Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích lịch sử

Bắc Giang

Chùa Thông

Chùa Thông nằm trong cụm di tích khởi nghĩa Yên Thế cách trung tâm đồn Phồn Xương khoảng 2km về hướng Đông Bắc. Ngôi chùa tọa lạc gần trục đường 265 tiện cho việc tham quan nghiên cứu. Xưa chùa Thông thuộc làng Nứa, xã Hữu Trung, có thời gian là xã An Lạc, tổng Hữu Thượng, phủ Yên Thế, nay thuộc xã Đồng Lạc, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ngôi chùa được xây dựng từ lâu đời và đã được tu sửa qua nhiều giai đoạn. Khoảng những năm 1901-1902 cùng với nhiều di tích khác trong vùng Yên Thế, chùa Thông được Đề Thám cho tu sửa thêm phần khang trang. Trong cuốn Khởi nghĩa Yên Thế của tác giả Khổng Đức Thiêm, Nguyễn Xuân Cần ghi: “Chùa chiền, đình miếu, nhà thờ thiên chúa giáo bị hư nát được sửa lại nhiều như các ngôi đình ở Hà, Lan, Cao Thượng, các ngôi chùa Lèo, chùa Thông, Phồn Xương, các nhà thờ thiên chúa giáo...”. Khu di tích chùa Thông hiện nay gồm các hạng mục công trình: Khuôn viên vườn chùa, nhà Mẫu và khu chùa chính tất cả tọa lạc trên gò đồi có tổng diện tích: 3093 m2. Ngôi chùa hiện nay có bình đồ kiến trúc kiểu chữ đinh gồm toà tiền đường ba gian nối với toà thượng điện hai gian. Phần liên kết vì mái toà tiền đường giống nhau kiểu chồng rường giá chiêng truyền thống các cấu kiện kiến trúc không chạm khắc nhưng vẫn đượm màu thời gian cổ kính. Toà thượng điện có hai gian, phần liên kết vì mái kiểu vì giá chiêng kẻ chuyền, các cấu kiện kiến trúc không chạm khắc. Trong chùa bài trí hệ thống tượng Phật đầy đủ gồm 17 pho tượng và một số tài liệu, hiện vật, đồ thờ tự có giá trị như mâm bồng, bát hương, đài thờ cổ... có giá trị lịch sử và giá trị nghiên cứu khoa học. Chùa Thông là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với khởi nghĩa Yên Thế, địa điểm nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp họp ký hòa hoãn lần thứ nhất (1894-1897). Năm 1894, để có thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng Đề Thám đã tổ chức bắt sống tên Sét-nay chủ bút báo Tương lai xứ Bắc Kỳ và nhân viên đi theo Lô-gi-u, tập kích một chuyến xe lửa rồi rút về Phồn Xương. Việc bắt ông Sét-nay đã giáng một đòn mạnh vào dư luận. Bọn tư sản, chủ thầu đòi cứu bằng được. Trước tình thế đó thực dân Pháp đã nhờ giám mục Vê-lát-cô làm môi giới điều đình với nghĩa quân. Cuộc đàm đạo kéo dài trong 15 ngày tại chùa Thông. Đề Thám cai quản 4 tổng: Mục Sơn, Yên Lễ, Nhã Nam, Hữu Thượng thu thuế ở đó trong 3 năm. Việc thương thuyết, điều đình tới ký hiệp ước tại chùa Thông nhiều tài liệu gọi đây là cuộc hoà hoãn lần thứ nhất giữa nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp. Là di tích đặc biệt, nơi ghi dấu sự kiện lịch sử về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, chùa Thông là một trong 23 điểm di tích thuộc Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế được Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 277 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt Mở cửa

Đình Dĩnh Thép

Đình Dĩnh Thép cách thành phố Bắc Giang khoảng 31km về phía Tây Bắc. Từ thành phố Bắc Giang xuôi theo trục đường quốc lộ 1A (cũ) qua cầu Sông Thương rẽ phải theo tỉnh lộ 398 (tuyến Bắc Giang-Cầu Gồ), đến thị trấn Cầu Gồ. Từ Cầu Gồ, rẽ trái theo đường tỉnh lộ 265 khoảng 4km là tới xã Tân Hiệp và di tích đình Dĩnh Thép. Đình Dĩnh Thép được xây dựng từ lâu đời và đã được tu sửa tôn tạo qua nhiều giai đoạn. Năm Thành Thái thứ 9 (1907), Hoàng Hoa Thám đã cho tu sửa tôn tạo ngôi đình nhằm bảo tồn giá trị văn hóa cổ của di tích. Di tích hiện nay được tu sửa tôn tạo khang trang tố hảo gồm ba gian hai chái tòa tiền đình nối hậu cung hai gian tạo bình đồ kiến trúc kiểu chữ đinh. Các vì mái liên kết đơn giản kiểu vì kèo cánh báng, các cấu kiện kiến trúc không chạm khắc. Trong đình thờ Cao Sơn, Quý Minh, Minh Giang Đô Thống, thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế tử trận, đó đều là những vị đã có nhiều công lao với dân với nước. Đình còn bảo lưu được một số đồ thờ tự có giá trị và ba tấm bia đá thời Nguyễn có nội dung ghi về việc công đức tu sửa đình. Giá trị nổi bật nhất của di tích đình Dĩnh Thép là nơi diễn ra Hội nghị ghi dấu thời điểm củng cố lại tổ chức của nghĩa quân Yên Thế: Năm 1888, Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) sa vào tay giặc Pháp và bị xử tử, cuộc khởi nghĩa của phong trào Bãi Sậy và một số sỹ phu yêu nước bị thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Yên Thế trở thành trung tâm thu hút của các cánh quân còn sót lại cùng hợp sức đánh Pháp. Thời điểm này rất cần củng cố lại phong trào sau những năm chống Pháp và hoạch định lại kế hoạch lâu dài cho cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Giữa lúc đó một Hội nghị quan trọng đã diễn ra tại đình Dĩnh Thép. Đình Dĩnh Thép còn là nơi giặc Pháp phải giao nộp 15000 frăng cho Đề Thám để đổi lấy hai tù nhân: Năm 1894, Đề Thám cho quân tổ chức nhiều trận phục kích chặn đánh các đoàn vận chuyển của Pháp để cướp lương thực, vũ khí trang bị cho nghĩa quân. Tại đình Dĩnh Thép, Pháp phải nộp 15000 frăng cho Đề Thám. Nhiều người dân địa phương chứng kiến kể lại: "Tháng 10 năm 1894, Pháp cho lính mang số bạc nộp cho Đề Thám tại đình làng Dĩnh Thép trên ba cái nong đổ đầy bạc trắng, Ông Thám còn nhặt mỗi nong vài ba đồng đem ra chặt thử xem bạc thật hay bạc giả”. Sau Đó cuộc thương thuyết giữa Đề Thám và Pháp thông qua giám mục Bắc Ninh hai tù nhân Pháp được Đề Thám trao trả. Đình Dĩnh Thép không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, nơi tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân, mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử chính trị gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân địa phương, tiêu biểu nhất là tại di tích này đã diễn ra Đại hội các tướng lĩnh để bầu ra các thủ lĩnh năm 1888. Lễ hội đình Dĩnh Thép diễn ra ngày 6 tháng Giêng và ngày 16 tháng 3 dương lịch với nhiều trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ, khát vọng tự do của người dân Yên Thế như hội thi thả chim, hội thi cưỡi ngựa bắn cung, bắn nỏ, đấu võ dân tộc, đấu vật… Với những đóng góp to lớn đánh dấu bước chuyển biến lịch sử của cuộc khởi nghĩa nông dân do Đề Thám lãnh đạo, đình Dĩnh Thép là một trong 23 điểm di tích thuộc Hệ thống di tích lịch sử: Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 548/QĐ-TTG ngày 10/5/2012 công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 241 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt Mở cửa

Chùa Lèo

Trong hệ thống di tích khởi nghĩa Yên Thế, chùa Lèo là di tích khá đặc biệt và còn bảo lưu được gần như nguyên vẹn những giá trị xưa liên quan đến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Ngôi chùa nằm bên cạnh trục đường giao thông quan trọng (xưa là đường mòn nhỏ trong rừng từ năm 1909 thực dân Pháp mở đường từ Nhã Nam qua cửa chùa Lèo vào Phồn Xương) nối khu căn cứ Phồn Xương với phủ Lạng Thương nay là đường 398, lại ở vị trí cửa ngõ trạm tiền tiêu của khu căn cứ Phồn Xương và các đồn lũy của nghĩa quân Yên Thế. Chùa Lèo được gọi theo tên làng Lèo thuộc xã Hữu Xương, tổng Hữu Thượng, phủ Yên Thế xưa nay thuộc xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ngôi chùa nằm bên cạnh trục đường 398 cách thành phố Bắc Giang khoảng 25 km về phía Tây Bắc. Từ thành phố Bắc Giang, theo tỉnh lộ 398 hướng Bắc Giang –Cầu Gồ khoảng 25km là tới di tích. Cách thứ hai, từ thành phố Bắc Giang ngược theo trục quốc lộ 1A (mới), khoảng 20km, đến ngã tư thị trấn Kép (Lạng Giang), rẽ trái theo đường 292 khoảng 15km tới trung tâm thị trấn Cầu Gồ rẽ trái tiếp theo đường tỉnh lộ 398 khoảng 2km nữa là tới di tích chùa Lèo. Chùa Lèo xưa được xây dựng trong quần thể di tích liên hoàn cổ kính gồm đình và chùa theo lối liên kết “tiền thần hậu Phật” đình trước chùa sau, tất cả tọa lạc ở khu rừng đồi Lèo nhìn về hướng Nam. Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ XVI và đã được tu sửa qua nhiều giai đoạn. Thời kỳ khởi nghĩa Yên Thế những năm 1897-1909 chùa Lèo cùng nhiều các công trình văn hóa tôn giáo tín ngưỡng khác trong vùng được Đề Thám rất quan tâm cho tiền tu bổ tôn tạo làm nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của nghĩa quân Yên Thế và nhân dân địa phương. Trải qua thời gian quần thể di tích này không còn được nguyên vẹn như xưa, cổng tam quan, ngôi đình trước chùa không còn nữa, nay chỉ còn lại ngôi chùa tọa lạc ở vị trí xưa trên đồi Lèo, xã Phồn Xương, huyện Yên Thế. Khuôn viên di tích rộng, đẹp cổ kính hơn bởi các cây xanh cổ thụ như cây đại, cây dã hương... Bình đồ kiến trúc ngôi chùa hiện nay hình chữ công gồm tòa tiền đường 5 gian 2 chái, nhà cầu 3 gian và tòa thượng điện 1 gian hai chái. Phần kiến trúc khung vì mái bằng gỗ lim chắc chắn, hệ thống các vì mái được liên kết theo kiểu chồng rường giá chiêng. Các cấu kiện kiến trúc được chạm khắc các đề tài hoa lá đơn giản nhưng còn đượm màu thời gian cổ kính. Trong chùa bài trí hệ thống tượng Phật đầy đủ theo dòng Trúc Lâm, các tài liệu, hiện vật ở chùa như bia đá, bát hương cổ thời Nguyễn, hệ thống tượng Phật, các cây cổ thụ trong di tích...đều có giá trị lịch sử văn hóa. Phong trào khởi nghĩa Yên Thế nổ ra 1884 các khu đồi rừng được nghĩa quân Yên Thế sử dụng làm đồn lũy, đình chùa làm trạm tiền tiêu, là cơ sở qua lại của nghĩa quân. Chùa Lèo nằm gần khu đồn Hố Chuối cách khoảng 1km về hướng Đông. Trong những lần đánh nhau với nghĩa quân Yên Thế ở đồn Hố Chuối (1890-1891) chùa Lèo là các chốt điểm đóng quân của Pháp để làm bàn đạp chỗ dựa tấn công vào đồn Hố Chuối. Chùa Lèo là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với nghĩa quân Yên Thế. Thời kỳ hòa hoãn lần thứ hai giữa nghĩa quân Yên Thế với thực dân Pháp (1897-1909) chùa Lèo vẫn giữ vai trò vị trí tiền tiêu, quan sát các bước xâm nhập của thực dân Pháp vào khu căn cứ Phồn Xương. Là điểm liên lạc thư từ, qua lại thường xuyên của nghĩa quân. Chùa cũng là nơi đón tiếp khách, nơi tụ họp của những nghĩa quân yêu nước. Do vậy trong thời gian này chùa Lèo rất được Đề Thám quan tâm, cho tiền tu bổ tôn tạo. Cũng tại chùa Lèo đã xảy ra một chuyện đi vào truyền thuyết dân gian, nói lên tinh thần cảnh giác cao độ của Hoàng Hoa Thám. Thời kỳ thực dân Pháp muốn thương lượng hòa ước với nghĩa quân Yên Thế, nhưng nội bộ chúng còn nhiều mâu thuẫn. Để giải quyết một vấn đề còn giàng buộc với nghĩa quân, người đứng đầu tỉnh hẹn với Đề Thám cùng đến hội kiến ở một địa điểm gần Phồn Xương. Địa điểm ấy được ấn định là chùa Lèo. Hai bên không mang theo vũ khí. Quân tùy tùng ở lại phía sau. Trước hôm gặp, viên đại lý Pháp đến ngủ ở chùa Lèo, Đề Thám ngủ ở trong làng đó…Sau khi trăng lặn khoảng nửa đêm, trong rừng có những tiếng lao xao, chú ý lắm mới thấy. Mười hai người lính lặng lẽ bò qua cây rừng rậm rạp tiến về túp nều nơi Đề Thám đang nằm. Sớm hôm sau ở ngoài chùa tất cả mọi người đều tề tựu đông đủ. Người ta nhìn nhau khắc khoải đợi chờ. Chẳng thấy dấu hiệu gì cho thấy Đề Thám đã bị ám hại, người ta đành chia nhau đi tìm. Trên bãi cỏ bên làng, dưới chân lô cốt đã thấy 12 xác lính được xếp nằm cạnh nhau. Xác viên đội nằm ngoài cùng, một lưỡi dao cắm trên ngực cùng với tờ hòa ước. Còn các xác khác bàn tay chắp lại ôm một mảnh gỗ có đề chữ “phản”. Sau vụ này, Đề Thám đã cho dán khắp nơi bản tố cáo của nghĩa quân về sự phản bội của bọn giặc Pháp… Xưa chùa Lèo có nhà sư ở, về cái chết của Hoàng Hoa Thám còn có câu chuyện truyền thuyết liên quan đến vị sư trụ trì chùa Lèo. Đến năm 1913 nghĩa quân Yên Thế đã tan rã dần, Đề Thám lui về ở ẩn náu trong các khu rừng Yên Thế chờ dịp phát động gây dựng lại phong trào. Thời gian này thực dân Pháp tung tin trước dư luận đã giết được Đề Thám, chúng đem ba cái đầu để ở Nhã Nam và cho rằng trong đó có đầu của Đề Thám để mọi người đến nhận mặt. Nhưng thực tế mọi người lại cho rằng đó không phải là đầu của Đề Thám mà là đầu của nhà sư chùa Lèo. Không biết thực hư nhưng qua chi tiết đó cũng đủ thấy sự gắn bó mật thiết giữa Hoàng Hoa Thám với nhà chùa. Và truyền thuyết thì vẫn cho rằng nhà sư chùa Lèo đã chết thay cho Đề Thám. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 254 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đồn Hố Chuối

Xây dựng tinh thần chiến đấu quả cảm, gan dạ, không sợ hy sinh, quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương, đất nước. Đây là nhân tố cốt lõi, quan trọng nhất, quyết định đến thắng lợi trong trận Hố Chuối của Nghĩa quân. Đặc biệt, trong bối cảnh những năm đầu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Nghĩa quân với vũ khí, trang bị thô sơ phải đương đầu với Đội quân Viễn chinh Pháp – một đội quân nhà nghề được trang bị vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh hiện đại, nên việc xây dựng yếu tố chính trị tinh thần, quyết tâm chiến đấu cho Nghĩa quân có ý nghĩa quyết định. Nhận thức rõ điều đó, Đề Thám và các lãnh tụ Nghĩa quân đã giáo dục, bồi đắp tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc cho Nghĩa binh. Theo đó, trên nền tảng của một cuộc chiến tranh chính nghĩa, Đề Thám đã truyền thụ về nỗi thống khổ của người dân mất nước; chỉ rõ nguyên nhân khổ đau đều do sự tàn bạo của đế quốc Pháp xâm lược. Bằng thực tiễn, Ông chỉ cho mọi người thấy rõ bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của quân giặc; rằng chính quân Pháp đã bắn giết dân lành, đốt phá nhà cửa, ruộng vườn. Muốn cứu nước, cứu nhà phải nổi dậy đánh Pháp và Nghĩa quân của Ông thề giết giặc để bảo vệ nhân dân. Chính vì vậy mà cuộc khởi nghĩa Yên Thế nói chung, trận Hố Chuối nói riêng Nghĩa binh đã thể hiện tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm mãnh liệt mà địch không ngờ tới. Đó là khi địch bắn phá ác liệt vào đồn, nhưng các Nghĩa binh không nao núng, chờ giặc đến thật gần mới nổ súng tiêu diệt, khiến địch hoảng loạn, tháo chạy. Thậm chí, đợt tiến công thứ 3 (ngày 22-12-1890) địch hối thúc các toán quân Âu Phi dùng lưỡi lê xông vào công sự của ta, các nghĩa binh vẫn bình tĩnh, làm chủ trận đánh, vùng lên diệt địch khiến chúng bất lực, tổn thất nặng nề, buộc phải rút lui. Không chỉ bồi đắp lòng yêu nước, ý chí quyết tâm một cách thường xuyên, mà khi xảy ra các tình huống nguy hiểm, Đề Thám còn chủ động, bình tĩnh động viên Nghĩa binh chiến đấu. Điển hình là trận chiến đấu ngày 09-01-1891 khi đồn Hố Chuối bị hỏa lực địch bắn cháy, Đề Thám đã bắt loa động viên: “Hỡi những người lính trong quân đội trung nghĩa, trong đội quân bất khuất, trong đội quân tất thắng. Ta rất hài lòng về các ngươi! Cố gắng mà kháng cự. Quân tiếp viện đang đến. Các ngươi là vô địch”1. Liều thuốc tinh thần đó đã kịp thời động viên, cổ vũ Nghĩa quân trong đồn bình tĩnh hăng hái, kiên quyết chống giữ, còn lực lượng ở các pháo đài bất chấp cuộc pháo kích kéo dài nhiều giờ, cũng vẫn trụ lại vị trí chiến đấu; khi thời cơ đến (lúc bộ binh địch tiến gần), nhất tề xung phong ra khỏi công sự chiến đấu dũng mãnh, tiêu diệt phần lớn lực lượng địch, giữ vững trận địa. Sau này các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tại Hố Chuối, quân Pháp đã đối đầu với một đối thủ có quyết tâm chiến đấu cao đến bất ngờ.2. Tạo lập thế trận hiểm hóc, liên hoàn, vững chắc, bảo đảm cho phòng thủ, tiến công thuận lợi. Qua nhiều lần giao chiến với quân Pháp, Nghĩa quân đã nắm vững quy luật hoạt động, thủ đoạn tác chiến cùng những điểm mạnh, yếu của địch. Đó là, sợ đánh gần, nhất là khó xoay chuyển trong địa hình hiểm trở; dựa vào hoả lực pháo binh và khi thương vong tinh thần dễ sa sút, v.v. Nắm chắc điểm yếu chí tử đó, Bộ Chỉ huy tối cao Nghĩa quân chủ trương tạo lập thế trận phòng thủ vững chắc tại khu vực rừng núi Yên Thế. Theo đó, tại một vùng trũng thấp của khu rừng Hữu Thượng bạt ngàn chuối dại, Nghĩa quân xây đồn Hố Chuối như một công sự nửa nổi, nửa chìm (nhằm hạn chế hỏa lực, phi pháo của địch) làm đại bản doanh. Để hỗ trợ cho đồn chính, Nghĩa quân còn thiết lập hai pháo đài phòng thủ (Bắc và Nam) cách Hố Chuối khoảng 100m tạo thế chân vạc, bảo vệ, hỗ trợ nhau rất linh hoạt. Ngoài ra, Đề Thám còn cử người thiết lập hệ thống đồn phòng thủ xung quanh Hố Chuối, như: đồn Hom, Hang Sọ, làng Nứa, làng Vàng,… cơ sở hậu cần ở Vòng Dông cùng hệ thống làng chiến đấu (Dương Sặt, Thế Lộc, Luộc Hạ, Cao Thượng) với nhiều chướng ngại vật hiểm trở. Nhờ có thế trận vững chắc, Nghĩa quân có thể phát hiện, đánh địch từ xa đến gần, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch trước khi chúng đến được mục tiêu chủ yếu. Đặc biệt, tại Hố Chuối, với thế trận độc đáo, hiểm hóc, rừng đã trở thành vật cản cả hỏa lực và hạn chế tầm nhìn của địch; trường hợp áp sát chân đồn thì bị bắn trả từ các lỗ châu mai hiểm hóc, v.v. Nét độc đáo của thế trận này còn được thể hiện bởi hệ thống giao thông hào chìm (không có bờ) nối liền các điểm với nhau và thông ra suối Gồ về phía sau, tạo thế cơ động linh hoạt, vừa có thể đánh địch ở chính diện, vừa có thể tiến công vào bên sườn, phía sau đội hình của chúng. Điều này đã giải thích vì sao địch tập trung quân đông, tinh nhuệ, với nhiều vũ khí hiện đại, tiến công từ nhiều hướng, nhiều ngày, nhưng cả 04 cuộc tiến công đều không thành công. NGUỒN: Tạp chí Quốc phòng toàn dân

Bắc Giang 279 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt Mở cửa

Đồn Phồn Xương

Đồn Phồn Xương nằm ở trung tâm thị trấn Cầu Gồ. Nơi đây Đề Thám và bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở lâu nhất chỉ đạo đường lối chiến lược chiến thuật của nghĩa quân Yên Thế. Đồn Phồn Xương cách tỉnh lỵ Bắc Giang 30 km về phía Tây; từ thành phố Bắc Giang, xuôi theo trục đường quốc lộ 1A (cũ) qua cầu sông Thương, rẽ phải theo tỉnh lộ 398 tuyến Bắc Giang-Cầu Gồ. Đồn Phồn Xương còn có tên gọi Đồn Gồ, Đồn Cụ nằm ở phía Nam của quả đồi cao gần 20m cách suối Gồ gần 800m về phía Nam. Nay quả đồi này gọi là đồi Phồn Xương hay đồi Bà Ba thuộc thị trấn Cầu Gồ. Đây là một căn cứ có quy mô lớn, cấu trúc khác với đồn Hố Chuối và các đồn khác. Đồn có bình đồ kiến trúc gần giống hình chữ nhật nằm chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có diện tích chừng hơn một mẫu Bắc Bộ gồm hai vòng thành. Vòng thành ngoại bắt đầu từ sườn đồi phía Đông chạy vòng ôm lấy chân đồi lên tới đỉnh đồi phía Bắc thành hình vòng cung bảo vệ cho thành nội dài 140m, dày 0,80m và cao 4m. Dãy tường thành nội nằm trên đỉnh ngọn đồi gần giống hình chữ nhật. Tường thành nội mặt Đông dài 71m, mặt Bắc dài 85m. Tường đắp bằng đất nện, chân dày 2m, cao 3m và trên mặt còn rộng 1m. Bên trong tường thành có 3 cấp khác nhau có thể đứng hoặc quỳ đều bắn được. Xung quanh tường đều có lỗ châu mai. Mặt tường phía ngoài đắp dốc thoai thoải như mái nhà. Đồn Phồn Xương có 3 cổng: Cổng chính trông về hướng Đông còn hai cổng phụ ở phía Nam và phía Bắc. Hai cổng phụ đều thông ra với những cánh rừng rậm xung quanh. Đặc biệt cổng phía Bắc nối liền với cánh rừng của nửa đồi còn lại. Hai cổng phụ rộng 1,50m hiện nay không còn nguyên vẹn, cổng chính cách bờ tường phía Bắc là 15m, rộng 2m có 4 bậc lên xuống. Bên trong cổng chính còn một trạm gác nằm ở sườn tường phía Bắc hình vuông mỗi cạnh 2m. Bên trong cửa chính có hai lớp tường đất bảo vệ và chọc nhiều lỗ châu mai. Các cổng đều có hai lượt cửa, bên ngoài cổng cánh, bên trong cổng và đều làm bằng gỗ lim. Đồn được bố trí ngoài cùng là các bốt gác, tiếp theo là các đồn phụ, hệ thống giao thông hào rồi lại đến vòng thành bao bọc. Khoảng cách giữa hai vòng thành chỗ rộng nhất là 20m, hẹp nhất là 10m. Trong vòng thành là một không gian rộng bao gồm hệ thống nhà ở, nhà khách, nhà kho… tất cả đều là nhà tranh vách đất trộn rơm. Chỉ trừ chiếc nhà vuông tiếp khách là được xây bằng gạch. Lần lượt từ phía Bắc xuống phía Nam thành là nhà ở của Hoàng Hoa Thám và Bà Ba, nhà có 5 gian chạy theo hướng Tây Đông. Nhà thứ hai hình vuông bốn mặt để trống dùng làm nơi họp bàn của Hoàng Hoa Thám với tướng lĩnh và tiếp khách. Nhà tiếp theo gồm hai dãy nằm sát hai cạnh Tây Đông của thành, là nhà ở của nghĩa quân. Tiếp theo gồm 8 gian nhà bếp và chuồng ngựa nằm sát ở cạnh phía Nam của thành chạy theo hướng Đông Tây, tiếp nữa là cột đèn và cột cờ. Kiến trúc đồn Phồn Xương là một kiểu kiến trúc đặc biệt. Nó không những đáp ứng được yêu cầu là một đồn lũy thành trì mà nó còn giải quyết linh hoạt việc cơ động chiến đấu và đáp ứng được cả yêu cầu là một sở chỉ huy, nơi giao dịch nghĩa quân. Trải qua thời gian mưa nắng, hệ thống thành lũy và các công trình nhà ở trong thành được đắp bằng đất nện cũng dễ bị bào mòn. Nay những công trình nhà ở trong thành không còn, phần tường thành cũng không còn giữ được nguyên vẹn như xưa. Riêng đoạn mặt tường thành phía Đông còn giữ được nhiều nét kiến trúc cũ. Trên tường thành còn những vết đạn lỗ châu mai khá rõ. Trong thành hiện xây đền thờ Bà Ba. Hằng năm, vào các ngày 16 tháng 3 dương lịch lễ hội Yên Thế lại diễn ra trên quần thể di tích này. Khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ XX, con gái của cụ Hoàng Hoa Thám là bà Hoàng Thị Thế có về đây và khi mất, bà được chôn cất tại đây, trên tấm bia mộ chỉ ghi dòng chữ thật giản dị: "Bà Hoàng Thị Thế, sinh năm 1901, mất 9.12.1988". Có thể nói Phồn Xương chính là thủ phủ của cuộc khởi nghĩa, nơi bắt đầu để mở mang phong trào ra các địa phương. Tại đây nghĩa quân đã chiến đấu dũng cảm chống lại cuộc tiến công trên quy mô lớn của thực dân Pháp do đại tá Vát-tay chỉ huy ngày 29-1-1909. Với những giá trị lịch sử, văn hóa đó, đồn Phồn Xương là một trong 23 điểm di tích được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 Thủ tướng Chính phủ. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 262 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt Mở cửa

Đình Vồng

Nói đến Song Vân phải nói đến khu di tích đình Vồng với lễ hội dân gian truyền thống điển hình của vùng đất Tân Yên. Khu di tích đình Vồng gồm một quần thể di tích cổ với đầy đủ các loại hình, như đình Vồng, chùa Vồng, đền Vồng, nghè Vồng, ngòi Vồng và cầu Vồng. Ngày 15 tháng giêng này hội Đình Vồng lại diễn ra. Sau đây là bài giới thiệu về khu di tích này cùng Lễ hội truyền thống hàng năm. Song Vân là vùng đất cổ đã ghi dấu ấn vang dội trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. Đình Vồng xưa thuộc xã Vân Cầu, tổng Vân Cầu, phủ Yên Thế. Ngày nay, khu di tích này nằm trên phần đất của thôn Ngò, xã Song Vân, huyện Tân Yên. Theo các tài liệu còn ghi lại ở địa phương cho biết, Cầu Vồng xưa được xếp vào loại cầu đẹp, cầu hai nhịp uốn cong như cầu vồng, toàn bộ được làm bằng lim, kiến trúc theo kiểu “Thượng gia hạ kiều” trên có mái và sơn đỏ toàn bộ. Cây cầu được dựng từ thời Mạc thế kỷ 16 nhưng nó đã bị tàn phá chỉ còn lại 2 mố cầu và con người cổ đã đi vào lịch sử với câu phương ngôn “ Trai cầu Vồng Yên Thế ”. Nó như một biểu tượng chung cho cả vùng Yên Thế Hạ nổi tiếng vũ dũng và thượng võ. Đình Vồng xưa có quy mô lớn, kiến trúc điêu khắc tinh xảo, tọa lạc trên một khu đất cao thoáng ở gần ngòi Vồng, và cầu Vồng. Đình gồm 5 gian xây dựng toàn bằng gỗ lim với hai hàng cột cái cao to, phần kết cấu gỗ như kẻ, xà trở lên đều được soi, chạm khắc với nhiều đề tài hoa văn phong phú. Trên bờ nóc đình là đôi rồng chầu mặt nguyệt, 4 bờ góc được đắp 4 con ly hoá, cuối bờ góc là 4 đao cong vút làm cho công trình vừa bề thế, vừa bớt phần thô cứng. Đình ngoảnh mặt nhìn về hướng Nam, phía sau là rừng Vồng với nhiều cây cổ thụ, trước đây khu vực này là rừng nguyên sinh. Phía trước cửa đình là cơn ngòi Vồng uốn khúc, nước chảy quanh năm. Theo luật phong thuỷ, đình nằm trên một thế đất đẹp, nơi hội tụ được những linh khí của đất trời sông núi. Chùa Vồng được dựng cùng hướng với đình Vồng, kiến trúc theo kiểu chữ công gồm tiền đường 5 gian 2 chái, 4 mái đao cong. Thiêu hương 4 gian nối với phật điện 3 gian 2 chái cũng 4 mái đao cong. Chùa Vồng dựng sau ngôi đình Vồng tạo nên bố cục “ Tiền thần hậu Phật ”. Chùa được khởi dựng từ thời Lê và được tự dựng vào thời Nguyễn. Phía trước chùa Vồng có cây hương đá và cây thị cổ thụ có tuổi cùng với thời gian khởi tạo ngôi chùa Vồng tạo nên khung cảnh thâm nghiêm cổ kính. Đền Vồng cũng nhìn ra con ngòi Vồng và Cầu Vồng gồm 1 gian 2 chái 4 mái đao cong. Bên trong đền có khám thờ, ngai thờ, bài vị cùng các đồ tế khí khác. Nghè Vồng ngày nay chỉ còn 1 hậu cung nhỏ 2 gian giáp ngọ và cầu Vồng. Nghề được nhân dân dựng lên để thờ 18 vị quận công họ Dương - những người có nhiều công lao với dân với nước cùng được thờ ở đình Vồng. Lễ hội đình Vồng là một lễ hội có truyền thống lâu đời. Nơi đây còn bảo lưu được nhiều nét văn hoá dân gian độc đáo. Trung tâm lễ hội xưa được tổ chức tại khu di tích đình Vồng với quy mô lớn, lực lượng chính là 4 xã Song Vân, Việt Ngọc, Ngọc Vân, Lam Cốt. Xưa hội đình Vồng được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng và ngày 9,10,11 tháng 9 âm lịch. Trong ngày hội, người ta tổ chức tế lễ, rước sách và các môn thi, các trò chơi dân gian. Đám rước trong hội đình Vồng được diễn ra với nghi thức trọng thể. Ngày 15 tổ chức rước 17 đạo sắc từ nhà để sắc ở làng Vân Cầu về đình. Đi đầu đoàn rước là một người đóng tướng. Người này phải được lựa chọn kỹ theo từng năm. Khi rước sắc về đến đình thì tổ chức tế lễ long trọng. Trong hội đình Vòng xưa có tục tế ngựa rất uy nghiêm, có nhiều trò chơi, nhiều môn thi đấu thể thao dân gian giàu tính thượng võ như: Múa võ, vật, đua ngựa, bắn cung, bắn nỏ, bắn phết và nhiều trò chơi dân gian chọi gà, thi thả diều, thi thổi cơm, chạy chữ...Hội đình Vồng được tổ chức long trọng, vui vẻ trong ba bốn ngày đêm. Ở hội đình Vồng ngoài việc diễn các tích trò còn tổ chức thi hát đối đáp giữa các gánh hát trong vùng và các nơi khác đến biểu diễn khiến không khí lễ hội càng thêm hấp dẫn. Lễ hội đình Vồng còn góp phần không nhỏ trong việc giáo dục các thế hệ con cháu hôm nay phải biết giữ gìn đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của các bậc tiền nhân để lại. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TÂN YÊN

Bắc Giang 256 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Khu lưu niệm danh nhân Hoàng Hoa Thám

Làng Trũng, thuộc xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên là một làng cổ gắn liền với biết bao kỷ niệm về người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám từ thời niên thiếu đến khi trưởng thành. Nơi đây, xưa kia từng là nơi đánh trận giả chơi trốn tìm của Hoàng Hoa Thám, nay lại là nơi tôn thờ, tưởng niệm ông- người có công lớn với quê hương Bắc Giang, với đất nước Việt Nam. Mỗi khi nói đến làng Trũng, người ta thường nhắc đến khu di tích lưu niệm danh nhân Hoàng Hoa Thám. Khu di tích cách thành phố Bắc Giang khoảng 20km về phía tây-bắc. Đây là quần thể di tích bao gồm các công trình như: đình, đền, chùa, điếm, nơi ở và khu mộ thân tộc Hoàng Hoa Thám. Theo truyền miệng của các cụ địa phương được biết: Đình Trũng khi xưa được cụ Hoàng Hoa Thám xây dựng ban đầu ở Tân Châu (Trũng Ngoài). Sau đó cụ Thống Luận đã di chuyển đình về Trũng Trong, liền kề phía trước chùa Trũng. Đình xưa bao gồm toà tiền đình ba gian nối với hậu cung một gian tạo thành bố cục hình chữ đinh (J). Đình Trũng xưa có 2 đạo sắc do các đời vua nhà Nguyễn phong cho Thành hoàng làng là Cao Sơn và Quý Minh Đại Vương. Sau khi Hoàng Hoa Thám mất, để tỏ lòng thành kính và trân trọng đối với người anh hùng dân tộc, nhân dân địa phương đã tôn thờ ông ở trong đình cùng với Thành hoàng làng. Trải qua thời gian và chiến tranh, đình Trũng bị xuống cấp hư hỏng nặng. Nay chỉ còn nền móng ở phía trước chùa Trũng. Sau khi Hoàng Hoa Thám bị sát hại, để tỏ lòng biết ơn và thành kính đối với vị tướng tài ba, nhân dân làng Trũng đã xây dựng ngôi đền làm nơi tưởng niệm, ở gần kề bên khu di tích đình, chùa làng Trũng. Từ khi xây dựng cho tới nay, đền thờ được nhân dân thường xuyên quan tâm, tu sửa, mua sắm các đồ thờ, tạc tượng Đề Thám… để lưu truyền hậu thế. Đền thờ Hoàng Hoa Thám hiện nay ở phía trước khu di tích đình, chùa Trũng, ngoảnh nhìn hướng Đông Nam. Đền thờ Hoàng Hoa Thám gồm ba gian theo bố cục hình chữ nhất. Bên trong gian chính giữa bài trí một pho tượng Hoàng Hoa Thám được đúc bằng đồng cao 150cm, bên tường hồi trái treo một bức tranh của gia đình cụ Đề Thám và các con tại đồn Phồn Xương. Theo các nguồn tư liệu lịch sử cho biết: Hoàng Hoa Thám hay còn có tên gọi là Đề Thám. Cha là Trương Văn Thân, quê gốc ở làng Dị Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho có truyền thống thượng võ và yêu nước. Cả cha và mẹ đều tham gia vào cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn nên bị nhà Nguyễn sát hại. Lúc này, ông cải họ là họ Đoàn, tên Nghĩa và được ông chú nuôi dưỡng đem đi trốn khỏi sự truy lùng của triều đình và cải tên là Thiện. Quanh quẩn ở vùng Sơn Tây sợ không thoát được nên chú cõng cháu chạy về làng Trũng, xã Ngọc Châu, phủ Yên Thế ở. Một lần nữa cải họ là họ Hoàng và đặt tên mình là Quát, tên cháu là Thám. Từ đó dân làng Trũng vẫn cho là hai bố con chứ không ai biết đó là hai chú cháu. Vì nhà nghèo nên ông Quát phải cho cháu vào làm con nuôi nhà ông Lý trong làng, còn mình làm nghề thợ thêu kiếm sống. Mặc dù vậy nhưng quãng đời niên thiếu cho đến khi trưởng thành, Hoàng Hoa Thám đã gắn liền với những kỷ niệm của làng Trũng và vùng Yên Thế. Sinh ra trong bối cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm, sống trong một địa phương có nhiều thủ lĩnh nổi lên chống giặc và đóng giữ những nơi hiểm yếu đã ảnh hưởng không ít đến cuộc đời của Hoàng Hoa Thám. Chính vì thế mà dân trong vùng Yên Thế cho đến nay vẫn còn nhớ và kể khá rõ từng mẩu chuyện về thời niên thiếu cũng như lúc trưởng thành của Hoàng Hoa Thám. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 286 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền Gốc Khế

Trong hệ thống Di tích quốc gia đặc biệt của huyện Tân Yên, Đền Gốc Khế là một trong những di tích tiêu biểu. Di tích nằm gần ngã tư Nhã Nam, phía sau là Đồi Phủ nó liên quan mật thiết trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Di tích này xuất hiện muộn, chừng những năm đầu của thế kỷ XX. Khi mới được xây dựng, đền có quy mô vừa phải gồm 3 gian tiền tế và 2 gian hậu cung, các cấu kiện kiến trúc được làm bằng gỗ tứ thiết chắc khỏe. Theo thời gian trước sự tàn phá của thiên tai, chiến tranh, ngôi đền xuống cấp và được tu sửa, tôn tạo nhiều lần. Đền Gốc Khế có bình đồ kiến trúc hình chữ đinh gồm 1 tòa tiền tế 3 gian và 1 gian hậu cung, kết cấu khung mái bằng gỗ, lợp ngói mũi, kèo kìm trốn cột, quá giang gác tường. Trong đền còn bảo lưu được một số đồ thờ tự như: Bát hương, mâm đài, cây đèn, hộp đựng trầu thờ bằng gỗ. Hệ thống tượng thờ trong đền là những pho tượng cổ bằng gỗ với lối tạo tác đặc trưng tượng thời Nguyễn. Do nằm ngay cạnh đình chùa Nam Thiên và trong khu vực Đồi Phủ nên trong cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, ngôi đền này lưu giữ nhiều sự kiện lịch sử trên vùng đất thượng du của Yên Thế xưa và Tân Yên ngày nay. Giai đoạn 1892-1894, đền Gốc Khế từng là địa điểm để tổ chức nhiều cuộc họp giữa những tướng lĩnh của Hoàng Hoa Thám như: Đề Công (Tạ Văn Công), Đề Nguyên (Tạ Văn Nguyên), Đề cần (Tạ Văn Cần), Thống Ngò (Tạ Văn Khấu), Quản Khối (Giáp Văn Khối). Qua những cuộc họp này đã đi đến thống nhất đưa ra những sách lược, chiến lược quan trọng, mang tính quyết định nhằm đi đến một mục tiêu duy nhất là đánh đuổi thực dân Pháp. Hàng năm, vào ngày 15, 16 tháng Giêng, nhân dân Nhã Nam tổ chức lễ hội tôn vinh Thánh Mẫu, và ghi nhớ công lao của Trần triều Đại vương Trần Quốc Tuấn. Đồng thời, lễ hội còn là hoạt động để tri ân các vị tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã anh dũng hy sinh thân mình để bảo vệ sự bình yên của nhân dân. Trong những ngày lễ hội có tổ chức tế lễ, rước sách cùng các trò chơi dân gian độc đáo và những hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian phong phú, thu hút nhân dân ở khắp các vùng nô nức kéo về dự hội. Đền Gốc Khế, cái tên rất dân giã. Quy mô không lớn nhưng ẩn chứa nhiều điều thú vị và là chứng tích quan trọng trong một thời đoạn lịch sử của Nhã Nam. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TÂN YÊN

Bắc Giang 279 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt Mở cửa

Nghĩa địa Pháp

Từ năm 1885 trở đi, phong trào Khởi nghĩa Yên Thế phát triển mạnh nên thực dân Pháp lập một hệ thống đồn bốt để chống lại phong trào khởi nghĩa do Lương Văn Nắm, sau đó là Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Chúng đã lập các đồn Nhã Nam, Bỉ Nội, Cao Thượng, Bố Hạ... từ đó tổ chức các cuộc hành binh càn quét đàn áp nghĩa hành quân của Pháp đã đụng độ với nghĩa quân Yên Thế ở nhiều làng xã và nhiều khu căn cứ như trận làng Mạc (1885), trận làng Sặt (1889), trận Cao Thượng (1890), trận Hố Chuối (1890- 1891), các trận dọc bờ sông Sỏi thuộc các khu: Đồn Hom, Khám Nghè, Đề Trung, Đề Truật, Thống Phức, Đề Lâm (1892) Phồn Xương, Đồn Đền, Rừng Phe (1909), Ngàn Ván (1911)... Trong các trận đó, chúng đã phải chịu nhiều thất bại, nhiều tên giặc bị tiêu diệt mà vẫn không dập nổi phong trào. Những tên sỹ quan, binh lính Pháp, Việt bị chết trong các chiến dịch bởi các lối đánh của nghĩa quân đã được đem về chôn tại các nghĩa địa ở Vôi (Lạng Giang), Bố Hạ (Yên Thế), Nhã Nam (Tân Yên)... Nghĩa địa của Pháp ở Nhã Nam là một trong những nghĩa địa được hình thành như vậy. Nghĩa địa Pháp hiện nay thuộc xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, cách thành phố Bắc Giang khoảng 23km về phía Tây Bắc. Từ năm 1885 trở đi, phong trào Khởi nghĩa Yên Thế phát triển mạnh nên thực dân Pháp lập một hệ thống đồn bốt để chống lại phong trào khởi nghĩa do Lương Văn Nắm sau đó là Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Chúng đã lập các đồn Nhã Nam, Bỉ Nội, Cao Thượng, Bố Hạ... từ đó tổ chức các cuộc hành binh càn quét đàn áp nghĩa hành quân của Pháp đã đụng độ với nghĩa quân Yên Thế ở nhiều làng xã và nhiều khu căn cứ như trận làng Mạc (1885), trận làng Sặt (1889), trận Cao Thượng (1890), trận Hố Chuối (1890- 1891), các trận dọc bờ sông Sỏi thuộc các khu: Đồn Hom, Khám Nghè, Đề Trung, Đề Truật, Thống Phức, Đề Lâm (1892) Phồn Xương, Đồn Đền, Rừng Phe (1909), Ngàn Ván (1911)... Trong các trận đó, chúng đã phải chịu nhiều thất bại, nhiều tên giặc bị tiêu diệt mà vẫn không dập nổi phong trào. Những tên sỹ quan, binh lính Pháp, Việt bị chết trong các chiến dịch bởi các lối đánh của nghĩa quân đã được đem về chôn tại các nghĩa địa ở Vôi (Lạng Giang), Bố Hạ (Yên Thế), Nhã Nam (Tân Yên)... Nghĩa địa của Pháp ở Nhã Nam là một trong những nghĩa địa được hình thành như vậy. Nghĩa địa Pháp hiện nay thuộc xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, cách thành phố Bắc Giang khoảng 23 km về phía Tây Bắc. Nghĩa địa Pháp được đặt trên một sườn đồi nhỏ xưa kia thuộc đất làng Lã ở Nhã Nam. Làng này đã bị quân Cờ Đen tàn phá phiêu dạt hết. Trong khu đất của nghĩa địa có nhiều mộ và được chia làm hai loại: Loại thứ nhất là mộ xây bằng đá khối vuông và chữ nhật. Đây là loại mộ dành cho sỹ quan. Loại thứ hai là mộ binh lính đắp đất có bia đá. Trong số các mộ sĩ quan Pháp đó có hai ngôi mộ được xếp bằng các phiến đá xanh vuông và các phiến đá chữ nhật trên đó có khắc chữ Pháp. Tất cả các ngôi mộ của nghĩa địa này nay đã bị san phẳng không còn dấu tích mộ. Chỉ còn các phiến đá to nặng vương vãi trong làng bên đồi. Ớ Bảo tàng Bắc Giang đã sưu tầm được một tấm bia ghi rõ người chôn ở đây là Nguyễn Văn Tố bị chết ở Hố Chuối (1890-1891), tấm bia nhỏ này cho biết đó là binh lính Việt được chôn đắp mộ đất. Những khối đá xanh ốp mộ rất lớn và nhiều kích cỡ. Có hai khối đá vuông trên đó người ta đã tạc hai vòng tròn ở hai bên tượng trưng cho cành ô liu được bó bằng một băng lụa. Đó là biểu tượng của người Pháp dành cho người đã chết vì đất nước Pháp. Mặt chính diện có khắc nhiều chữ ghi tên tuổi, lý do của kẻ chết trận ở Yên Thế. Nghĩa địa Pháp, đồi Phủ trở thành địa điểm ghi dấu những sự kiện mà trong lịch sử Yên Thế - Tân Yên ngày nay không thể không nhắc tới. Nó là một bằng chứng góp phần làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu thêm về phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo và hiểu về thời kỳ Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nơi đây chính quyền địa phương đã cho dựng bia ghi dấu sự kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở bên đồi Phủ để giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TÂN YÊN

Bắc Giang 264 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình làng Chuông

Đình làng Chuông là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lớn của làng Chuông xưa, nay là thôn Tiến Phan, thị trấn Nhã Nam. Theo các tài liệu, hiện vật còn lại trong di tích, các nhà nghiên cứu đã xác định đình làng Chuông là một ngôi đình cổ được khởi dựng thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Ngôi đình tọa lạc trên khuôn viên đất rộng, cao thoáng ở trung tâm làng Chuông. Bố cục mặt bằng di tích được làm theo lối kiến trúc hình chữ đinh gồm 7 gian tiền đình và hai gian hậu cung, ngoảnh hướng Nam. Đình tôn thờ đức Thánh Cao Sơn, Quý Minh đại vương và Trấn Giang Đô Thống. Ngoài ra đình cũng thờ Nàng Giã Đại Thần - một vị nữ tướng của hai Bà Trưng. Sau này vào thời Nguyễn, đình còn thờ một vị phúc Thần là người con của quê hương Nhã Nam, đó là ông Nguyễn Đức Hiên đã công đức tiền của tu sửa đình. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Hoàng Hoa Thám đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng, bàn việc tổ chức những trận đánh lớn chống thực dân Pháp xâm lược và tay sai tại đình làng Chuông. Làng Chuông còn là nơi sinh ra Dương Văn Truật còn gọi là Đề Hậu - một trong những vị tướng tài giỏi, giữ vai trò chủ chốt trong phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Ông có tài bắn cung bách phát - bách trúng khiến bọn giặc Cờ Đen do Ngô Côn cầm đầu và sau này là thực dân Pháp và bè lũ tay sai phải kinh hoàng, khiếp sợ khi nhắc đến tên ông. Khi Lương Văn Nắm (Đề Nắm) - người làng Hả giương cao ngọn cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp, Dương Văn Truật gia nhập nghĩa quân, trở thành một trong những vị tướng giỏi giúp Đề Nắm và sau này là Đề Thám tổ chức nhiều trận đánh, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất. Đình làng Chuông vừa được trùng tu và khánh thành vào ngày 26.10.2023. Bố cục hình chữ đinh, với kết cấu tiền đạo hậu đốc, đại bái 5 gian, hậu cung 3 gian cùng các hạng mục phụ trợ khác. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TÂN YÊN

Bắc Giang 271 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Dương Lâm

Đình Dương Lâm được xây dựng trên một khu đất ráo đẹp đẽ của làng Dương Lâm, xã An Dương, huyện Tân Yên. Đây là ngôi đình cổ thời Lê, xưa tọa lạc ở khu đất Bãi Đình. Vì lý do giặc giã nhiều, nên Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế đã bàn với dân làng di chuyển đình về khu đất giữa làng như hiện nay, để tiện trông nom và cũng dễ bề hoạt động. Dương Lâm cũng là quê hương Quận công Dương Đình Bột, Dương Đình Tuấn, Dương Đình Cúc thời Lê - Mạc, Lê Trung hưng và thời Nguyễn. Trong đó Dương Đình Cúc dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, ngay tại đình làng mình. Ông kéo quân lên xây dựng căn cứ khởi nghĩa ở núi Hàm Rồng thuộc Đức Lân, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) vào năm 1826. Nghĩa quân đã hoạt động khắp các huyện Yên Thế, Hữu Lũng, Võ Nhai, Phú Bình, tổ chức nhiều cuộc đánh du kích làm quân triều đình khốn đốn. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm. Mùa xuân năm 1846 Đề Cúc và các tướng lĩnh về dự hội làng Lềnh ở chân núi Hàm Rồng thị bị quân triều đình phục kích, hai bên đánh nhau quyết liệt hai tướng của Dương Đình Cúc bị chết, ông bị thương, chạy đến đầu làng Lan Thượng thì bị chết. Dân làng thương tiếc an táng ông về lập miếu thờ gọi là Dương Đình Cúc. Sau đời Dương Đình Cúc khởi nghĩa, làng Dương Lâm nổi lên ông Dương Văn Hậu (còn gọi là cụ Cai Hậu) là người giúp Hoàng Hoa Thám rất đắc lực từ 1885-1895. Truyền tích về cụ Cai Hậu còn rất nhiều ở Dương Lâm. Để đảm bảo an toàn cho các tướng lĩnh và nghĩa quân Yên Thế, cụ Cai Hậu đã cho đào một hầm bí mật từ hậu cung đình Dương Lâm xuyên ra bờ ao rồi đi nơi khác. Đến nay dấu vết vẫn còn. Suốt trong cuộc Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp kéo dài 30 năm trời, nhiều trai làng Dương Lâm đã ra nhập nghĩa quân Yên Thế như: Dương Văn Cảnh, Dương Văn Hành, Dương Văn Đôi, Dương Văn Vạn... lập nhiều chiến công ở trận Trại Cốt (Yên Thế) Yên Phụ (Yên Phong) Đông Lỗ (Hiệp Hoà) Hố Chuối, Đồn Hom (Yên Thế)... Trong những năm tháng ấy, đình Dương Lâm là nơi đi về của nghĩa quân. Làng Dương Lâm vẫn là pháo đài vững chắc của nghĩa quân Yên Thế ngay trước dinh phủ của Pháp và tay sai ở Nhã Nam. Cũng trong thời gian ấy, Đề Thám đã gửi con trai cả của mình đến Dương Lâm học cụ Cai Hậu. Điều đó chứng tỏ tình cảm rất thân thiết giữa nghĩa quân với làng Dương Lâm. Từ khi đình chuyển về giữa làng, Đề Thám lại cùng cụ Cai Hậu đã trồng cây Dã Hương ở trước sân đình làm kỷ niệm. Cây Dã Hương sau này trở thành cây cổ thụ tỏa bóng mát che nắng cho dân làng và ru mãi những bài ca đẹp về lịch sử làng Dương Lâm. Đáng tiếc là nó đã không còn trong năm gần đây. Do không làm gì nổi nghĩa quân Yên Thế, thực dân Pháp và tay sai kéo về Dương Lâm tra khảo cụ Cai Hậu. Song vốn là người gan góc nhất làng và hết lòng vì nghĩa quân Yên Thế, chúng đã không khuất phục được con người của cụ Cai Hậu. Thời kỳ hòa hoãn lần thứ hai với thực dân Pháp (1897-1909) cụ Đề Thám thường về thăm Dương Lâm, thăm đình Dương Lâm với một tình cảm đặc biệt. Đình Dương Lâm chứa đựng những giá trị văn hoá, giá trị lịch sử đáng trân trọng là biểu tượng đẹp đẽ của Dương Lâm và là nơi tưởng niệm các anh linh đã vì mảnh đất này mà gây dựng, mà chiến đấu. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TÂN YÊN

Bắc Giang 295 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Chùa Nam Thiên

Nhân lễ hội Đình Phố, thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận chùa Nam Thiên là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt. Đây là di tích nằm trong hệ thống di tích cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Chùa Nam Thiên (còn gọi là chùa Phố) xây dựng năm 1882 (nay thuộc thị trấn Nhã Nam ). Cổ xưa chùa thuộc làng Cầu. Khi làng Cầu bị giặc Cờ Đen triệt hạ cuối thế kỷ XIX, chùa do làng Chuông kiêm quản. Từ năm 1885 thực dân Pháp lập đồn Nhã Nam và đặt phủ lỵ tại đây thì chùa chuyển về phố. Chùa Phố - Nam Thiên tự nằm bên Đồi Phủ, chứng kiến những sự kiện quan trọng liên quan tới phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Tháng 1-1989 di tích chùa Phố - Nam Thiên tự được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Ngày 10-5-2012, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Di tích chùa Phố - Nam Thiên tự là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt. Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao như: thi nấu cơm, thi đấu cầu lông, trò chơi dân gian, tết trồng cây... thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia./. NGUỒN: INET

Bắc Giang 277 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Nội

Đình Nội thuộc xã Việt Lập. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đình được xây dựng từ thời Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1719) trên gò đất nổi thuộc cánh đồng trung tâm làng. Đình do dân 3 giáp: Tây, Mỹ, Trong của Làng Nội xây dựng nên dân gọi là Đình Nội. Hiện này Đình Nội, thuộc làng Nội Hạc, xã Việt Lập. Đình được xây dựng từ thời Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1719) trên gò đất nổi thuộc cánh đồng trung tâm làng. Đình do dân 3 giáp: Tây, Mỹ, Trong của Làng Nội xây dựng nên dân gọi là Đình Nội. Đình Nội được xây dựng ở một gò đất cao thuộc đất giáp Trong giữa làng Lý và làng Nội hiện nay. Đình do dân ba giáp: Tây, Mỹ, Trong của làng Nội xây dựng nên dân cũng gọi là đình Nội. Khi đình làm xong dân đặt tên là "Tiên Đình" hai chữ ấy được viết ra chữ Hán rồi xây biển trên bờ nóc cho khắc đắp nổi để ai cũng nhìn thấy. Thông thường ở các nơi, cứ khi làm xong đình thì dân cho khắc bia ghi chép việc xây dựng đình để lại cho đời sau biết việc tiền nhân đã làm. Thế nhưng ở làng Nội xưa các cụ lại không làm thế mà căn cứ những ai đóng góp gì thì cho thợ mộc đục ngay lên gỗ ấy - bất di bất dịch - Thế là đình Nội có một bản lai lịch rõ tới từng chi tiết mà không đình nào có được. Đình Nội làm nên để thờ Thánh Cao Sơn – Quý Minh, khoảng thế kỷ XIX trong vùng có giặc Cờ Đen – quân Cờ Đen kéo về quấy phá tàn sát nhiều làng, xã ở Yên Thế. Làng Nội bị chúng đánh phá, dân làng chống lại không nổi nhưng cũng hạ được nhiều tướng Tàu ở ngay cạnh đình. Dân làng nội bị bắt đi, bị mất tích..làng xóm tiêu điều sơ xác. Ngôi đình không bị tàn phá nhưng đã chứng kiến những sự kiện tàn sát đó. Tình hình đó kéo dài đến cuối thế kỷ XIX dân làng không hiểu cho rằng tại hướng đình nên trong làng lục đục mất đoàn kết. Đến khi Hoàng Hoa Thám đứng lên cầm quân chống pháp, có quan hệ mật thiết với làng Nội, nghĩa quân thường qua lại nơi đây họp bàn với các Cụ Đốc Tuân (làng Lý), Chánh Hạch (Làng Nội), Tổng Lò (Văn Miếu)…biết chuyện hướng đình, Đề Thám với uy tín của mình đứng ra xoay lại hướng đình cho làng Nội. Đình Nội là một trong những ngôi đình lớn của huyện, hiện vẫn giữ được dáng vẻ và kiến trúc cổ xưa. NGUỒN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TÂN YÊN

Bắc Giang 286 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Đông Trước

Đình Đông Trước thuộc địa phận thôn Đông Trước, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) có nhiều nét độc đáo, được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 2014. Đình Đông Trước là công trình tín ngưỡng của nhân dân thôn Đông Trước, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa. Đình Đông Trước có niên đại khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) và được trùng tu vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Đây là công trình tín ngưỡng tiêu biểu của nhân dân địa phương được dựng lên làm nơi thờ các vị Thành hoàng làng Cao Sơn, Quý Minh Đại Vương và Bạch Tượng. Hai vị Cao Sơn, Quý Minh vốn là thuộc tướng thời vua Hùng Vương thứ 18, có công giúp vua Hùng Duệ Vương (thế kỷ III TCN) phá tan giặc Thục Phán đến xâm lăng. Bạch Tượng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (thế kỷ X) thống nhất đất nước. Đình Đông Trước có bố cục theo lối “tiền nhất hậu công” gồm tòa tiền đình, tòa đại đình, dải ống muống và hậu cung. Di tích là công trình có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, mang nét đặc trưng của hai nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung Hưng-Nguyễn. Trong di tích hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý như: 5 tấm bia đá thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn (bia Hậu Thần được lập sớm nhất tại đình vào năm 1722 niên đại Bảo Thái thứ 3, muộn nhất vào năm 1916 niên đại Khải Định); kiệu thờ, bản văn, 4 ngai thờ thời Nguyễn, chấp kích, đài thờ, mâm bồng, nhang án, chiêng đồng, bát hương... Trong đó, 5 tấm bia đá thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn khắc văn tự Hán với nội dung ghi về việc lập Hậu Thần, việc công đức tu sửa đình... có ý nghĩa tích cực trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử di tích và một thời kỳ đã qua của nhân dân trong vùng nói riêng và của dân tộc nói chung. Đình Đông Trước là nơi thờ các vị Đức thánh Cao Sơn, Quý Minh Đại Vương, Bạch Tượng làm Thành Hoàng làng. Hai vị Cao Sơn, Quý Minh vốn là thuộc tướng thời vua Hùng Vương thứ 18, có công giúp Hùng Duệ Vương (thế kỷ III TCN) phá tan giặc Thục Phán đến xâm lăng, mang lại bình yên cho đất nước. Công lao của các ngài được các sử thần xưa biên ghi trong quốc sử, ngọc phả, thần tích, sắc cho nhân dân nhiều nơi lập đình, đền thờ phụng, trong đó có đình Đông Trước, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa. Bạch Tượng vốn là người ở châu Hoan (tỉnh Nghệ An ngày nay). Vào thế kỷ X, khi Đinh Bộ Lĩnh dấy quân ở Hoa Lư, ông đem quân đến giúp sức dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, về già ông đem quân về Động Phỉ rồi qua đời ở đó. Vì có công với dân, với nước nên ông được tôn thờ trong các đình làng. Đình Đông Trước là công trình kiến trúc cổ kính được khởi tạo vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII), trùng tu lớn vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Trải qua hơn 200 năm, nhiều mảng chạm trổ, điêu khắc điển hình cho nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn hiện vẫn còn được bảo lưu tại di tích. Chính quyền cùng nhân dân địa phương luôn quan tâm, ý thức ghi giữ, tu sửa tôn tạo ngôi đình thêm khang trang, tố hảo nhưng vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính, uy linh. Trong di tích hiện nay còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý rất có giá trị: 5 tấm bia đá thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn, ngai thờ, bảng văn, sắc phong, chấp kích, kiệu thờ, bát hương, nhang án... Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi đình hiện vẫn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, nơi tổ chức lễ hội truyền thống của người dân thôn Đông Trước. Trong ngày hội tổ chức nhiều trò chơi dân gian cổ truyền mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc: Chọi gà, đánh đu, kéo co... Bên cạnh đó vào những ngày rằm, mồng một và khi làng diễn ra sự kiện trọng đại thì người dân đều đến ngôi đình làng thắp nén hương thơm thành tâm dâng lên Thành Hoàng làng cầu cho vạn vật tốt tươi, người người khỏe mạnh, bình an. NGUỒN: Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 324 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình thôn Nguyễn

Đình thôn Nguyễn: được khởi tạo thời Lê. Đình nhìn về hướng Nam, thờ thánh Tam Giang và Quận công Nguyễn Đình Chính. Vị trí đình và chùa gần nhau, theo lối đình trước chùa sau “Tiền Thánh, hậu Phật”. Đình có bố" cục hình chữ Đinh (T) với 3 gian tiền tế, 2 gian chái, 3 gian hậu cung - kiểu thượng con chồng đấu kê trụ giá chiêng, hạ con chồng cốn kê. Các bức cốn, kẻ hiên, đầu dư trên cột được chạm khắc tinh xảo. Trong đình có đồ thờ: kiệu bát cống, kiệu song hành, tàn lọng, chấp kích, bát bửu, chiêng chông, long ngai, bài vị, ngọc phả, bia đá... Ngày 31/10/2013, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3825/QĐ-BVHTTDL xếp hạng đình Nguyễn là di tích Lịch sử - văn hóa. NGUỒN: TRAVEL NEWS

Bắc Giang 350 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Chợ Vân

Đình Chợ Vân xưa thuộc tổng Hoàng Vân, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc, nay thuộc thôn Hoàng Liên, xã Hoàng An (Hiệp Hòa). Đình được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) và được tu sửa ở thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Đình chợ Vân được hạ giải vào năm 1984. Thời kỳ vận động Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại đình Chợ Vân diễn ra nhiều cuộc mít tinh, tuyên truyền lớn do cán bộ cách mạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện. Trên đà thắng lợi ở Xuân Biều (xã Xuân Cẩm) và Trung Định (xã Mai Trung), nhân dân vô cùng phấn khởi, khí thế cách mạng sục sôi, uy thế của Mặt trận Việt Minh ngày càng nâng cao. Tại đình Chợ Vân, ngày 15/3/1945, đồng chí Lê Thanh Nghị, khi ấy là Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ và đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh, Bí thư Ban cán sự tỉnh chỉ đạo Chi bộ Hoàng Vân và Mặt trận Việt Minh địa phương tổ chức cuộc tuyên truyền vào ngày chợ phiên nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. Nội dung cuộc diễn thuyết nêu rõ tinh thần cơ bản của Nghị quyết hội nghị Ban Thường vụ Trung ương (9/3/1945). Các đồng chí đã phân tích tình hình thế giới, trong nước, chỉ rõ kẻ thù chính của nhân dân ta trước mắt lúc này là phát xít Nhật và phát động quần chúng phá kho thóc của Nhật, Pháp giải quyết nạn đói. Tiếp đó, để biểu dương lực lượng, ngày 16/3/1945, Ban cán sự tỉnh tổ chức cuộc mít tinh lớn tại đình Chợ Vân. Sau cuộc mít tinh, tự vệ chiến đấu, nhân dân kéo đi phá kho thóc đồn điền. Sự kiện này tác động mạnh mẽ tới phong trào cách mạng ở các vùng xung quanh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước. Theo các bậc cao niên và lãnh đạo địa phương, gần 60 năm trước, ngôi đình là điểm dạy, học của thôn, xã. Năm 1965, 1966, trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, ngôi đình là nơi chứa các linh kiện máy móc của lực lượng phòng không không quân. Ngày 10 tháng Giêng hằng năm, địa phương tổ chức hội đình Chợ Vân. Trong ngày hội có nhiều hoạt động như hát quan họ, các trò chơi dân gian, thi đấu bóng chuyền hơi, cờ tướng, kéo co… Ngoài ra, vào ngày 10 tháng 4 âm lịch hằng năm có lễ cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng khỏe mạnh. Các nghi lễ này được khôi phục từ năm 2012 đến nay, sau 66 năm bị gián đoạn. Trải qua thời gian dài, song chợ Vân vẫn giữ được giá trị văn hóa truyền thống, trở thành nơi mua bán hàng hóa của người dân. Ngoài chiêm ngưỡng hệ thống di tích lịch sử, đến chợ Vân du khách bị cuốn hút bởi nhiều đặc sản của địa phương như trám đen Hoàng Vân, bánh chưng. Chợ họp vào các ngày 2, 4, 7, 9 âm lịch. Những năm qua, tại đình Chợ Vân diễn ra nhiều hoạt động báo công dâng Bác, kết nạp đoàn viên, đội viên, phát động lễ ra quân của đoàn thanh niên, các nhà trường... Qua đó giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, lòng yêu nước, niềm tự hào cho thế hệ trẻ. NGUỒN: Cổng thông tin điện tử UBND Xã Mai Đình

Bắc Giang 303 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Vân Xuyên

(BGĐT) - Tọa lạc tại xóm Trung, làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân (Hiệp Hòa), đình Vân Xuyên là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn thờ người có công với dân, với nước đồng thời có ý nghĩa lịch sử quan trọng thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đây là một trong 8 điểm thuộc Di tích An toàn khu II (ATK II) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Đình Vân Xuyên được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Hiện nay, đình còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc cổ, mang nét đặc trưng của ngôi đình vùng châu thổ Bắc Bộ với nhiều các hạng mục: Nghi môn, tả hữu vu, sân vườn và khu đình chính có bố cục mặt bằng kiến trúc kiểu chữ đinh (Đại đình và Hậu cung). Tòa Đại đình được tạo bởi 3 gian 2 chái với 4 mái đao cong. Bờ nóc, bờ dải xây gạch phủ vữa, chính giữa bờ nóc đắp đề tài lưỡng long chầu nhật, bốn xung quanh đình được bưng ván gỗ. Gian giữa đình tạo lòng giếng, hai bên còn lại có ván sàn gỗ. Hệ thống khung gỗ của đình được tạo bởi 6 vì, kết cấu các vì được liên kết theo lối truyền thống kiểu thượng con chồng giá chiêng, hạ con chồng đấu kê, tiền kẻ hậu bẩy, với các mảng chạm khắc mang đặc trưng phong cách thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII- XVIII). Tòa Hậu cung có 2 gian nối vuông góc với Đại đình. Hậu cung được ngăn cách bởi lớp cửa bức bàn và thượng song hạ bản. Trong Hậu cung bài trí khám thờ, hương án, sập thờ, bài vị được chạm khắc tinh xảo, sơn thếp công phu. Thời kỳ tiền khởi nghĩa, đình Vân Xuyên là địa điểm ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng: Ngày 25/2/1945, đội tự vệ làng Vân Xuyên được thành lập; ngày 15/3/1945, các đồng chí Lê Thanh Nghị, Nguyễn Trọng Tỉnh đã chỉ đạo Chi bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh ở Hoàng Vân tổ chức mít tinh tuyên truyền xung phong, tuyên bố thủ tiêu chính quyền địch, thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Vân Xuyên với sự tham gia của hàng trăm người với sự bảo vệ của các đội tự vệ chiến đấu ở Hoàng Vân, Ngọc Thành và ấp Ba Huyện; ngày 1/6/1945, tự vệ tổng Hoàng Vân cùng lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Giang đã tập trung ở đình Vân Xuyên tiến vào huyện lỵ cướp chính quyền, thành lập chính quyền cách mạng. Với giá trị lịch sử tiêu biểu, năm 1994, đình Vân Xuyên được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích quốc gia năm 1994; đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK II. NGUỒN: Báo Bắc Giang.

Bắc Giang 373 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Xuân Biều

Đình Xuân Biều là ngôi đình cổ được xây dựng lâu đời, tọa lạc bên bờ Bắc Sông Cầu thuộc thôn Xuân Biều, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa. Đình là nơi thờ Cao Sơn - Quý Minh và đức thánh Tam Giang có công đánh giặc cứu nước. Không chỉ là một ngôi đình có kiến trúc cổ, đình Xuân Biều còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật quý có giá trị nghiên cứu lịch sử, văn hóa. Trong đó giá trị đặc biệt của đình là giá trị về lịch sử, tại đình cách đây 77 năm diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cấp cơ sở đầu tiên trong cả nước theo tinh thần Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 do đồng chí Lê Thanh Nghị, Chính trị viên chỉ đạo phong trào chống Nhật tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh, Trưởng Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Giang tổ chức. Năm 1994, đình được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ATKII. Năm 2020, đình được nâng từ cấp Quốc gia lên cấp Quốc gia đặc biệt ATKII Hiệp Hòa. Do đình được xây dựng lâu đời, cùng với thời gian đã bị xuống cấp không đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, văn hoá của nhân dân địa phương cũng như công tác giáo dục truyền thống. Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự chấp thuận của các cấp có thẩm quyền, ngày 10/12/2021, đình Xuân Biều được khởi công tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí đầu tư hơn 11,1 tỷ đồng. Sau gần 1 năm thi công, ngày 7/9/2022, đình đã hoàn thành và được Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang nghiệm thu bàn giao, đưa vào sử dụng. Đình hoàn thành tu bổ, tôn tạo vẫn giữ được nét kiến trúc xưa, phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa của nhân dân địa phương, đồng thời cũng là nơi giáo dục truyền thống. Cùng đó, việc bảo tồn, tôn tạo các di tích đã và đang được các cấp ủy, chính quyền quan tâm. Di tích Quốc gia đặc biệt đình Xuân Biều được tu bổ, tôn tạo khánh thành cùng với điểm lưu niệm Bác Hồ về thôn Cẩm Xuyên được xây dựng trước đó trở thành những địa chỉ đỏ có giá trị giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, khát vọng xây dựng quê hương giàu mạnh. Tại buổi lễ, các đại biểu đã cắt băng khánh thành đình Xuân Biều. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Xuân Biều cho đại diện lãnh đạo xã, thôn. NGUỒN: Báo Bắc Giang

Bắc Giang 477 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền Y Sơn

Đền Ia tên gọi trước đây, ngày nay gọi là Đền Y Sơn. Ngôi Đền thờ Đức thánh Hùng Linh Công – Người có công dẹp giặc Ân cứu nước, được nhân dân trong vùng ngưỡng vọng, thờ phụng từ lâu đời.Đền Y Sơn thuộc xã Hòa Sơn được xây dựng dưới chân núi Ia huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Ngôi đền cách thị trấn Thắng 7 km về phía Tây. Đền nằm trong quần thể Di tích lịch sử Văn hóa Y Sơn bao gồm đền Hạ, đền Thượng, giếng Tiên và chùa.Cả đền Hạ, đền Thượng, giếng Tiên và chùa đều nằm trong quần thể gắn liền với sự tích đức thánh Hùng Linh Công, Người có công đánh giặc Ân cùng với Đức Thánh Gióng vào thời kỳ Hùng Vương thứ 6. Ngôi Đền đã được nhà nước cấp Bằng công nhận di tích lịch sử – văn hóa năm từ năm 1994. Theo các tài liệu thư tịch cổ và truyền thuyết kể lại rằng: “Vào thời kỳ Hùng Vương thứ 6, có quan trị sự xứ Kinh Bắc tên là Hùng Nhạc dòng dõi Hùng Vương. Ông đã ngoài 60 tuổi, bà ngoài 40 tuổi mà vẫn chưa có con trai. Nhân ngày đầu xuân, ông bà đi thăm Châu Lạng và vãng cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay), qua vùng núi Ia thì trời sẩm tối. Ông bà đã vào chùa Ia (Y Sơn Tây Tự) nghỉ trọ lễ phật cầu phúc. Đêm ấy xảy ra thần mộng: “Thiên thần thị ngã ứng hoài thai”.Quan bà Cao Tiên phu nhân mang thai, rồi sinh cậu con trai vào ngày 12 tháng 10 (năm Đinh Hợi), cậu được đặt tên là Hùng Linh Công. Ở tuổi 17, Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú văn võ song toàn. Đức vua nghe tin đã triệu về Kinh đô tham gia thi kén hiền tài. Hùng Linh Công đã được chọn và tỏ ra là người xuất sắc. Khi có giặc, Đức vua sai Hùng Linh Công cầm quân dẹp yên và bắt những con mãnh thú đầu đàn mang về nuôi thuần hóa để sử dụng.Khi giặc Ân xâm lược nước ta, Đức vua giao cho Hùng Linh Công ba vạn quân và phong chức Nhạc phủ thống lĩnh tướng quân cùng Đức Thánh Gióng cầm quân dẹp giặc. Sau khi đánh tan quân giặc, đất nước thanh bình, Hùng Linh Công trở lại vùng núi Ia, thấy phong cảnh non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình, Người đã đóng bản doanh tại đây và hiển thánh vào ngày mùng 8 tháng 8 Âm lịch.Sau khi Phụ thân và Mẫu thân Hùng Linh Công từ trần, Đức vua cảm kính trước câu chuyện thần mộng và công lao của Người đối với dân, với nước nên đã cho dân làng thờ hai ông bà Hùng Nhạc tại Hậu đường chùa Ia (Y Sơn Tây Tự) và phụng thờ Hùng Linh Công tại đền Ia.Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử, Di tích lịch sử – văn hóa đền Y Sơn hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật thần khí, tế khí quý hiếm như: 21 đạo sắc phong của các triều đại từ triều Hậu Lê, Tây Sơn đến triều Nguyễn, Lư hương thế kỷ thứ XV, quạt nan bằng ngà voi, voi đá, ngựa đá, hoành phi, câu đối cổ. Trên đỉnh núi Ia – nơi Hùng Linh Công hóa thánh, dân làng xây dựng đền Thượng để phụng thờ tưởng nhớ. Trước cửa đền Thượng có giếng Tiên. Tương truyền những đêm sáng trăng đẹp trời, các nàng tiên thường xuống đây múa hát, đánh cờ, chải tóc, soi gương bên giếng nước. Để bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Hùng Linh Công và song thân của Người, hàng năm vào rằm tháng Giêng Âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội, gọi là Tích hội thánh mẫu phu nhân, còn cứ 3 năm 1 lần, hội lại được tổ chức với quy mô lớn, diễn ra từ ngày 15-17 tháng Giêng Âm lịch.Cứ mỗi năm thời điểm Tết đến xuân về, nhân dân trong vùng lại rộn ràng, rục rịch cùng nhau chuẩn bị các nghi thức, phục trang cho ngày hội. Lễ hội Y Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, bà con nơi đây vô cùng phấn khởi, háo hức và chuẩn bị từ trước ngày hội hàng năm. Lễ hội Đền Y Sơn bắt đầu từ các hoạt động như lễ nghênh Thánh, rước kiệu, rước ông Mã từ đền sang chùa. Lễ dâng hương, tế lễ, khám tượng, tướng quản, kéo chữ, cốn quân, khám tướng… Đội hình lễ rước có tới hơn 200 người. Hương hoa, lễ vật dâng lên bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của dân làng đối với Đức Thánh Hùng Linh Công và song thân của Người và cầu chúc cho dân làng có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an…Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Y Sơn còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện cách mạng. Ngay từ năm 1940, trên đỉnh núi Ia đã xuất hiện cờ đỏ búa liềm của Đảng. Ngày 22/02/1940, nhân ngày hội Ia, ông Lê Hoàng – Ủy viên Trung ương Đảng xứ Bắc Kỳ đã diễn thuyết tuyên truyền cách mạng. Ngày 12/7/1945, ông Lê Quang Đạo – cán bộ cách mạng đã chủ trì tổ chức nhân dân 3 huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), huyện Phú Bình, Phổ Yên (Thái Nguyên) mít tinh biểu dương lực lượng chuẩn bị tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.. Năm 1966, dân quân xã Hòa Sơn trực chiến trên đỉnh núi Ia, dùng súng bộ binh bắn rơi 01 máy bay phản lực Mỹ và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba. Ngày nay khu di tích lịch sử văn hóa đền Y Sơn đã được tu sửa nhiều lần. NGUỒN: HIEPHOANET.VN

Bắc Giang 296 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đình Hương Câu

Đình Hương Câu, xã Hương Lâm là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu còn lại không nhiều ở Hiệp Hòa nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Ngôi đình được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 138/QĐ ngày 31 tháng 1 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch). Xét về giá trị kiến trúc nghệ thuật,có lẽ đình Hương Câu chỉ đứng sau đình Lỗ Hạnh “đệ nhất Kinh Bắc”, xã Đông Lỗ cùng huyện. Ngôi đình tọa lạc ở trung tâm làng nhìn về hướng Tây, phía trước có hồ thủy đình, xa hơn nữa là dòng sông Cầu bao bọc. Hồ thủy đình không chỉ là nơi tụ thủy, mang lại cảnh quan sinh thái mà còn là nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian trong ngày hội đình, đấu vật, đi cầu kiều, hát quan họ trên thuyền….đều diễn ra trên hồ cửa đình. Bên trái phía trước cổng đình, một cái giếng làng còn in bóng nước bên cạnh một góc chợ quê. Giếng làng có từ bao giờ không ai rõ, chỉ biết nhiều thế hệ lớp người ở đây đã rất gắn bó với những kỷ niệm tuổi thơ bên cạnh giếng làng. Một góc chợ quê cũng bày, bán mua đủ thứ món hàng sản vật của làng quê. Cũng giống như bao ngôi đình khác, cổng đình Hương Câu tạo theo lối nghi môn gồm một cổng chính xây trụ biểu có cạnh hình vuông, thân trụ biểu đắp câu đối chữ Hán nội dung ca ngợi cảnh đình và người được thờ trong đình. Đỉnh trụ biểu tạo hình cách điệu mang dáng hình quả dành. Nhiều yếu tố tạo hình, cùng với vốn văn hóa dân gian được phô diễn tại đây. Phần dưới tai trụ biểu tạo các gờ bo đường chỉ, bốn mặt đắp hình tứ linh: Long, ly, quy, phụng, bốn con vật linh mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Đình Hương Câu có tổng diện tích: 8.971m2 , khu vực nội tự đình 291,60 m2. Khuôn viên sân vườn rộng, cây xanh tỏa bóng mát. Nhìn từ xa, mái đình Hương Câu rộng, bè thấp với các đầu đao cong vút ẩn hiện trong vòm cây lá xanh tươi của làng xóm, cũng dễ nhận ra đó là một ngôi đình cổ. Ngôi đình có kiến trúc rất độc đáo, tòa đại đình trông giống như một chiếc long đình, xung quanh có hệ thống song gỗ rất thoáng đãng, hệ mái với bốn đầu đao cong. Hai mặt mái chính và hai mặt mái bên đều lợp ngói mũi hài. Bờ nóc xây tạo dải hoa chanh chạy thẳng nối hai đầu kìm nóc. Đầu kìm nóc tạo cách điệu hình đầu rồng đang há miệng ngậm chọn lấy bờ nóc. Phần đuôi rồng là một dải mảnh uốn cong tựa như vành trăng lưỡi liềm. Ngoài yếu tố tạo hình mỹ thuật, nó còn mang yếu tố đối đãi âm dương. Cha ông ta đã gửi gắm vào đó những kinh nghiệm dân gian quý báu. Con rồng là biểu tượng của vương quyền vừa là biểu tượng của mây mưa. Vành trăng lưỡi liềm cũng là biểu tượng của mưa. Đầu rồng ngậm chọn lấy bờ nóc dễ hình dung về hình tượng rồng hý thủy, đang phun nước. Và như thế sẽ tránh được hỏa hoạn xảy ra. Xét về góc độ khoa học cũng rất hợp lý, về kinh nghiệm dân gian sẽ làm cho mọi người luôn ý thức về thủy, hỏa trong đời sống. Bờ dải cũng xây tạo dải hoa chanh bắt tới khúc nguỷnh để nối với bờ guột. Bờ guột xây tạo dải hoa chanh chạy thẳng để nối với bốn đầu đao cong. Các góc đầu đao đắp hình rồng phượng cách điệu có dáng vút cong lên, ở bốn góc đầu đao đều có hình đầu rồng hý thủy như đang phun nước trên bờ guột. Bốn góc đầu đao cong vút không chỉ mang yếu tố đối đãi âm dương mà còn tạo cho ngôi đình thêm thanh thoát mềm mại. Sự tài khéo của người thợ nề thi công đình Hương Câu, họ đã đắp các bờ dải hoa chanh cứng rắn, chắc khỏe nhưng rất thanh thoát đồng thời tạo bốn góc đầu đao cong đắp các cạnh bờ dải tạo cho mái đình bay bổng mềm mại. Tòa đại đình có 3 gian, 2 chái được dựng trên nền đất cao, đứng từ xa nhìn các mái đình tạo thành hình như một chiếc thuyền lớn úp xuống bộ khung gỗ vì mái. Hệ mái rộng phẳng, cấu trúc thấp tạo cho độ dốc của mái đình lớn. Ở mặt ngoài dễ dàng quan sát thấy các đầu kẻ hiên chạy xung quanh bốn mái đình với 24 đầu kẻ. Các đầu kẻ mái hiên trước chạm khắc nhiều hơn cả. Hai đầu kẻ gian giữa chạm phủ kín cả hai mặt. Đề tài chính là hình rồng ổ, rồng mẹ, rồng con, với chi tiết rồng 4 móng, thân hình tròn, mập. Ngoài hình rồng còn có cả hình người, hình linh thú. Đầu kẻ hiên bên trái mặt trong chạm hình rồng, lại có hình bàn tay tiên nữ với các ngón tay thon dài, móng tay dài, đang nắm đao rồng. Gần phía đuôi rồng lại có hình người, mình trần, lưng thắt đai, đóng khố đang trong tư thế nằm trên sập gỗ, một tay trống gối đầu, tay kia để trên đầu gối, chân vắt chữ ngũ trông rất thoải mái, ngộ nghĩnh, mặt người được diễn tả chi tiết và toát ra một tình cảm rất hồ hởi và gần gũi. Đầu kẻ hiên bên phải cũng được chạm phủ kín với đề tài chính là hình rồng với chi tiết rồng 4 móng, một phần góc của đầu kẻ có cả hình linh thú rất ngộ nghĩnh. Hai đầu kẻ kế tiếp bên cũng được chạm dày đề tài hình rồng, đao mác và vân mây. Các đầu kẻ còn lại chạy xung quanh 4 mái đình được chạm khắc nhẹ và thưa hơn các đầu kẻ hiên mái trước. Đề tài chạm khắc chủ yếu là hình rồng mẹ, rồng con, hình đao mác, vân mây, rồng mẹ luôn há miệng ngậm lấy tàu mái. Nếu như ở một số đình khác ở làng quê Bắc Bộ, mới chớm sang thế kỷ XVIII, các mảng chạm khắc hình ảnh con người đã vắng bóng, nét dân gian chỉ còn ở các con vật gần gũi người lao động thì đình Hương Câu vẫn giữ được đầy đủ hình ảnh con người và con vật rất gần gũi, giữ được thẩm mỹ, ý thích và tình cảm của người lao động. Cảnh trai gái tình tứ bên cạnh cảnh “tứ linh, tứ quý”. Nghệ thuật mang tính chất cung đình ở đây rất xa lạ và thô cứng. Ít thấy những hình hổ phù dữ tợn, hay hình tứ linh, tứ quý một cách dập khuôn mà thay vào đó là những hình ảnh rất đời thường, gần gũi mà tràn đầy sức sống dân gian. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 294 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Lăng họ Trần

Lăng họ Trần được xây dựng từ thời Lê (cách đây khoảng hơn 200 năm), là công trình kiến trúc nghệ thuật chạm khắc có giá trị độc đáo. Giá trị chủ yếu của khu lăng này là nghệ thuật chạm khắc đá, bởi toàn bộ công trình trong lăng đều được xây cất bằng đá ong, đá xanh. Từ nhà lăng, am nhỏ che ban thờ và tượng từng vũ sĩ, đến các hiện vật ở đây đều rất phong phú đa dạng và chứa đựng nội dung nghệ thuật rất sâu sắc. Đó là hệ thống hiện vật được cấu tạo bằng đá như: Bia, câu đối, tượng các vũ sĩ, các con vật biểu tượng cũng bằng đá. Tất cả đã tạo cho khu lăng có giá trị lớn về mặt nghệ thuật dù đã trải qua bao biến thiên của thời gian, bao thăng trầm của lịch sử. Đây là nơi thờ tự danh nhân tiêu biểu của dòng họ Trần: Hai vợ chồng Quận công Trần Đình Ngọc và Quận công Trần Đình Miên nên khu lăng này không chỉ đơn thuần là nơi tưởng niệm danh nhân của riêng một gia tộc mà còn là nơi chứng kiến những sự việc trọng đại của địa phương: Các sự lệ, đình đám, tế lễ không chỉ diễn ra ở chốn đình chung mà nó còn diễn ra ở phạm vi gia tộc họ Trần, thể hiện sâu sắc tình cảm "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây" của nhân dân. Tài liệu ghi chép về các danh nhân tiêu biểu của họ Trần tuy bị thất lạc nhiều, nhưng trong chính sử quốc gia được ghi chép khá rõ ràng trong sách "Đại Việt sử ký toàn thư" (tập I, Bản kỷ lục niên 1686-1740) của Nhà Xuất bản Khoa học - Xã hội, HN, 1982. Phần nội tự của lăng họ Trần hiện nay chia thành hai phần chủ yếu: Phần thứ nhất là nhà lăng (phần mộ) gồm có 3 am nhỏ hướng của lăng nhìn theo hướng Nam, ba phía kia là dân ở. Phía trước khu lăng có ao lăng, sông máng và đường 19. Xung quanh khu vực lăng có một số mộ hợp chất (thời Lê). Trong các mộ này đáng lưu ý là có những ngôi mộ bà con gia tộc và dân thôn xưa nay vẫn gọi là "lăng hầu ông" và "lăng hầu bà". Hầu hết các mộ trên đều nằm chìm và phẳng dưới mặt đất (không có nấm bằng đất hoặc xây cất bên trên). Một số ngôi đã bị đào bới không còn nguyên vẹn. Phần thứ hai trong khu vực nội tự của lăng được xem như phần trưng bày ngoại thất của một bảo tàng. Ở đây gồm chủ yếu là các bia đá, tượng võ sĩ và các con vật biểu tượng như sấu đá, ngựa đá. Các hiện vật này được xây dựng thành hai hàng dài chạy dọc theo khu lăng, ngoài cùng là hai ông ngựa đá chầu vào nhau. Trước đây những tượng võ sĩ đều có mái che như những am nhỏ. Hiện nay, các am đó đều mất và một số bia đá ở đây cũng bị thất tán, sau này mới sưu tầm lại đưa về như cũ. Toàn bộ tượng đá ở lăng họ Trần đều được chạm khắc rất công phu, nghệ thuật điêu luyện, theo phong cách thời Lê rất sinh động, rõ nét và độc đáo. Mỗi vũ sĩ có một sắc thái riêng và thể hiện nội tâm khác nhau nhưng đều toát lên vẻ uy nghiêm của những tiêu binh đứng canh giữ dinh thự (phần mộ) của chủ tướng mình. Lăng họ Trần là di tích ngoài trời, không có những công trình nhà cửa xây cất như những công trình văn hoá là đền hay đình, chùa. Bởi vậy, các hiện vật có liên quan đến khu lăng, ngoài những thứ ở tại khu vực của nó còn phải kể đến những hiện vật được lưu giữ trong gia tộc và làng xã ở đây. Những bia đá câu đối đá ở đây là những tài liệu, hiện vật cực kỳ quý báu, có vai trò quan trọng trong công việc nghiên cứu về lịch sử gia tộc, các danh nhân họ Trần và quá trình xây dựng, tu bổ của lăng này. Tượng người và vật ở lăng họ Trần đều có xu hướng đi tới mô tả gần với hiện thực (kích thước giống như người và ngựa thật). Hiện nay, 4 tượng vũ sĩ đã được đưa về Bảo tàng Bắc Giang để trưng bày giới thiệu cho khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan nghiên cứu. Những hiện vật vốn trước của đình Câu, nay được lưu giữ bảo quản ở điếm xóm Giữa cũng thuộc xã Lương Phong. Đó là sắc phong, văn tế, những minh chứng tin cậy về sự ảnh hưởng to lớn, sâu sắc của những danh nhân tiêu biểu trong gia tộc Trần đối với làng xã Lương Phong. Sắc phong hiện nay còn 18 đạo, đa số thuộc đời Nguyễn nhờ các sắc phong này mà nay ta mới có thể biết được đầy đủ và chính xác. Cụ thể là 5 vị sau - Đức vương linh Cao Sơn đại vương - Đức vương Quý Minh đại vương - Đức vương Diên Bình công chúa. - Đức vương trợ Linh quốc hầu đại vương. Tóm lại, lăng họ Trần là một công trình văn hoá vô cùng quý báu. Nó bao hàm giá trị cơ bản tương đồng nhau giá trị về mặt văn hoá và giá trị kiến trúc chạm khắc nghệ thuật (chạm khắc đá). Đây là công trình lăng mộ được tạo dựng từ thời Lê. Nghệ thuật chạm khắc đạt đến trình độ cao. Hiện vật là những tác phẩm điêu khắc đá ở đây rất phong phú và đa dạng, thể hiện sâu sắc tâm hồn và tài nghệ của ông cha ta từ thuở trước. Với những giá trị quý báu về lịch sử cũng như kiến trúc điêu khắc đá độc đáo của lăng họ Trần, năm 1990 Bộ Văn hoá đã công nhận khu lăng này là di tích lịch sử cấp quốc gia. NGUỒN: Khám phá di sản thiên nhiên & văn hoá Việt Nam

Bắc Giang 289 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Lăng đá Bầu

Lăng đá Bầu nằm ở thôn Cẩm Bào, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa. Nơi đây lưu giữ thi hài Quận công Ngô Đình Hoành- một vị quan võ dưới Triều Lê (Lê Thần Tông - Lê Duy Kỳ). Theo ông Ngô Đình Quyết, Hậu duệ đời thứ 13 của Quận công Ngô Đình Hoành thì do dòng họ trông nom cẩn thận nên hiện nay, lăng mộ của Quận công vẫn còn được giữ gìn khá nguyên vẹn. Lăng đá Bầu được xây dựng theo hướng Tây Nam, không gian phía trước được tạo thế hài hòa với cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, yên bình với cây cổ thụ soi bóng bên hồ nước trong xanh, rộng lớn. Trước cổng lăng là 2 đôi chó đá to ngồi chầu, cổ đeo chuông nhạc tư thế thoải mái nhưng vững chãi. Toàn thể khu tường bao quanh, cổng lăng và lăng mộ đều được xây bằng đá ong cổ kính. Cổng lăng gồm có 2 tầng, dưới là vòm cuốn được ghép bởi những phiến đá ong lớn. Bên cạnh cổng lăng, có 2 tượng võ sĩ, đứng nghiêm trang, mặc áo giáp, chân đi hia, tay nắm long đao. Qua cổng lăng, dọc đường thần đạo, lại có từng cặp tượng người, voi đứng đối xứng trầu hai bên uy nghiêm. Đôi voi được tạc rất công phu ở theo tư thế quỳ. Bên cạnh đó, đôi ngựa chiến bằng đá cũng được tạc tỉ mỉ với dáng vóc khỏe, đẹp. Tượng võ sĩ bảo vệ khu lăng mộ cũng được tạc với sự trang nghiêm, thành kính với tấm áo giáp 2 lớp dài, tay cầm chùy… Trong cùng khu lăng là phần mộ của Quận công Ngô Đình Hoành, được xây dựng bằng những khối đá ong lớn. Có thể nói, tất cả các linh vật được bố trí trong lăng đá Bầu đều toát lên vẻ uy nghi, bề thế thể hiện sự tinh tế của chủ nhân vốn là người rất kỹ lưỡng về phong cách nghệ thuật. Đồng thời, thể hiện quan niệm của người Á Đông xưa là sống trên đời chỉ là cõi tạm còn chết là về với cõi vĩnh hằng. NGUỒN: Báo Bắc Giang

Bắc Giang 296 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Lăng đá họ Ngọ

(BGĐT) - Lăng có tên chữ Hán là Linh Quang Từ, thuộc xã Thái Sơn, thờ Tướng công Ngọ Công Quế, là bậc văn võ song toàn, luôn hết mình vì dân, vì nước. Lăng được xây dựng vào năm 1697, đến năm 1714 tiếp tục được tu bổ. Lăng có bình đồ hình chữ nhật, mặt quay hướng chính Nam với diện tích khoảng 400m2.Cổng dẫn vào lăng xây kiểu vòm cuốn, hai bên cửa có chạm phù điêu hai võ sĩ cầm chùy. Phía ngoài cổng có 1 con chó đá được tạc theo phong cách hiện thực. Qua cổng, đăng đối hai bên đường thần đạo là các tượng chầu, hương án đồ thờ bao gồm: Đôi voi phục, cặp người ngựa, đôi nghê nằm. Hương án chính giữa bằng đá khá cao, hai bên có đôi nghê ngồi đầu ngẩng cao. Phía trước hương án có 2 bàn đá cao, phía sau có một bàn đá to và thấp đặt khá sát với cổng vào khu mộ dùng để đặt đồ lễ trong ngày tết. Kiến trúc khu mộ với kết cấu là một thành bằng đá muối ghép hình chữ nhật diện tích 15x12,5m, chiều cao thành đá gần 2m. Cổng mộ chạm phù điêu nổi khá cao. Trung tâm là một tháp đá hình vuông với hai tầng mái cong. Đây là nơi quản thi hài của Ngọ Công Quế. Tầng hai có cửa bốn mặt với bốn bức phù điêu hổ phù được chạm khắc khá tỉ mỉ. Theo ông Nguyễn Quang Chính, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hiệp Hòa, trong hệ thống lăng còn ở Bắc Giang, đây là khu di tích được bảo tồn nguyên vẹn nhất. Lăng được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1964. Nét khác biệt của khu lăng này là chất liệu xây dựng chủ yếu là đá muối. Tác phẩm điêu khắc ở đây phần lớn cao dưới 1m nên rất ăn nhập với tổng thể mô hình và tỷ lệ kiến trúc chung. Đáng chú ý, con cháu họ Ngọ rất quan tâm bảo tồn di sản của cha ông. Ngoài đóng góp kinh phí tu bổ, tôn tạo, còn cử người trông nom, bảo vệ khu Lăng mộ. NGUỒN: Báo Bắc Giang

Bắc Giang 282 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Lăng Dinh Hương

Lăng Dinh Hương, thuộc xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thị trấn Thắng chừng 1,5km về hướng Tây - Nam. Quần thể kiến trúc và điêu khắc đá độc đáo này có quy mô khoảng trên 300m2, xây dựng từ năm 1727, năm 1965 được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Lăng Dinh Hương là nơi an nghỉ của vị võ quan thuỷ chiến được phong tước Quận công, tên tự là La Đoan Trực. Ông sinh năm 1688. Năm 1730, triều đại Lê Duy Phường, ông được cử làm dịch quân Thị hầu, Thị đội, rồi làm Thái giám. Dưới triều đại Lê Y Tông, ông được cử hai lần đi sứ phương Bắc vào năm 1735 và 1739. Sang năm 1740, triều đại Lê Hiển Tông, ông cầm quân đi dẹp loạn ở các vùng thuộc đạo Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương. Ông mất mùng 9 tháng 6 năm Kỷ Tỵ (1749), thọ 61 tuổi. Năm 1754 vua phong ông là Phúc thần trung cẩn đại vương. Lăng được chính Quận công xây dựng tại quê nhà khi còn sống. Lăng nằm trên một quả đồi hình tròn, rộng khoảng một ha, có tường gạch bao quanh (ngày xưa là tường đá ong bao quanh). Quần thể lăng đá Dinh Hương chia làm ba phần chính: phần mộ táng ở giữa, phần thờ tự ở bên trái, phần bia ở bên phải. Tượng người và thú vật tại lăng làm bằng đá xanh, được chạm khắc rất sống động. Tượng có kích thước lớn, hình khối mập, chắc và được tỉa công phu. Qua cổng Lăng là vườn cây ăn quả, rồi đến cổng vào. Phần mộ có hai võ sỹ dắt ngựa hầu hai bên. Tường bao bằng gạch bao quanh một ngọn đồi hình tròn. Trước đây tường bao quanh làm bằng đá ong cao 2 mét, sau bị đổ nát, nay chỉ còn móng tường. Phía trước cổng, xưa có là một hồ nước xưa kia rất lớn, nhưng nay diện tích hồ bị thu nhỏ lại. Toàn khu lăng nằm trên một ngọn đồi rất hợp với phong thủy. Tượng quan hầu đứng bên trái cổng, được tạo tác công phu. Vào cổng, bên tay phải là khu sinh từ gồm hai voi nằm chầu, bàn thờ có hai con nghê ngồi chầu, tiếp theo là ngai thờ có hai quan hầu nữ đứng. Ngai thờ nhìn từ phía bên phải gồm những khối đá lớn. Có hai con nghê đá nhỏ nhắn nằm chầu, được chạm khắc tinh tế và sinh động. Lăng Dinh Hương có hai pho tượng quan hầu nữ. Hai tượng này nhỏ nhắn hơn so với các khối tượng có ở lăng, nhưng được khắc họa rất chi tiết như tượng chân dung. Hai tượng được bố trí đứng ở hai góc ngoài cửa đàn tế, quay mặt vào nhau. Đây là những tượng hầu nữ được nghệ sĩ tạo khắc có vóc dáng riêng như chép từ nguyên mẫu thật, rất sống động và ấn tượng. Quan hầu nữ bên trái bưng chiếc tráp khối hộp chữ nhật ngang bụng, bàn tay trái đỡ dưới hộp tráp, tay phải giữ ngang đầu hộp, để hở nửa bàn tay với những ngón thon dài, đẹp như vẽ. Quan nữ cầm quạt đứng hầu bên phải ngai thờ tay cầm quạt, đầu đội mũ ni có chóp nhọn như một chiếc nón nhỏ, nửa phía sau mũ có bốn lớp vải trùm kín chân tóc, phủ xuống kín tai và gáy. Phần mộ rộng khoảng 100 mét vuông, có tường đá ong dày bao quanh, là nơi lưu giữ thi hài Quận công La Đoan Trực, có hai võ quan dắt ngựa đứng canh. Cặp tượng quan hầu dắt ngựa được xem là những kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc đá. Tượng thú được coi trọng vào cách tạo khối trên thân, khiến con vật trở nên đậm chất hiện thực. Một số mảng chạm tỷ mỷ và mang tính cách điệu cao như phần yên cường, bờm con ngựa. Võ quan đeo gươm, dắt ngựa phía bên phải có mặt to, hàm rộng. Võ quan đeo gươm, dắt ngựa phía bên trái có râu dài, mặt nhỏ. Khu thờ tự gồm: hai voi nằm chầu, bàn thờ có hai con nghê to há mồm ngồi chầu, tiếp theo là ngai thờ làm từ hai khối đá lớn cùng hai quan hầu nữ và hai con nghê nhỏ chạm khắc tinh tế, sinh động. Bên trên có hệ thống đồ thờ đặc sắc, gồm: ngai thờ, nhang án, qua đường thần đạo. Phía bên phải khu mộ là nhà bia chỗ 4 cửa cuốn vòm, trong đặt bia đá ghi công trạng người được thờ được tạo vào năm 1729. Nhìn tổng quan, chất liệu tạo dựng công trình kiến trúc nghệ thuật lăng Dinh Hương chủ yếu bằng đá xanh, được đục đẽo, tỉa tót tinh xảo, là một công trình kiến trúc đồ sộ, được chạm khắc đá công phu với tài nghệ điêu luyện. Quần thể lăng mộ là công trình điêu khắc nghệ thuật đá tiêu biểu hạng nhất ở tỉnh Bắc Giang. Các cổ vật trong lăng được giữ gìn tương đối nguyên vẹn. Điểm nổi bật, độc đáo của lăng Dinh Hương là các bức tượng đồ sộ, to hơn hẳn ở các lăng mộ khác, được chạm khắc tinh tế. Theo thống kê, ở Bắc Giang đã phát hiện và công nhận 46 công trình kiến trúc đá cổ, chủ yếu là lăng đá. Hệ thống lăng đá là minh chứng của một nền nghệ thuật điêu khắc lăng mộ phát triển đến đỉnh cao và giữ vị trí quan trọng trong nền kiến trúc, điêu khắc đá cổ trong các lăng tẩm Việt Nam. Nét độc đáo nhất trong hệ thống các lăng đá ở Bắc Giang là nghệ thuật điêu khắc được thể hiện qua các bức tượng, các hiện vật đá… được các nghệ nhân dân gian xưa chế tác, mà lăng Dinh Hương là một điển hình. Đây thực sự là những tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc cổ, với những nét tinh xảo được thể hiện trong từng đường nét trên các bức tượng. Những hiện vật, tượng đá cũng góp phần tăng thêm giá trị lịch sử, giá trị văn hoá nghệ thuật của các lăng đá cổ. Lăng đá Dinh Hương là nơi tôn vinh truyền thống kiến trúc điêu khắc đá của dân tộc, thể hiện rõ ở nghệ thuật điêu khắc tượng người hay linh thú cùng đồ thờ, cũng như trang trí kiến trúc phong phú với nhiều mô típ, đồ án hoa văn sinh động thực sự điển hình cho nghệ thuật điêu khắc đá cổ Việt Nam. Với những giá trị về lịch sử văn hoá và nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, lăng Dinh Hương đã và đang hấp dẫn du khách tới tham quan. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 343 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Đền Ngọc Lâm

“Người con gái Bến Ngọc” là tên gọi một nữ tướng của Hai Bà Trưng, người có công lao to lớn giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc nhà Hán xâm lược, ngày nay lại được tôn vinh là danh nhân lịch sử dân tộc. Ở thành phố Bắc Giang có một tên đường phố mang danh Bà, Bà chính là Thánh Thiên công chúa. Đền Ngọc Lâm là di tích nằm cạnh Bến Ngọc (tên chữ là Ngọc Chử) - nơi tôn thờ tưởng niệm Thánh Thiên công chúa. Bến Ngọc còn được gọi là Ngọc Lâm, thuộc thôn Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng. “Người con gái Bến Ngọc” là tên gọi một nữ tướng của Hai Bà Trưng, người có công lao to lớn giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc nhà Hán xâm lược, ngày nay lại được tôn vinh là danh nhân lịch sử dân tộc. Ở thành phố Bắc Giang có một tên đường phố mang danh Bà, Bà chính là Thánh Thiên công chúa. Đền Ngọc Lâm là di tích nằm cạnh Bến Ngọc (tên chữ là Ngọc Chử) - nơi tôn thờ tưởng niệm Thánh Thiên công chúa. Bến Ngọc còn được gọi là Ngọc Lâm, thuộc thôn Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng. Thánh Thiên công chúa là con một gia đình dòng dõi Lạc tướng thời Thục Vương - Vì bất hợp tác với nhà Hán nên đã trốn đi ở chùa. Thuở nhỏ, Thánh Thiên đã nổi tiếng thông minh, tài khéo. Lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, tủi nhục dưới ách đô hộ của nhà Hán, từ đó người con gái này đã nuôi chí lớn rửa hận cho non sông xã tắc. Thế rồi bà tập hợp lực lượng, tích trữ lương thảo, rèn tập binh mã, lập căn cứ chờ đợi thời cơ nổi dậy. Để tăng cường lực lượng, bà đã liên minh với những người yêu nước khắp vùng Hải Dương (quê bà). Một lần khi đến thăm người cậu ở Kỳ Hợp (Lạng Giang) bà đã dừng chân ở trang Ngọc Lâm, được nhân dân đón tiếp và hết lòng ủng hộ. Bà đã bàn với cậu về kế sách đuổi giặc và lập đồn trại ở Kỳ Hợp và Ngọc Lâm. Căn cứ thành lập, và nhiều cuộc đụng độ với giặc Hán đã xảy ra, quân giặc nhiều phen phải thất bại. Một lần căn cứ Kỳ Hợp bị bao vây, căn cứ Ngọc Lâm bị phong toả . Lúc ấy nghĩa quân của Hai Bà Trưng dựng lên, hào kiệt khắp nơi kéo đến và Thánh Thiên cũng theo ngọn cờ tụ nghĩa ấy. Dưới ngọn cờ nương tử: “Đền nợ nước, báo thù nhà” của Hai Bà, Thánh Thiên công chúa đã kiên cường kề vai sát cánh cùng nghĩa binh đánh đuổi giặc Hán giành lại độc lập cho đất nước. Điên cuồng vì thất bại, nhà Hán sai viên tướng nam chính lão luyện là Mã Viện đem quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Do thất thế, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng Hát Giang tự vẫn để giữ trọn trinh tiết. Còn Thánh Thiên công chúa đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng rồi, cùng theo Hai Bà tuẫn tiết ở Bến Ngọc, chứ quyết không chịu sa vào tay giặc Hán. Ngưỡng mộ trước tấm gương trung hiếu của bà Thánh Thiên, sau khi bà mất, nhân dân đã lập đền thờ cúng ngay cạnh Bến Ngọc - nơi bà trẫm mình tuẫn tiết. Xưa di tích có quy mô rộng lớn uy nghiêm, nhưng nay không còn giữ được nguyên vẹn. Hiện di tích còn đền Thượng và đền Hạ. Đền Thượng nằm trên doi đất cao giáp sông Chín Khúc, đối diện với khu Bãi Hán. Đền gồm hai toà: Tiền tế 3 gian, kiến trúc đơn giản, bên trong đặt ban thờ. Hậu cung 3 gian nằm ở phía sau. Ban thờ có khám, long ngai, bài vị và nhiều đồ thờ khác. Đây chính là nơi tôn nghiêm phụng thờ bài vị Thánh Thiên công chúa. Sân đền lát gạch vuông, phía trước có ban thờ lộ thiên. Cảnh quan đền Thượng có cây si cổ thụ soi bóng xuống dòng Bến Ngọc đã tạo nên cảnh trí đẹp mắt. Đền Hạ cổ kính hơn, xây dựng dưới thời Lê, bị phá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nay đền được nhân dân xây dựng lại khang trang, gồm 5 gian tiền tế cao rộng và 3 gian hậu cung. Cảnh quan đền Hạ cũng rất thoáng đẹp. Phía trước có hồ nước mênh mông, lại nằm bên bờ sông Chín Khúc quanh co, tạo nên sự hài hoà giữa cảnh quan nội và ngoại thất. Đền Ngọc Lâm đã được Bộ Văn hoá Thông tin ra Quyết định số 138/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1992 công nhận là Di tích Lịch sử và cấp bằng xếp hạng di tích cùng thời gian này. Từ khi được xếp hạng, di tích đền Ngọc Lâm càng được nhân dân địa phương quan tâm bảo vệ và tu tạo./. NGUỒN: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

Bắc Giang 395 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia Mở cửa

Điểm di tích nổi bật