Hệ thống Thiền viện Trúc lâm ở khu vực Tây Thiên bao gồm chùa tăng và chùa ni. Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm được xây dựng từ năm 2009 do ni sư thích nữ Thuần Giác xây dựng và phần cơ bản hoàn tất năm 2012. An Tâm có ngôi chính điện thờ Phật Thích Ca mâu ni, ngôi nhà tổ thờ các vị tổ thiền tông, một nhà khách, một nhà ăn phục vụ được một lúc 200 người. Ngoài ra còn có ni đường, thiền đường dành cho các thiền sinh tu tập; nhiều thiền thất cho các ni sư tu hành. Ngoài ra du khách khi tới đây có thể tham quan đại bảo tháp Mandala, là bảo tháp dòng tu kim cương thừa đầu tiên tại Việt Nam. Cuối cuộc hành trình là đền Quốc Mẫu Tây Thiên, nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, vương phi của Hùng Vương thứ 7, người có công giúp vua mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa trong buổi đầu dựng nước.

Vĩnh Phúc

Từ tháng 1 đến tháng 12

1243 lượt xem

Núi Tam Đảo

Là một dãy núi trung bình nằm trên địa phận ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, tên gọi núi Tam Đảo bắt nguồn từ ba đỉnh núi cao nhất là Rùng Rình, Thạch Bàn và Thiên Thị. Chính địa hình khép kín cùng với hệ thống rừng đặc trưng đã gợi lên cho các tín đồ xê dịch một vùng rừng núi huyền bí cần được khám phá. Hầu hết các chuyến leo núi đều bắt đầu từ vườn quốc gia Tam Đảo và đi sâu vào bên trong với nhiều tuyến khác nhau như tuyến đèo Thái Nguyên, tuyến đỉnh Thạch Bàn hay tuyến lên đỉnh phía nam….Lộ trình vẫn được nhiều “nhà leo núi” lựa chọn nhất chính là tuyến đi qua ba đỉnh theo thứ tự là Thiên Thị, Thạch Bàn và Rùng Rình. Trước khi bắt đầu thử thách, bạn phải thông báo với trạm kiểm lâm tại chân núi để được cấp phép leo núi. Nếu là là lần đầu tiên thử thách mình với địa hình núi tại Tam Đảo, bạn nên thuê người hướng dẫn tại trung tâm thị trấn Tam Đảo để đề phòng lạc đường cũng như đối phó với các tình huống xấu. Đoạn đường leo núi Tam Đảo sẽ bao gồm nhiều dạng địa hình dốc thoải, trơn trượt, những rừng tre xanh mát kỳ bí nhưng cùng không kém phần thú vị và kịch tính. Các đỉnh núi Thạch Bàn và Thiên Thị tuy đường đi không quá hiểm trở và âm u nhưng đòi hỏi bạn phải có sức bền cùng với sự phán đoán để có thể chinh phục được những vách đá phân bố dọc đường leo núi. Đứng từ trên đỉnh thứ nhất và thứ hai, bạn sẽ đem về cho mình những trải nghiệm siêu thực khi được hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn những làn sương và mây trôi dần phía dưới. Một cảnh tượng choáng ngợp mà có lẽ phải đến đây người ta mới dễ dàng cảm nhận được. Chặng chinh phục đỉnh Rùng Rình (hay còn gọi là Phù Nghĩa) có lẽ chính là thử thách thật sự cho các bạn trẻ quyết định du lịch Tam Đảo. Sau khi đã thấm mệt với những chướng ngại vật tại hai đỉnh núi trước, đỉnh Rùng Rình đòi hỏi ở bạn sự nhẫn nại và lòng quyết tâm chinh phục của một nhà leo núi. Thông thường một chặng leo núi như vậy mất khoảng từ 4 đến 6 giờ. Bạn nên lưu ý thời gian và quyết định thật sáng suốt nếu như không muốn lưu trú lại trong rừng. Vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu cho mỗi chuyến đi, đặc biệt là những hành trình mang tính trải nghiệm như leo núi Tam Đảo. Nước sạch, các thức ăn vặt như sô cô la, bánh snack cùng mì tôm là những loại thực phẩm nhanh, gọn, nhẹ nhất mà bạn nên chuẩn bị, đề phòng phải ở lại trong rừng vào ban đêm. Đêm xuống, nhiệt độ tại các đỉnh núi sẽ giảm thấp, bạn cần lưu ý mang theo áo ấm hoặc thuê các loại lều và túi ngủ dày, tránh bị sốc nhiệt. Ngoài ra, đèn pin là một vật dụng bắt buộc nếu cần phải di chuyển trong đêm. Đừng quên mang theo thuốc chống mũi, thuốc giảm đau, dao găm và các túi ni lông để bọc các vật dụng điện tử, đề phòng trời mưa đột xuất, các vết cắn của côn trùng hay tai nạn không đáng có.

Vĩnh Phúc

Tháng 3 đến tháng 10

1188 lượt xem

Nhà Thờ Hàm Long

Nhà thờ Hàm Long là một trong những nhà thờ lớn ở Hà Nội, có địa chỉ ở số 21 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, có quan thầy là thánh Antôn thành Pavoda. Tòa kiến trúc này được thiết kế bởi kiến trúc sư Doctor Thân, người từng có thời gian du học ở Pháp trước khi trở về Việt Nam. Nhà thờ được hoàn thành vào tháng 12 năm 1934, cao 17m cùng lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Điểm đặc biệt nhất của nhà thờ Hàm Long nằm ở cách chọn vật liệu. Nhờ có việc sử dụng các chất liệu đến từ dân gian như nứa, giấy bản kết hợp với rơm hồ vôi và một vài vật liệu đặc biệt khác để tạo nên các chi tiết vòm cuốn mà dù không có sự trợ giúp của các thiết bị âm thanh hiện đại, âm thanh trong những buổi hành lễ vẫn được vọng lại rât vang. Không những vậy, sự độc đáo của nhà thờ Hàm Long còn đến từ các họa tiết, mà nổi tiếng nhất là họa tiết dây thừng, giống như trên dây áo của dòng Phanxicô, được chạm trổ trên các cột trụ nhà thờ cũng như là trên các bệ bàn thờ. Mảnh đất Hà Nội có biết bao công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử cao, nhưng nhà thờ Hàm Long vẫn luôn là điểm đến thu hút không chỉ bà con giáo dân mà còn đối với những ai yêu thích tìm hiểu về văn hóa công giáo. Được mệnh danh là một trong những nhà thờ đẹp nhất Hà Nội, thế nên bạn đừng bỏ lỡ cơ hội một lần đến tham quan nhà thờ Hàm Long nếu có dịp.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1479 lượt xem

Làng Hoa Mê Linh

Tại Hà Nội, có lẽ mọi người đã quá quen thuộc với những cái tên như làng hoa Nhật Tân, làng hoa Ngọc Hà hay Nghi Tàm, Quảng Bá. Đó không chỉ là những làng hoa có cảnh đẹp nổi tiếng qua thời gian mà còn mang trong mình những ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc, góp phần tạo nên sự thơ mộng và vẻ đẹp nức tiếng cho mảnh đất kinh kì. Không lâu đời như làng hoa Nhật Tân, song làng hoa Mê Linh được nhiều người biết đến bởi đây là nơi cung cấp hoa chủ yếu cho Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc vào các dịp lễ. Nghề trồng hoa bén duyên trên đất này đã hơn 20 năm nay. Đất ở đây thích hợp nhất để trồng hồng. Vào những đêm thời tiết sương giá, vườn hoa Mê Linh tuyệt đẹp dưới ánh sáng của hàng trăm ngọn đèn được thắp chạy khắp cánh đồng, tạo nên một khung cảnh đặc biệt. Với cảnh sắc tươi thắm, rực rỡ cùng bầu không khí trong lành, tự nhiên, làng hoa Mê Linh đang trở thành một trong những điểm du lịch thú vị tại Hà Thành. Không chỉ được giới trẻ ưa thích, nó đã trở thành lựa chọn số một cho cuộc dã ngoại cuối tuần của nhiều gia đình. Làng hoa nằm cách trung tâm thành phố 30 km, gần sân bay Nội Bài. Du khách có thể chạy xe máy hoặc đi xe buýt số 7. Từ trung tâm thủ đô du khách đi theo qua cầu Thăng Long đi đến cầu vượt vào khu công nghiệp Thăng Long, rẽ vào đường vào khu công nghiệp nhưng không vào bên trong khu mà đi tiếp chừng 5km sẽ đến làng hoa Mê Linh. Du khách cũng sẽ thấy ngay những ruộng hoa bạt ngàn hai bên đường. Người dân ở Mê Linh trồng nhiều loại hoa như hoa hồng các loại, hoa cúc, mẫu đơn… Nhưng nhiều nhất vẫn là hoa hồng gồm có hồng nhung, hồng đỏ. Những bông hoa ở đây có màu sắc tươi tắn, đa dạng và bắt mắt. Chỉ đứng từ xa cũng đã có thể cảm nhận được mùi hoa đưa trong gió, đem lại cho du khách cảm giác rất thích thú. Du khách đến sẽ càng thích thú hơn nữa với sự mộc mạc, bình dị đậm chất thôn quê của khung cảnh nơi đây. Không khí trong lành và cảm giác thư thái cũng là những nhân tố khiến cho du khách không nỡ rời khỏi. Đó chính là ưu điểm khiến cho làng hoa Mê Linh trở thành sự lựa chọn ưu tiên khi so sánh với những làng hoa khác như Nhật Tân hay Quảng Bá. Bởi trong khi những làng hoa khác, vì quá đề cao tính thương mại nên đã thay thế vẻ đẹp tự nhiên của phong cảnh bằng sự diêm dúa, lòe loẹt của các vật trang trí giả tạo thì sự tự nhiên, mộc mạc của làng hoa Mê Linh đã trở thành điểm thu hút ấn tượng cho khách du lịch. Nếu như năm 1995, xã Mê Linh (huyện Mê Linh) mới có 2ha trồng hoa thì đến nay cả xã đã có 236ha. Ở Mê Linh hầu hết các hộ dân đều trồng và buôn bán hoa. Hoa ở ngoài đồng, hoa trong vườn nhà đều phủ kín khiến làng quê nơi đây lúc nào cũng rực rỡ sắc màu và đem lại đời sống ấm no cho nhân dân. Trong số 236ha trồng hoa thì hoa hồng và hoa cúc chiếm vai trò chủ đạo. Ngoài ra, nông dân Mê Linh còn trồng một số loại hoa khác như: Ly, loa kèn, mẫu đơn, lay ơn...

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1438 lượt xem

Đền Quán Thánh

Đền Quán Thành toạ lạc tại ngã tư đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, đối diện Hồ Tây luôn quanh năm mát mẻ. Được xây dựng vào thời nhà Lý, Đền Quán Thành còn có tên là Trấn Vũ Quán bởi là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – Một vị thần trấn giữ phía Bắc của kinh thành Thăng Long xưa. Ngay từ cổng đến, bạn sẽ bị ấn tượng bởi bốn cột trụ được trang trí với tượng hình phượng hoàng đấu lưng nhau và hai bên là các bức bình phong cổ. Xung quanh các cột trụ là cặp câu đối đỏ nổi bật. Bước vào bên trong, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước không gian cổ kính của cổng tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế – trung tế – hậu cung theo phong cách kiến trúc kiểu Trung Quốc. Với những mảnh chạm khắc trên gỗ vô cùng độc đáo bên trong không gian hài hoà, kiến trúc trong đền có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cực kì cao. Nổi bật nhất trong đền Quán Thánh phải kể tới là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen với chiều cao gần 4m và nặng khoảng 4 tấn trên tảng đá cẩm thạch cao hơn 1m. Trong sự tích xưa, Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần đã nhiều đánh đuổi ngoại xâm, giúp dân Thăng Long trừ tà ma yêu quái và trấn quản phương Bắc. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền uy nghiêm nhưng hiền hậu, bình thản với đôi mắt nhìn thẳng. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo và phần nào khẳng định sự khéo léo và tài hoa trong kỹ thuật tạc tượng và đúc đồng của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ. Pho tượng được đặt ở khu vực Hậu cung. Mỗi dịp đầu tháng hoặc lễ Tết, người người lại nô nức đến Đền Quán Thánh để cầu sức khỏe, bình an và tài lộc. Tương truyền rằng nếu dùng tay phải xoa vào chân trái của tượng Huyền Thiên Trấn Vũ thì người xoa sẽ nhận được nhiều may mắn và suôn sẻ. Ngoài ra, lễ hội đền Quán Thánh cũng được diễn ra hàng năm vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch thu hút đông đảo người dân đến dâng hương, tế lễ và cầu bình an.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1528 lượt xem

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên nối liền giữa quận Long Biên, Hoàn Kiếm và Ba Đình. Cây cầu chính là biểu tượng của Hà Nội. Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm vắt ngang qua dòng sông Hồng. Cây cầu đã từng nằm ở trong top 2 cây dài nhất thế giới, chỉ sau cây cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của Mỹ. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, cầu Long Biên Hà Nội đã cùng dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ. Cây cầu đã chứng kiến biết bao sự kiện, dấu mốc lịch sử hào hùng, đáng nhớ. Cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng đẹp và ý nghĩa của Thủ đô Hà Nội. Cây cầu vẫn luôn in đậm trong kí ức và trở thành niềm tự hào dân tộc. Cầu Long Biên có nét kiến trúc vô cùng độc đáo với chiều dài 2.290m qua sông, 896m cầu dẫn với 19 nhịp dầm thép và 20 trụ cao vững chắc. Khi khánh thành, cây cầu được ví von như “Tháp Eiffel nằm ngang” với thiết kế hài hòa, tỉ mỉ. Cây cầu có chiều rộng 4,75m với 3 làn đường. Hai làn hai bên dành cho ô tô, xe máy, xe đạp di chuyển rộng 2,6m, luồng phía ngoài cùng dành cho người đi bộ rộng 0,4m. Làn ở giữa là làn đường sắt, dành cho tàu hỏa rộng 1,75m. Cây cầu được xây dựng theo kiến trúc nổi tiếng của Pháp, do công ty Daydé & Pillé (Paris, Pháp) lên thiết kế và xây dựng. Kỹ thuật thi công cầu hiện đại, đảm bảo về độ an toàn và tính thẩm mỹ cao. Toàn bộ cầu được làm từ thép chất lượng cao, được xếp tầng chặt chẽ với nhau tạo nên tổng thể hài hòa, ấn tượng. Từ xa, cây cầu giống như một con rồng khổng lồ uốn lượn, mềm mại, nằm bắc ngang qua dòng sông chảy xiết. Thời gian qua đi, sự tàn phá của chiến tranh để lại vô cùng nặng nề, nhưng cây cầu vẫn ở đó, vẫn hiên ngang. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của dân tộc Việt Nam, cùng dân tộc trải qua biết bao sự kiện, cột mốc lịch sử quan trọng. Cây cầu đánh dấu từng bước tiến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cây cầu vẫn luôn đồng hành với dân tộc ta trong những ngày đấu tranh chống xâm lược gian khổ, khó khăn. Và cho đến khi chứng kiến những giây phút hân hoan, phấn khởi khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Hãy cùng nhìn lại các sự kiện lịch sử cầu Long Biên: Ngày 2/9/1945: Tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chủ Tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, cây cầu trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác trong niềm vui sướng, hân hoan. Tháng 10/1954: Trong ngày giải phóng Thủ đô, chiếc cầu vẫn hiên ngang, sừng sững chứng kiến niềm vui, sự tự hào của dân tộc. Năm 1965-1968: Trong chiến dịch Sấm Rền, cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ. Ngày 10/9/1972: Trong chiến dịch LineBacker II, cầu bị ném bom 4 lần, làm hỏng 1500m cầu và 2 trụ lớn bị cắt đứt gây thiệt hại nặng nề. Ngày 30/12/1972: Khi Mỹ buộc ngừng ném bom Hà Nội, công nhân tiến hành sửa chữa đường sắt trên cầu. Năm 1975: Trong ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một lần nữa cầu Long Biên lại cùng nhân dân ta chứng kiến niềm vui hân hoan, tự hào này. Cầu Long Biên đã cùng chứng kiến và đồng hành với người dân Việt Nam trong suốt một chặng đường dài. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, giờ đây cây cầu không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là người bạn đồng hành vô cùng thân thiết với mỗi người dân Việt Nam.

Hà Nội

Tháng 1 đến tháng 12

1520 lượt xem

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội còn được có cái tên khác là Kỳ đài Hà Nội, được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và nay nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm nhưng công trình này vẫn còn nguyên vẹn và giá trị nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long sau cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ. Được xây dựng từ năm 1805 đến 1812 dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn để làm đài quan sát. Cột cờ Hà Nội là địa điểm được nhiều người dân thủ đô cũng như du khách quốc tế ghé thăm khi đi du lịch Hà Nội, chụp ảnh lưu niệm. Điều thú vị đầu tiên khiến hầu hết du khách khi đến thăm Hà Nội đều muốn đặt chân đến đây chính là nét kiến trúc độc đáo, cổ kính. Du khách đến Hà Nội không phải đi quá xa, Cột cờ nằm ở ngay trung tâm của thủ đô Hà Nội. Để ra đây bạn cứ hỏi đường ra Cửa Nam và Lăng Bác là sẽ thấy. Từ bờ Hồ Hoàn Kiếm đi ra tới Cột cờ chỉ chưa đầy 1km. Du khách có thể đi taxi hoặc xe buýt hoặc có thể thuê xa đạp, tản bộ ngắm cảnh phố phường. Toàn bộ Cột cờ Hà Nội cao hơn 33m, tính cả trụ treo cờ thì là 44m. Ở đây được tham quan cả khu ngoài trời và trong nhà. Ở bên trong rất rộng rãi, thoáng mát, trưng bày súng và những tượng của những người anh hùng. Các tầng đế Cột cờ có hình vuông, nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau, xung quanh ốp gạch. Bố cục cân đối ấy đã tạo lên những đường nét thẳng, vững vàng cho Cột cờ Hà Nội. Điều đặc biệt là trong những ngày nóng nhất của Hà Nội, nhiệt độ bên trong của Cột cờ luôn mát mẻ. Trên nóc Cột cờ là lá quốc kỳ biểu tương quan trọng cho sự thống nhất đất nước và được thay mới sau 2 đến 3 tuần. Theo cách bậc thang dẫn đến đỉnh cột cờ, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn xe tăng và máy bay trực thăng của Bảo tàng Quân Sự và Công viên Le-nin. Thiết kế lối cầu thang xoắn bằng đá bên trong cột cờ, du khách có thể dừng chân nhìn ra các ổ cửa sổ hình hia điểm xuyết theo theo những bức tường cong. Có tất cả 3 tầng quan sát riêng biệt và một thân cột, nếu muốn ngắm cảnh thì tốt nhất nên di chuyển đến đài quan sát trên cùng. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả một vùng rộng lớn bên trong và bên ngoài khu thành cổ. Trừ cửa hướng Bắc, ba cửa còn lại của Kỳ đài đều được khắc tên riêng. Cửa hướng Đông là “Nghênh húc” (đón ánh nắng ban mai), cửa hướng Tây là “Hồi quang” (ánh sáng phản chiếu), còn cửa Nam là “Hướng minh” (hướng về ánh sáng).

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1527 lượt xem

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội. Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ: bắt đầu từ thời tiền Thăng Long vào khoảng thế kỷ VII, đi qua thời Đinh và tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, hậu Lê, đến triều Nguyễn và tồn tại mãi đến ngày nay. Dấu son Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện, trong đó có Hoàng thành Thăng Long. Theo sách sử và tài liệu khảo cổ, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách, bao gồm: vòng ngoài cùng là La thành hay Kinh thành – nơi sinh sống của cư dân, vòng ở giữa là Hoàng thành – khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều, và vòng trong cùng là Tử Cấm thành hay Long Phượng thành – nơi dành cho vua, hoàng hậu, và các thành viên hoàng tộc khác. Những gì chúng ta còn thấy ngày nay ở thủ đô Hà Nội là Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long với diện tích khoảng 20ha (trên tổng diện tích 140ha của Hoàng thành), bao gồm hai khu vực: Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội. Ngoại trừ Bắc Môn và Kỳ Đài, những công trình còn sót lại chỉ là phục dựng và các di tích khảo cổ được tìm thấy trong suốt nhiều năm. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có địa chỉ tại 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Thực tế, toàn bộ cụm di tích được bao bọc bởi bốn con đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu, thuộc địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Điểm dừng chân đầu tiên trong cụm di tích Hoàng thành đó là Kỳ Đài, hay thường được gọi là Cột cờ Hà Nội. Đây là di tích có kết cấu dạng tháp, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805 đến 1812, cùng thời với Hoàng thành Thăng Long. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế, thân cột, và đài vọng canh, với tổng chiều cao khoảng 33,4m. Bên trong công trình có thiết kế cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên đỉnh - nơi bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long. Công trình Cột cờ Hà Nội vẫn đứng vững chãi, kiên cố đến ngày nay, và trở thành một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Rời Cột cờ Hà Nội, bạn đi thêm một đoạn nữa sẽ đến Đoan Môn, cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Đoan Môn đã xuất hiện từ thời Lý, nhưng kiến trúc mà chúng ta thấy ngày nay là do nhà Lê xây dựng vào thế kỷ XV và nhà Nguyễn tu bổ vào thế kỷ XIX. Đoan Môn là tường thành phía Nam, được xây theo lối kiến trúc cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, với 5 cổng thành: cổng giữa to nhất dành cho vua, 4 cổng còn lại dành cho quan lại, hoàng thân, quốc thích. Đây là địa điểm được check-in nhiều nhất bởi vẻ hoành tráng, uy nghi của công trình. Bắt đầu từ Đoan Môn, bạn băng qua một khoảng sân lớn gọi là Long Trì, rồi đến Điện Kính Thiên – hạt nhân chính trong tổng thể di tích Hoàng thành. Điện Kính Thiên được xây vào năm 1428, là nơi vua Lê Thái Tổ đăng cơ, về sau trở thành nơi cử hành các nghi lễ long trọng của triều đình, các buổi thiết triều và đón tiếp sứ giả nước ngoài. Hiện nay, công trình này chỉ còn giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá. Tuy vậy, những dấu tích tìm thấy nơi đây cùng đôi rồng chầu đã phần nào gợi lại nét nguy nga, tráng lệ của Điện Kính Thiên năm xưa. Hậu Lâu, hay còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, là tòa lầu được xây phía sau Điện Kính Thiên, khi xưa là chốn hậu cung – nơi sinh hoạt của hoàng hậu, công chúa, và các cung tần, mỹ nữ. Hậu Lâu xuất hiện từ sau đời hậu Lê, được xây theo kiến trúc hình hộp với ba tầng, kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam và Pháp. Nét đặc trưng nhất của Hậu Lâu là độ dày của các bức tường, khiến các phòng luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, và được người Pháp cho cải tạo, xây dựng lại như hiện nay. Chính Bắc Môn, hay Cửa Bắc, là một trong năm cửa của thành cổ Hà Nội thuộc thời Nguyễn, và cũng là cửa thành duy nhất còn sót lại. Cửa Bắc được xây dựng xong vào năm 1805, theo lối vọng lâu: phía trên là lầu, phía dưới là thành. Trên lầu hiện là nơi thờ hai vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – người đã cùng dân Hà Nội chiến đấu bảo vệ thành đến chết. Cổng hành cung là nơi canh gác của quân lính, nhằm giữ an toàn cho vua và hoàng tộc. Mỗi cổng hành cung là một công trình có thiết kế cầu kỳ, vững chãi, làm tôn vẻ tráng lệ của cung điện. Trong Khu di tích Thành cổ Hà Nội hiện còn tồn tại tám cổng hành cung như thế. Chính nhờ những cổng hành cung này mà công việc xác định tọa độ các cung điện và lớp tường thành được chính xác hơn. Ngoài các công trình khảo cổ, trong Khu di tích Thành cổ Hà Nội còn có hệ thống các công trình kiến trúc Pháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nay được trưng dụng làm trụ sở và cơ quan của Nhà nước Việt Nam.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1632 lượt xem

Nhà tù Hỏa Lò

Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khu di tích vẫn còn trường tồn với thời gian cho đến tận ngày nay, là một minh chứng rõ nét cho cả một thời kì lịch sử khổ cực mà gian lao, biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước. Nhà tù Hỏa Lò, hay còn gọi là ngục Hỏa Lò, xưa có tên tiếng Pháp là Maison Centrale, có nghĩa là đề lao trung ương, còn tên tiếng việt là Ngục thất Hà Nội, là một nhà tù cũ nằm trên phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà tù này được Pháp xây dựng năm 1896 ở khu vực ngày đó còn là ngoại vi thành phố, với mục đích làm ngục thất trung ương cho cả hai xứ Trung cũng như là Bắc Kỳ, giam giữ chủ yếu là các nhà tù chính trị và các nhà ái quốc chống chính quyền thực dân. Dưới thời Pháp thuộc, ngục Hỏa Lò được thiết kế xây dựng với cấu trúc bao gồm những bức tường đá cao 4m, dày 0,5m được gia cố thêm dây thép điện. Cả khu vực ngục tù được chia thành 4 khu: A,B,C,D, trong đó: Khu A, B: dành cho các phạm nhân đang được điều tra, phạm nhân không quan trọng hoặc phạm nhân vi phạm vào kỉ cương của nhà tù. Khu C: dành cho tù nhân Pháp hoặc ngoại quốc. Khu D: dành cho các phạm nhân đang chờ thụ án tử hình. Tổng diện tích của cả khu nhà tù trước kia rộng lên đến hơn 12.000m2. Tuy nhiên, ngày nay chỉ còn 2.434m2 là được giữ lại, bảo tồn để trở thành khu di tích, phục vụ cho mục đích tham quan du lịch của những ai muốn đến và tận mắt chứng kiến khung cảnh của nhà tù thực dân trông như thế nào. Được mệnh danh là chốn “địa ngục trần gian”, là nhà tù đáng sợ nhất Đông Nam Á, trong suốt thời gian hoạt động của mình, nhà tù Hỏa Lò đã trở thành nơi giam giữ của biết bao thế hệ chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam với kiến trúc trại giam được thiết kế với các hình thức tra tấn, ép cung vô cùng dã man, tàn nhẫn mà điển hình nhất là cỗ máy chém, cố máy đã đưa nhà tù ghi danh vào top 10 nhà tù khét tiếng nhất thế giới. Sau khi giải phóng thủ đô năm 1954, nhà tù Hỏa Lò đã từng là nơi được sử dụng để giam giữ tù binh phi công Mỹ cho đến năm 1973. Với vai trò lịch sử của mình, nhà tù Hỏa Lò hiện tại trở thành địa điểm tham quan thú vị ở Hà Nội hấp dẫn rất đông du khách trong và ngoài nước. Nơi đây mở cửa cho tất cả những ai có nhu cầu, mong muốn đến tham quan với mức giá vé vô cùng dễ chịu, 30.000 VND/người, giảm 50% giá cho học sinh, sinh viên, người khuyết tật, người cao tuổi hay những ai thuộc vào diện chính sách xã hội. Ngoài ra, các đối tượng như trẻ em dưới 15 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng hay người có công với Cách mạng sẽ được miễn hoàn toàn giá vé.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1851 lượt xem

Nhà Hát Lớn Hà Nội

Tọa lạc tại vị trí trung tâm số 1 phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, nhà hát lớn Hà Nội là địa điểm được đông đảo du khách ưa thích ghé thăm mỗi khi có dịp đến với thủ đô. Đây là một công trình kiến trúc được xây dựng bởi người Pháp vào những năm 1901 – 1911 (trong khoảng thời gian đô hộ Việt Nam), lúc bấy giờ nhà hát là nơi chuyên trình diễn các tiết mục nghệ thuật cổ điển xa xỉ như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói… cho tầng lớp quan lại hay giới thượng lưu Pháp và một số tư sản Việt. Được lấy cảm hứng từ các công trình kiến trúc Châu Âu nổi tiếng như nhà hát Opera Paris, lâu đài Tuylory… nên “hồn” Châu Âu thấm đượm nơi đây. Một thế kỷ trôi qua với biết bao thăng trầm biến cố, nhà hát lớn Hà Nội đã xuống cấp rất nhiều và gần đây mới được tu sửa lại, thay một diện mạo một sức sống mới. Tạm biệt sắc vàng nhạt nguyên tác, giờ đây nhà hát khoác lên mình lớp áo vàng đậm pha thêm trắng tạo vẻ uy nghi, mỹ lệ. Ngay từ bên ngoài nhà hát chúng ta đã có thể cảm nhận được “hơi thở” Châu Âu với những đường nét họa tiết tinh tế, chạm khắc hoa văn cổ điển. Bước vào sảnh chính, du khách không khỏi cảm thấy choáng ngợp trước sự lộng lẫy hào nhoáng nơi đây. Cả gian phòng được lát đá trắng nhập khẩu từ Italia, trải thảm đỏ ở lối đi giữa tạo cảm giác sang trọng quý phái như cung điện hoàng gia Anh. Phía trần và xung quanh tường được trang hoàng với hệ thống đèn chùm nhỏ mà đồng hay mạ vàng theo hơi hướng cổ điển vintage trông rất quý phái. Tiếp đến là phòng khán giả nơi diễn ra những hoạt động biểu diễn nghệ thuật cho khán giả hiện nay. Không gian nơi đây được thiết kế tinh tế với một sân khấu ở chính giữa và khán đài được thiết kế theo hình vòng cung được lấy cảm hứng từ đấu trường La Mã ôm lấy sân khấu giúp cho tầm nhìn khán giả không bị che lấp và chất lượng âm thanh có thể truyền tải tốt nhất. Với 598 ghế ngồi được phân bố hợp lý cho 3 tầng tạo nên không gian thưởng thức thoải mái nhất. Cuối cùng là phòng gương, nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng hay đón tiếp các nhân vật cấp cao…Không gian nơi đây ngập tràn vẻ cổ điển từ thiết kế kết hợp nhiều ô cửa lớn kết hợp kỹ thuật Mozaic, cho đến những cây đèn treo, đèn trùm được mạ vàng hoặc đồng… tất cả đều toát lên vẻ sang trọng, lộng lẫy. Ngoài ra, bên trong nhà hát lớn Hà Nội còn được bố trí một vài công trình phụ khác như: phòng quản trị, 18 phòng hóa trang, 2 phòng luyện thanh, thư viện và phòng họp. Khi đến với nhà hát, du khách có thể ghé mua vài món đồ lưu niệm nhỏ tại phòng trưng bày và bán đồ lưu niệm. Mới đây, nhà hát lớn Hà Nội chính thức công bố mở cửa cho du khách tham quan với mức phí 400.000đ/người, học sinh được giảm một nửa. Ngoài ra, bạn có thể mua vé chương trình tại nhà hát với mức giá từ 300.000đ – 1.000.00đ/người và tranh thủ đi thăm quan một vài công trình kiến trúc đẹp nơi đây.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1532 lượt xem

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào năm 541 thuộc thời Tiền Lý. Lúc đó, chùa nằm gần bờ sông Hồng bởi vậy khi đê sạt lở vào năm 1615 (đời vua Lê Trung Hưng), chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ khu gò đất Kim Ngưu. Sau đó, trong khoảng thế kỉ 17, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới tận ngày nay. Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các vua Lý, Trần vẫn thường hay vãn cảnh và ngự giá cúng lễ vào các dịp lễ, Tết tại chùa bởi vậy mà có nhiều cung điện đã được xây dựng phục vụ việc nghỉ ngơi của vua: cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên. Chùa tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây, nép mình trầm mặc trên con đường Thanh Niên tấp nập. Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu, chùa Trấn Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi, quy mô và kiến trúc của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu và kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của Phật Giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với nhau thành hình chữ Công (工). Nhà Tiền đường có hướng về phía Tây, phía sau có nhà Tam bảo. Hai dãy hành lang nằm hai bên nhà thiêu hương và Thượng điện. Phía sau Thượng điện là gác chuông nằm trên trục sảnh đường chính với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Nhà tổ nằm bên trái Thượng điện và bên trái là nhà bia hiện còn lưu giữ 14 tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Năm 1998, ngôi Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng, đến năm 2003 thì hoàn thành tạo thành khu vườn tháp của chùa. Ngôi Bảo Tháp cao 15m, gồm 11 tầng. Ở mỗi tầng tháp có đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng trong mỗi ô cửa hình vòm. Đặc biệt, trên đỉnh có một tháp sen 9 tầng (Cửu phẩm liên hoa) được tạc bằng đá quý, tạo nên vẻ đẹp uy nghi, linh thiêng nhưng lại rất mềm mại. Bảo Tháp được dựng đối xứng với cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 trong chuyến đến thăm thủ đô Hà Nội của ông. Cây bồ đề này được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng – nơi mà Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm từ gỗ, sơn son thiếp vàng, là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam. Qua bao thăng trầm của thời gian, chùa Trấn Quốc vẫn nằm đó uy nghi, mang nét yên bình mà cổ kính giữa lòng Hà Nội tấp nập. Hàng năm, chùa thu hút rất đông phật tử thập phương, du khách trong và ngoài nước đến dâng hương, lễ phật cũng như vãn cảnh chùa.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1447 lượt xem

Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Là một trong những công trình kiến trúc Thiên Chúa giáo được xây dựng sớm nhất Hà Nội, Nhà thờ lớn đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử của nước nhà, thấm đẫm cuộc đời cũng như tâm hồn của nhiều người dân Hà thành. Khu đất xây dựng nhà thờ vốn là nơi chùa Báo Thiên tọa lạc, tồn tại từ thời Lý. Đến cuối thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá hủy và trở thành khu chợ nhỏ trước khi nhà thờ đầu tiên được xây dựng. Từ năm 1884 – 1888, Giáo hội công giáo tiến hành xây dựng nhà thờ bằng gạch trên nền móng nhà thờ tạm bằng gỗ ban đầu. Đây chính là nhà thờ lớn nhất được xây dựng ở Hà Nội, được tôn phong là “ Nhà thờ chính tòa kính Thánh Giuse”. Nhà thờ được khánh vào lễ Giáng sinh năm 1887. Đến năm 1890, phố Nhà Chung được mở rộng và Nhà thờ lớn trở thành địa điểm trung tâm tấp nập người qua lại. Từ hồ Hoàn Kiếm men theo hướng phố Nhà Chung, du khách có thể dễ dàng tìm đường đến nhà thờ. Nổi bật giữa khu phố với quảng trường rộng lớn với tượng đài Đức mẹ bồng chúa hài đồng. Khách tham quan sẽ phải đi vào nhà thờ qua cổng bên. Được mệnh danh là nhà thờ lâu đời và có kiến trúc đẹp nhất Hà Nội, Nhà thờ lớn đã được thiết kế công phủ, tinh xảo bởi bàn tay cũng những nghệ nhân tài hoa. Với phong cách thiết kế Châu Âu, Gothic, Nhà thờ lớn được xây dựng theo mô típ của công trình Nhà thờ Đức Bà Paris. Nhà thờ có chiều dài tầm 65m, chiều rộng 21m và 2 tháp chuông cao gần 32m được cố định bởi những trụ đá to lớn. Cây thánh giá được thiết kế tinh xảo bằng đá thu hút ánh nhìn của mọi người ngay từ lúc bước chân vào. Toàn bộ sàn gạch được tạo ra từ gạch đất nung, bốn bề bức trường trát bằng giấy bổi tạo nên không gian cổ kính, vô cùng đẹp mắt. Vì đã có tuổi đời từ trăm năm, bức tường nhà thờ bám phủ rêu phong tạo nên khung cảnh hoang sơ, kì bí. Các ô cửa chính và cửa đều mang hình vòm cuốn nhọn, đặc trưng phong cách Gothic. Mái vòm uốn cong rộng lớn hướng lên trên tạo ra một không gian cao vời vợi. Điểm nhấn ở giữa chính là cánh cửa sổ tròn hình hoa, tinh xảo. Với màu sắc trầm, chủ đạo theo phong cách Châu Âu, xen lẫn nhiều họa tiết mang hình ảnh Việt Nam, làm cho hai bên lối đi của nhà thờ hấp dẫn thu hút khách du lịch ngắm nghía, chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo. Nhà thờ được chia làm 3 gian: sảnh đón tiếp – nơi dành cho ca đoàn và các nhạc công, khu vực hành lễ và cung thánh cử hành nghi lễ. Ngay trong thánh đường ẩn chứa 3 ngôi mộ của Hồng y Trịnh Như Khuê, Hồng y Phạm Đình Tụng và Hồng ý Trịnh Văn Căn. Ở giữa là tượng Đức Mẹ, bao trùm lên toàn bộ khung cảnh nhà thờ, tạo nên cảm giác ấm áp lạ thường, như người mẹ đang dang trọn vòng tay ôm ấp những đứa con thơ. Nhà thờ thường có 2 thánh lễ vào ngày thường và 7 thánh lễ vào chủ nhật. Ngày 19 tháng 3 hằng năm, nơi đây sẽ tổ chức lễ rước thánh Quan thầy của Tổng giáo phận Hà Nội. Trong những hôm hành lễ, người dân thường nghe tiếng nhạc vang lên cùng những bài cầu kinh trong Nhà thờ lớn. Đây cũng là nơi diễn ra các buổi xá tội dành cho giáo đoàn. Như những nhà thờ khác, lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh là 2 lễ lớn nhất ở nhà thờ, thường tổ chức những buổi hành lễ linh đình, tấp nập người công giáo đến cử hành buổi lễ. Không chỉ là địa điểm tôn giáo nổi tiếng của thủ đô, Nhà thờ lớn Hà Nội còn là điểm đến thu hút rất đông các bạn trẻ và du khách tới tham quan, chụp ảnh. Đặc biệt vào dịp Noel là lúc Nhà thờ lớn được trang hoàng lộng lẫy nhất với những cây thông được trang trí cầu kì và ánh đèn lung linh đa màu sắc. Tuy nhiên bạn sẽ cần phải tới từ sớm bởi chỉ chập choạng tối là nơi đây đã đông nghẹt người. Nhắc đến nhà thờ Lớn thì dĩ nhiên không thể không kể tới “đặc sản” “trà chanh chém gió” ở đây. Những cốc trà thoảng hương hoa nhài, điểm thêm một vài lát chanh tươi với vị chua, ngọt, chan chát đã trở thành thức uống quen thuộc với không ít người Hà Nội. Chỉ cần một chiếc ghế nhựa bên vỉa hè, nhấp ngụm trà, trò chuyện với bạn bè hay nhìn ngắm dòng xe cộ qua lại. Có lẽ từ những điều giản dị như vậy mà trà chanh Nhà thờ luôn giữ được cái thú vị rất riêng của người Hà Nội. Ngoài ra sẽ thật là thiếu sót nếu như đến Nhà thờ lớn Hà Nội mà không thưởng thức hết những món ăn ở đây. Từ các món Á, Âu cho tới những món ăn vặt Hà Nội như nem nướng, bánh gối, cháo quẩy… tất cả đều sẽ được tìm thấy chỉ trong vài bước chân quanh Nhà thờ Lớn.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1831 lượt xem

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Du lịch đến với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì đây chắc chắn là địa điểm mà bạn nên ghé thăm. Nếu xuất phát từ Hồ Gươm, các bạn đi theo đường Lê Thái Tổ, rẽ phải vào đường Tràng Thi, đi về phía đường Cửa Nam, Nguyễn Khuyến rồi rẽ trái vào đường Văn Miếu là đến. Vì đường Hà Nội có rất nhiều đường một chiều, đặc biệt là xung quanh khu Văn Miếu nên các bạn nhớ để ý để tránh phạm luật giao thông. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc. Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở Trung Quốc, tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc. Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa. Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau. Cổng chính Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong cũng có những bức tường ngăn ra làm 5 khu, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng qua lại nhau. Khu thứ nhất. Bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn. Khu thứ hai. Từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn các. Khuê Văn các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85cm x 85cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời tỏa tia sáng. Hai bên phải trái Khuê Văn các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sĩ. Khuê Văn các ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội. Khu thứ ba. Gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng rùa đá. Hiện còn 82 tấm bia của các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đó là những di vật quý nhất của khu di tích. Khu thứ tư. Là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Tòa nhà ngoài là Bái đường, Tòa trong là Thượng cung. Đây là khu vực thờ Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử). Khu thứ năm. Đây là khu nhà Thái Học. Thời Nguyễn trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội bị bãi bỏ, nhà thái học bị đổi làm nhà Khải thánh, thờ thân phụ, thân mẫu của Khổng Tử. Tuy nhiên khu nhà này đã bị phá hủy trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Khu nhà Thái Học mới được thành phố Hà Nội xây dựng lại năm 1999. Trong khu thứ năm này còn có nhà Tiền đường – Hậu Đường, là nơi thờ các vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Những lưu ý khi thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đầu tiên, Tôn trọng di tích, chấp hành quy định của đơn vị quản lý di tích. Không xâm hại đến các hiện vật, cảnh quan di tích. Không xoa đầu rùa, viết, vẽ, đứng, ngồi lên bia Tiến sĩ… Thứ hai, Trang phục khi tới Văn Miếu nên sạch sẽ, gọn gàng. Không nên mặc váy hoặc quần quá ngắn, trang phục hở hang hay trang phục trong nhà. Không hút thuốc, đội nón, đội mũ trong khu vực Điện thờ, nhà trưng bày… Cuối cùng, Thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự: Không có hành vi thiếu văn hóa, nói tục, gây mất trật tự an ninh; Có thái độ đúng mực khi hành lễ, mỗi người chỉ thắp một nén hương; Dâng lễ, thắp hương đúng nơi quy định.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1636 lượt xem

Phố cổ Hà Nội

Nhắc đến lịch sử của Hà Nội 36 phố phường hay phố cổ Hà Nội, có lẽ phải ngược lại khoảng thời gian từ thời Lý – Trần, khi khu dân cư sinh hoạt buôn bán này bắt đầu hình thành, dân cư từ khắp các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập lại và trở thành khu vực sầm uất nhất kinh thành thời ấy. Không những vậy, khu đô thị này còn tập trung nhiều hoạt động tiểu thủ công nghiệp, buôn bán giao thương để mà từ đó hình thành nên cái tên “Hàng”, cách gọi ám chỉ những phố nghề đặc trưng, mang đậm nét truyền thống. Trải qua bao thăng trầm của đất thủ đô, khu phố ấy vẫn đi cùng năm tháng, trường tồn cho đến tận bây giờ, bảo tồn và gìn giữ để trở thành phố cổ Hà Nội trong lòng bao người con đất Việt. Về mặt diện tích, theo quy định của Bộ Xây dựng, phạm vi chính thức của khu phố cổ Hà Nội được xác định như sau: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; ở phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; còn phía Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật. Hà Nội 36 phố phường, cái tên đã đi vào tiềm thức của nhiều người với những nét giản dị mộc mạc nhất từ những cái tên như Hàng Mắm, Hàng Nón, Hàng Đường, Hàng Muối… đại diện cho mặt hàng chủ yếu được cái tiểu thương nơi đây trao đổi buôn bán. Phố cổ mang trong mình một nét rất riêng về đô thị, nơi phồn hoa đông đúc, lúc nào cũng tấp nập người nhưng lại vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống từ ngàn đời xưa của đất kinh kì. Mỗi con phố đều tập trung những người thợ từ các làng nghề có tiếng quanh kinh thành Thăng Long xưa, biến mỗi con phố nơi đây thành một làng nghề thu nhỏ giữa lòng Hà Nội. Kiến trúc lại là một nét đặc sắc khác làm nên chất riêng của phố cổ, với lối cấu trúc nhà ống, mái ngói nghiêng cùng mặt tiền là các cửa hiệu chuyên để kinh doanh buôn bán, được xây dựng chủ yếu từ những ngày thế kỉ 18, 19. Những ngôi nhà thoạt nhìn thì lụp xụp nhỏ bé, nhưng lại được con người sắp xếp vô cùng khéo léo mà hợp lý, vẫn phục vụ đầy đủ được nhu cầu đời sống của người dân nơi đây. Phố cổ Hà Nội đẹp với những hàng quán nhỏ ven đường, dù không phải nhà hàng sang trọng nhưng hương vị lại đậm đà níu chân người lữ khách, có đi rồi cũng mãi không quên. Là một buổi ngồi bên hồ Gươm hóng gió, ăn que kem Thủy Tạ, nhìn dòng người qua lại, hay lên phố mà không thưởng thức kem Tràng Tiền thì quả là điều thiếu sót. Hà Nội cũ với những gánh hàng rong chập chùng, len lỏi qua từng con phố với những món ăn bình dị mà dân dã như bánh rán, trứng vịt lộn, hay chỉ đơn giản là cốm, món quà quê nức lòng người con Tràng An có thể làm say lòng bất kì thực khách khó tính nào. Ẩm thực phố cổ gắn liền với những món ăn truyền thống như bún chả, phở, bún cá, bún đậu mắm tôm, bún ốc, bún thang,…của quán nhỏ ven đường, hay trong những căn nhà cổ đã có đến hàng chục năm tuổi. “Hà Nội 36 phố phường” không chỉ nổi tiếng là nơi ăn chơi bậc nhất Hà Thành, mà còn lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, văn hóa của hơn một ngàn năm văn hiến. Bạn nhất định không được bỏ qua điểm đến này khi về thăm Hà Nội nhé.

Hà Nội

Từ tháng 1 đến tháng 12

1501 lượt xem